Đồng hành cùng 2 con độ tuổi “ẩm ương”, mẹ rút ra loạt bài học hữu ích
Sau cùng, vẫn chỉ có sự bao dung, tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái, của cha mẹ dành cho nhau, là cái có thể cứu vãn được những bất ổn tâm lý của đứa trẻ.
Trên thực tế, sau khi bước vào tuổi dậy thì, sự xuất hiện của tâm lý nổi loạn ở những đứa trẻ là bình thường. Chúng thích suy nghĩ độc lập về các vấn đề, ý thức tự chủ dần dần mạnh mẽ; bắt đầu phê phán, không chấp nhận nhiều ý kiến của người lớn. Những đứa con ở độ tuổi dậy thì luôn mặc định là có xu hướng làm ngược lại những gì mà cha mẹ mong muốn.
Ở độ tuổi ẩm ương ấy, con trẻ có những sự thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ vị thành niên không cần cha mẹ ở bên giám sát, kiểm soát mà cần người tư vấn, định hướng cho mình. Nếu phụ huynh đi “chệch” sự giáo dục này, có thể khiến cha mẹ – con cái lâm vào thế đối đầu, khó hàn gắn.
Là bà mẹ 3 con, trong đó có hai con lớn năm nay 13 và 15 tuổi, chị Lê Phương Lan (sinh năm 1980, ở Hà Nội) cũng từng trải qua những giai đoạn đầy khó khăn khi tìm cách hiểu và kết nối với các con. Từng ngày từng ngày các con biến chuyển, đến nỗi như trở thành một phiên bản khác của chính mình. Giai đoạn này con lại rất khó uốn nắn, bảo ban.
Chị Lê Phương Lan.
Chị Lan chia sẻ: “Các con có biến đổi mạnh mẽ về cơ thể, dẫn đến có những bức bối trong người, đôi khi hành động mất kiểm soát là do kết quả của việc khó chịu trong người; bắt đầu có xu hướng thể hiện cái tôi nhiều hơn hẳn so với giai đoạn tiểu học và đầu cấp 2, vì não bộ khá hoàn thiện, tư duy và vốn sống đủ để tranh biện với người lớn, bảo vệ quan điểm, cách nghĩ của bản thân”.
Bên cạnh đó, khối lượng kiến thức của lớp 7-8 là khá nặng, hơn hẳn các lớp học trước, khiến các con có áp lực học hành, điểm số. Các lớp học thêm tăng lên đột ngột để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi trọng đại vào lớp 10, dẫn đến các con có sự mất cân bằng nhất định giữa giờ học, giờ giải trí và các mối quan hệ gia đình, bạn bè.
Sự mất cân bằng này có thể là nguyên nhân dẫn đến stress, thái độ phản đối, bất hợp tác trong học tập trước những thời gian biểu dày đặc do bố mẹ lập cho, hoặc sự buông xuôi, phó mặc cho những bài vở ngổn ngang muốn ra sao thì ra.
Một trong những nguyên nhân khiến bố mẹ, con cái mâu thuẫn nữa, theo chị Lan là ở tuổi con cái sắp thành thanh niên, phụ huynh bắt đầu nâng kỳ vọng ở con, không những mong con học tốt ở trường, mà còn mong con tham gia vào việc nhà nhiều hơn, bắt đầu phân công nhiều việc nhà hơn hẳn: Nấu cơm, rửa bát, phơi gấp quần áo, dạy em học, đi chợ cho mẹ, giúp ba mẹ nhiều việc khác…
“Có những bạn thích nghi được, nhưng có nhiều bạn (hoặc đa số, đặc biệt những bạn con nhà khá giả có giúp việc từ bé, hoặc ở thành phố nên sướng từ bé) không thích nghi được ngay, dẫn đến bất mãn, phản kháng. Thêm vào đó, thời buổi công nghệ, các con bị tác động bởi thế giới vạn vật internet: nào game, phim ảnh, hội nhóm mạng xã hội. Một khi các con sa đà vào thế giới này, thì khả năng rút chân ra được là cực kỳ khó”, bà mẹ hai con chia sẻ.
Làm sao để tuổi dậy thì của con đỡ “nổi loạn” hơn?
Từ những quan sát của bản thân trong quá trình nuôi 2 con, và rất nhiều trường hợp xung quanh trong giai đoạn 2 năm vừa qua, chị Lan đã tự đúc rút được vài kinh nghiệm hữu ích để việc nuôi dạy bé thứ 3 sau này đỡ vất vả hơn.
Video đang HOT
Bà mẹ này nhấn mạnh các nội dung sau:
1. Kiểm soát thật chặt TV, máy tính, iPad, iPhone… chỉ được dùng những khi thật cần thiết, khi dùng phải có sự đồng ý của mẹ. Điều này phải làm nghiêm túc từ khi còn nhỏ, chứ không phải đến lớp 7-8 mới làm. Nếu để đến lúc này mới làm thì sự phản kháng cực kỳ mãnh liệt, đôi khi biến tướng thành nhiều hình thức nguy hại.
2. Ngay từ khi con học lớp 3-4 đã phải huấn luyện làm việc nhà, phân rõ trách nhiệm, coi như nhiệm vụ bắt buộc chứ không phải làm thì cho tiền trả lương. Ăn cơm xong là bố mẹ ngồi im cho con đi rửa bát. Quần áo đầy là phải con cho vào máy giặt, con đi phơi. Hướng dẫn con phân loại quần áo cất đi cho mọi người. Khi nấu ăn gọi con ra làm cùng. Dần dà con lớn đến lớp 7-8 là con nấu được nguyên cả bữa cơm.
3. Cân nhắc lựa chọn những môn học thêm, không học tràn lan. Phải chấp nhận chỉ học những môn trọng điểm. Ngoại trừ một số bạn xuất sắc, còn lại không thể mong chờ con giỏi tất cả các môn được. Ngoài ra, không đặt quá nặng vấn đề điểm số.
4. Gần gũi nói chuyện với các con thật nhiều, càng nhiều càng tốt, gợi chuyện ở lớp ở trường để các con tâm sự bạn nọ bạn kia, qua đó nắm tình hình môi trường lớp học, đồng thời tư vấn ứng xử, chọn bạn bè.
5. Không quân phiệt đòn roi, thiên về giáo huấn, lựa lúc vui vẻ để phân tích phải trái.
6. Lập mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và trao thưởng. Nói là phải thực hiện, nếu không các con mất lòng tin và bỏ dở mọi mục tiêu.
7. Nếu con đồng ý đi chơi với bố mẹ thì quá tuyệt vời, phải tận dụng mọi cơ hội để cho con ra ngoài cùng, đi chơi, đi thăm thú du lịch, thăm người nhà, cafe sách, đi dạo phố, đi ăn vặt…qua đó lồng ghép đủ mọi loại bài học.
8. Định hướng xem những bộ phim có chất lượng, nội dung tốt, mượn/mua sách văn học cho con đọc từ bé (tránh truyện tranh), chăm đi nhà sách, thư viện. Việc này phải làm từ khi còn rất nhỏ.
9. Khi con xem ti vi, không cho vào xem các nội dung rác, đoạn clip ngắn linh tinh, review phim, review game. Khuyến khích xem các clip dạy kỹ năng (nấu ăn, đan lát, làm handmade, thí nghiệm khoa học, nhảy, hát, đàn…).
10. Lựa chọn lớp ngoại khoá phù hợp với con và kiên trì theo đuổi, không bỏ cuộc giữa chừng (piano, võ, vẽ, guitar,…).
Ảnh minh họa.
Chị Lan cho rằng, nghề làm cha mẹ chưa lúc nào khó như lúc này. Chị chỉ biết tự động viên bản thân cố gắng.
“Mình chưa bao giờ nghĩ mình là người biết dạy con. Lúc nào cũng như một kẻ vừa đi vừa dò đường. Mọi việc đều làm theo cảm tính, cũng chưa biết đúng sai. Chỉ hy vọng trong vô vàn lần sai sẽ có vài lần đúng, và sẽ được nhìn con lớn lên là con người có trách nhiệm, biết yêu thương và chia sẻ. Nhưng mình biết rằng, đó là một hành trình dài, quá nhiều thử thách, mong lắm có đôi lúc được bước trên hoa hồng, kết bằng yêu thương và hiếu thảo.
Cha mẹ có con lớp 8-9, hãy kiên nhẫn chút thôi, mình tin rằng chúng đều sẽ ổn, nếu như chúng ta cứ quan tâm và tôn trọng con đúng cách”, bà mẹ này chia sẻ.
Đi thực tập tiền tiêu nhiều hơn tiền lương, làm sao để tránh?
Bài học quản lý chi tiêu sau những sai lầm thời đi thực tập.
Thực tập là một cách để các bạn trẻ cải thiện kinh nghiệm cũng như khả năng làm việc của bản thân. Đi thực tập cũng là cách tốt để làm quen với môi trường công sở, cách tương tác, làm việc nhóm cùng đồng nghiệp.
Song, bởi vì chưa có nhiều kinh nghiệm, khoản thu nhập của thực tập sinh thường dừng ở mức hỗ trợ được cho là khá thấp. Mặt khác, thực tập sinh khi đi làm cũng sẽ có những khoản chi tiêu giống các nhân viên văn phòng khác chẳng hạn ăn trưa, bữa xế, tiền đi lại... Điều này trở thành vấn đề nan giải với nhiều bạn trẻ, khó khăn trong việc tìm cách cân đối giữa chi tiêu và thu nhập.
Số tiền chi tiêu hàng tháng luôn lớn hơn lương thực tập
Hà My (21 tuổi) đi thực tập với số tiền lương nhận hàng tháng là khoảng 3 triệu đồng. Cô bạn chia sẻ rằng bản thân vẫn chưa hoàn toàn độc lập về tài chính nên hiện nay vẫn được bố mẹ hỗ trợ tiền bạc và luôn tiêu nhiều hơn phần lương thực tập hàng tháng. Khoản tiền 3 triệu đồng/tháng chỉ đủ cho những bữa ăn trưa và bữa xế của Hà My cùng đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, Ngọc Trân (20 tuổi) chia sẻ rằng thực tập sẽ không có lương mà thay vào đó là trợ cấp. "Hàng tháng, số tiền mình nhận được từ công việc thực tập dao động 1,5-2,5 triệu đồng dựa trên số buổi đi làm. Tháng nào làm nhiều thì mức nhận được sẽ tăng. Song, quy chung thì số tiền này cũng khá là khó khăn để xoay sở chi phí ăn uống đặc biệt là ở khu vực trung tâm".
Công ty Ngọc Trân nằm ở quận 1, có nhiều hàng quán và các trung tâm thương mại. Do vậy, tháng đầu tiên đi thực tập, cô bạn đã chi tiêu khá thoải mái dẫn đến chưa hết tháng là đã hết tiền rồi. "Câu nói "thực tập sinh đi làm vì đam mê" hiện nay đang rất phổ biến, không chỉ bản thân mình mà những bạn thực tập sinh chung với mình đều gặp tình trạng như vậy. Nhưng mà không sao, tụi mình xem đây là một bài học giúp trân trọng đồng tiền và công sức của bản thân hơn".
Ngọc Trân
Thói quen chi tiêu thay đổi khá nhiều sau khi đi thực tập
Từng là một người có thói quen chi tiêu khá phung phí, bây giờ khi đi làm Ngọc Trân đã học được cách cân nhắc kỹ càng trước khi tiêu tiền. Bây giờ nếu có 10 đồng thì cô bạn sẽ sử dụng 5 cho những thứ cần thiết, 3 để dành vào tiền tiết kiệm và 2 để đầu tư. Nghe có vẻ khó nhưng Ngọc Trân chia sẻ rằng khi liên tục giới hạn chi tiêu như này vậy, nó sẽ thành thói quen. Và cô bạn cảm thấy rất hài lòng với điều đó vì bản thân đã chi tiêu hợp lý hơn.
Mặt khác, Hà My từ một người đa phần tự nấu ăn ở nhà, khi đi làm vì công ty khá xa nhà nên chuyển sang ăn ngoài hoàn toàn. "Bữa trưa, mình sẽ đặt cơm đến công ty, đi làm về mình cũng ghé quán ăn tối luôn cho tiện. Ngoài ra khi đi làm, mình sẽ chi tiêu nhiều hơn vào khoản áo quần đi làm, sắm những món đồ để mình có thể tự tin hơn. Uống trà sữa mỗi ngày vào buổi chiều cũng là khoản phát sinh khi đi làm".
Hà My
Còn đối với Ngọc Quỳnh (24 tuổi), cô bạn nhận mức lương thực tập là 5 triệu đồng/tháng. Do đã đi làm thêm khá nhiều trước đó, tập quản lý tài chính cá nhân từ sớm cho nên thói quen chi tiêu không có nhiều sự thay đổi khi đi thực tập. "Từ khi đi làm thêm, mình đã luôn lên kế hoạch phải tiết kiệm được 500 nghìn - 1 triệu đồng/ tháng. Đến bây giờ khi đi làm có mức lương nhiều hơn, mình sẽ cố gắng đến nâng mức có thể tiết kiệm lên".
Lên kế hoạch ra sao cho những khoản chi công sở không thể tránh?
Đi làm gần như không thể tránh những khoản chi tiêu được gắn liền với dân công sở chẳng hạn như bữa trưa, đi giao lưu cùng đồng nghiệp hay những bữa xế, tiền đi lại... Tuy nhiên, với mức thu nhập khá thấp của thực tập, chi tiêu ra sao cho phù hợp?
Khoản chi tiêu lớn nhất của Ngọc Trân là dành cho đi lại và đồ ăn. "Vừa rồi khi xăng tăng giá, di chuyển từ Thủ Đức lên công ty mình ở quận 1 không những tốn nhiều thời gian mà còn tốn rất nhiều xăng. Thế nên lúc đó, phương án cấp bách của mình là mình sẽ đi xe buýt. Với thẻ sinh viên thì vé xe chỉ 3.000 đồng mà còn được ngồi trong máy lạnh nữa, hoặc mình cùng bạn sẽ đi chung 1 xe máy lên nếu hôm đó cần đi gấp chẳng hạn".
Còn đối với ăn uống, cô bạn cũng đã chuyển sang tự làm những món "eat-clean" đơn giản làm sẵn từ nhà và mang lên công ty ăn như là ngũ cốc, bún gạo lứt, rau củ luộc, trứng, ức gà... vừa tiết kiệm vừa tốt sức khỏe.
Còn đối với Ngọc Quỳnh, điều đầu tiên để không bị ảnh hưởng đến tài chính cá nhân là không bao giờ đi thực tập không lương. Ít nhất khoản hỗ trợ cũng phải đủ để bù vào cho những chi phí khi đi làm.
Ngoài ra với những khoản chi công sở như các bữa ăn cùng đồng nghiệp có thể linh động. "Trong trường hợp này mình sẽ tính theo từng khoản, ăn sáng với ăn trưa là những khoản bắt buộc phải tiêu. Ăn bữa xế thì tùy tình hình, giới hạn 1-2 lần/ tuần. Đi ăn đi chơi buổi tối cũng vậy".
Ngọc Quỳnh
Trong câu chuyện bữa xế, theo kinh nghiệm của Ngọc Trân nên cân nhắc có thật sự cần thiết hay không, tránh bị FOMO. Ngoài ra, dù với mức lương thấp cũng nên chia nhỏ thu nhập của bản thân và ghi chép lại những chi tiêu và đặt mục tiêu tài chính cho bản thân.
"Nên để riêng tiết kiệm ít nhất 10% lương mỗi tháng. Khi tiêu xài chạm đến 20-30% lương, hãy nên từ chối tất cả các nhu cầu không thiết yếu như bữa xế, đi cà phê, đi chơi... để chắc chắn là mình sẽ không tiêu lố tiền lương", Ngọc Quỳnh nhấn mạnh.
Chi gần 80 triệu đồng, nhóm bạn 4 người đi xuyên Việt trong 35 ngày để kỷ niệm 10 năm tình bạn Trở về từ chuyến phượt qua 22 tỉnh thành trong suốt 35 ngày Kim Ngân (Đồng Nai) và 3 người bạn thân đồng hành đã có trải nghiệm đáng nhớ kỷ niệm 10 năm tình bạn của mình. Ấp ủ một chuyến phượt cùng nhau từ lúc học đại học nhưng phải 5 năm sau, Kim Ngân và nhóm bạn thân mới có...