Đóng hàng loạt nhà máy vì thiếu điện, kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ra sao?
Các ngành công nghiệp chính phải ngừng hoạt động trong thời gian ngắn và giới chức buộc phải cắt giảm điện trên diện rộng ở trung tâm sản xuất Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Công nhân làm việc tại một nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Theo tờ SCMP, nhiệt độ cao tới 40-42 độ C đã khiến nhu cầu điện tăng vọt và làm khô cạn các con sông và hồ chứa quan trọng. Hoạt động sản xuất công nghiệp bị đình chỉ trong 6 ngày kể từ 15/8 tại 19 trong tổng số 21 thành phố ở Tứ Xuyên.
Tứ Xuyên là khu vực kinh tế lớn thứ sáu của Trung Quốc về tổng sản phẩm quốc nội, trong đó ngành công nghiệp chiếm hơn 28%. Tỉnh này đóng vai trò hàng đầu trong sản xuất kim loại silic, nhôm điện phân, hóa chất, thiết bị điện tử và thiết bị phát điện.
Ông Qin Yan, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Refinitiv cho biết: “Cắt giảm điện chắc chắn sẽ có một số tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng tôi nghĩ nếu tình hình điện năng được cải thiện sau vài tuần, các nhà sản xuất công nghiệp có thể bắt kịp sản lượng bị mất sau này. Hiện tại, tình hình khá khắc nghiệt khi xảy ra các đợt nắng nóng và hạn hán, do đó các cơ quan quản lý đã hạn chế tiêu thụ điện công nghiệp để đảm bảo cung cấp điện cho khu dân cư. Tôi nghĩ rằng tác động bất lợi lên tổng sản phẩm quốc nội sẽ được hạn chế nếu việc cắt giảm điện chỉ kéo dài chưa đầy vài tuần”.
Tứ Xuyên dựa vào các con đập để tạo ra khoảng 80% lượng điện, nhưng lượng nước chảy vào các hồ thủy điện đã giảm 50% trong tháng này.
Giáo sư Yuan Jiahai tại khoa Kinh tế và Quản lý tại Đại học Điện lực Hoa Bắc cho biết: “Dưới nhiệt độ cao liên tục, phụ tải điện của Tứ Xuyên ngày càng tăng, nhưng do lượng nước từ sông Dương Tử xuống thấp trong mùa khô nên nguồn tiêu thụ điện chính của Tứ Xuyên là sản xuất điện từ thủy điện bị hạn chế”.
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất tóc giả và các sản phẩm liên quan đến tóc xuất khẩu ở Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Yuan, một số tỉnh thiếu điện đã từng bước hướng dẫn các doanh nghiệp giảm tiêu thụ điện kể từ đầu tháng 8. Các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đã lường trước tình huống bị cắt giảm điện nhưng không chuẩn bị cho tình huống bị đóng cửa hoàn toàn.
Video đang HOT
Trung Quốc gần đây đã nhấn mạnh rằng sẽ không để xảy ra cuộc khủng hoảng điện nghiêm trọng như năm ngoái. Trong chuyến công tác đến tỉnh Vân Nam, Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng cắt điện.
Ông Lu Zhe, trưởng nhóm kinh tế vĩ mô tại công ty Topsperity Securities, cho biết: “Nhìn chung, tình hình dịch bệnh và nhiệt độ cao vẫn khiến sản xuất công nghiệp trong tháng 8 bấp bênh”.
Hầu hết các công ty hàng đầu ở Tứ Xuyên bị ảnh hưởng do nhà máy phải đóng cửa đã thông báo rằng tác động dự kiến không đáng kể, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động sản xuất sẽ khởi động lại ngay sau khi thời gian đóng cửa kết thúc.
Tứ Xuyên là nơi đóng trụ sở của Dongfang Electric – công ty nhà nước chuyên sản xuất thiết bị phát điện. Công ty này đã đóng cửa các hoạt động cho đến ít nhất là ngày 20/8.
Henan Zhongfu Industry, công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm nhôm và nhôm điện phân, đã xác nhận rằng hai công ty con ở Tứ Xuyên sẽ tạm dừng một phần hoạt động sản xuất trong một tuần.
Thanh tra kỹ thuật kiểm tra xe chạy bằng năng lượng mới tại nhà máy sản xuất ô tô ở Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, ông Yuan cảnh báo các biện pháp hạn chế sử dụng điện có thể mở rộng sang các khu vực khác trong bối cảnh xảy ra đợt nắng nóng gay gắt ở miền nam Trung Quốc, mặc dù các khu vực khác phụ thuộc nhiều hơn vào than để sản xuất điện. Giá than vẫn ổn định so với năm ngoái, đồng nghĩa với việc nguồn cung cơ bản tương đối đầy đủ.
Các dự án thủy điện ở Tứ Xuyên cung cấp điện cho các trung tâm công nghiệp khác dọc theo bờ biển phía đông, như các trung tâm sản xuất lớn như Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Trùng Khánh và Hồ Nam.
Thành phố Trùng Khánh đã ra lệnh ngừng sản xuất cho đến ngày 24/8, trong khi một số công ty ở Giang Tô bắt đầu thay đổi hoạt động sản xuất trong tuần này.
Các tỉnh Chiết Giang và An Huy cũng đưa ra các biện pháp hạn chế sử dụng điện, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp như thép, kim loại màu, polyester và dệt may.
Tình trạng cắt điện diễn ra phổ biến ở Trung Quốc. Thông thường tháng 7 và tháng 8 là mùa cao điểm nhu cầu điện.
Theo số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu Trung Quốc, mức tiêu thụ điện quốc gia của Trung Quốc đã tăng 6,3% trong tháng 7 so với một năm trước đó, trong khi tiêu thụ điện trong dân cư tăng 26,8% – mức cao nhất từ tháng 7/2009.
Cuộc khủng hoảng than đá tại các quốc gia châu Á
Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung than đá để sản xuất điện đủ cho mùa Đông và phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.
Người lao động tại một mỏ khai thác than đá tại tỉnh An Huy (Trung Quốc). Ảnh: AP
Khi mùa Đông đang cận kề, tình trạng giá dầu mỏ, khí đốt và than đá lại tăng vọt khiến chính phủ nhiều quốc gia châu Á chật vật kiềm chế khủng hoảng năng lượng. Các nhà cung cấp không thể bắt kịp tốc độ nhu cầu sử dụng điện khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa sau thời gian đóng băng vì dịch COVID-19.
Giá dầu của Mỹ đã vượt mức 80 USD/thùng vào ngày 11/10, lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014. Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên trong tuần này ghi nhận mức giá cao nhất kể từ tháng 12/2008. Trong khi đó, giá than đá tại Trung Quốc cũng đạt mức đỉnh ngày 12/10, tăng tới 11% chỉ trong một phiên.
Kênh DW (Đức) dẫn lời ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế học tại công ty IHS Markit (Anh) nhận định: "Mức tăng mạnh giá than đá đã dẫn đến những vấn đề đáng kể với các nền kinh tế châu Á". Ông cho rằng một số nhà máy điện tại Trung Quốc và Ấn Độ đã "phụ thuộc nhiều vào than nhập khẩu và ngày càng dễ tổn thương khi giá tăng mạnh".
Tình huống khó khăn của ngành điện Trung Quốc khiến nhiều ngành sản xuất khác phải giảm sản lượng như xi măng, thép, nhôm...
Nhà phân tích Ghee Peh tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) có trụ sở tại Mỹ đánh giá: "Thông thường các nhà sản xuất sẽ tự xử lý mức giá cao. Nhưng trong năm nay, khi việc này không thể đem lại lợi nhuận thì họ không có động lực để sản xuất thêm điện".
Cắt điện, giảm sản xuất
Tình trạng thiếu điện khiến Chính phủ Trung Quốc phải hành động. Vào ngày 12/10, Bắc Kinh tuyên bố sẽ buộc khách hàng công nghiệp và thương mại mua điện với giá thị trường. Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc còn trầm trọng hơn do lũ lụt khiến hàng chục mỏ than phải đóng cửa.
Than đá đóng vai trò thiết yếu với an ninh năng lượng Trung Quốc. Hiện tại than đá chiếm tới gần 60% lượng tiêu thụ năng lượng của nước này. Mặc dù là nhà sản xuất than đá lớn nhưng Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhiều nhà phân tích dự đoán tình trạng thiếu hụt than đá có thể dẫn đến việc phải giảm 12% tiêu thụ điện công nghiệp của Trung Quốc trong quý 4 năm nay.
Ấn Độ cũng "khát" than đá
Công nhân khai thác than đá tại một mỏ ở bang Jharkhand (Ấn Độ) trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: AP
Mặc dù giữ vai trò nhà sản xuất than đá lớn thứ hai thế giới nhưng Ấn Độ cũng gặp khủng hoảng với kho dự trữ vơi dần do tác động của dịch COVID-19. Chính phủ Ấn Độ trong tuần này đã đề nghị các nhà sản xuất điện tăng cường nhập khẩu.
Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, có đến 85% trong tổng số 135 nhà máy điện được giám sát bởi liên bang đang đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng than đá.
Cũng giống như Trung Quốc, Ấn Độ rơi vào tình cảnh bị cắt điện. Than đá đóng góp tới gần 70% lượng điện sản xuất được tại Ấn Độ. Khoảng 75% than đá được khai thác nội địa tại Ấn Độ.
Để đạt được cam kết đến năm 2060 trở thành quốc gia trung hòa carbon, Trung Quốc cần phải cắt giảm trên 80% nhu cầu than đá, đây được coi là mục tiêu xa vời. Ông Biswas dự đoán rằng than đá vẫn duy trì là "xương sống của năng lực sản xuất điện tại một số nền kinh tế lớn tại châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia trong một thời gian". Ông cho rằng quá trình chuyển sang năng lượng sạch sẽ chỉ diễn ra về trung hạn.
Khủng hoảng điện ở Trung Quốc lan rộng toàn cầu, tác động từ iPhone đến sữa bò Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, gây thiệt hại cho tất cả các bên, từ tập đoàn Toyota đến người nuôi cừu Australia hay sản xuất hộp các-tông. Công nhân bảo trì đường dây điện ở Trung Quốc. Ảnh: AFP Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở quốc gia xuất khẩu...