Đông Hải Bến Tre (DHC) quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%
Trên thị trường giá cổ phiếu DHC đang giao dịch quanh ngưỡng 44.300 đồng/cp, tăng mạnh 51% so với mức giá 29.300 đồng/cp hồi đầu năm.
CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018.
Theo đó Đông Hải Bến Tre dự kiến phát hành gần 9 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 cho cổ đông, tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 90 tỷ đồng.
Hiện tại Đông Hải Bến Tre đang lưu hành 44.797.526 cổ phiếu tương ứng vốn điều lệ gần 448 tỷ đồng, nếu phát hành thành công Đông Hải Bến Tre sẽ tăng vốn điều lệ lên 537,6 tỷ đồng.
Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế và thặng dư vốn cổ phần trên Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2018. Như vậy sau khi đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức thành công, Đông Hải Bến Tre đã hoàn thành được mục tiêu kế hoạch trả cổ tức đã đặt ra trong ĐHĐCĐ thường niên 2018.
Kết thúc năm 2018, Đông Hải Bến Tre thể hiện doanh thu thuần năm 2018 đạt 926,65 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước đó. Mặc dù các chi phí phát sinh tăng khá cao, đặc biệt chi phí tài chính tăng lên gấp 3 lần cùng kỳ nhưng LNST của Đông Hải Bến Tre vẫn đạt hơn 134 tỷ đồng, tăng mạnh 67% so với năm 2017.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 vừa qua, HĐQT đã thông qua mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 đạt 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng, lần lượt tăng 62% và 12% so với kết quả đạt được năm 2018. Công ty cũng dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền hoặc cổ phiếu tỷ lệ 20%.
Video đang HOT
Trên thị trường giá cổ phiếu DHC đang giao dịch quanh ngưỡng 44.300 đồng/cp, tăng mạnh 51% so với mức giá 29.300 đồng/cp hồi đầu năm.
Diễn biến giá cổ phiếu DHC 6 tháng gần đây.
Vân Thu
Theo Tài chính Plus
Lợi nhuận bốc hơi, đại gia Lê Phước Vũ gây bất ngờ với thương vụ 5 tỷ
Trong khi lợi nhuận sụt giảm tới 70%, Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ liên tiếp giải thể chi nhánh và công ty con thì mới đây vị đại gia này gây bất ngờ khi bỏ ra gần 5 tỷ đồng góp vốn để thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) của đại gia Lê Phước Vũ vừa công bố thông tin về việc HĐQT ban hành nghị quyết số 35 thông qua chủ trương góp vốn thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ sẽ chi 4,9 tỷ đồng góp vốn theo hình thức mua cổ phần để thành lập công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen.
Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen có quy mô vốn điều lệ khá khiêm tốn, chỉ 10 tỷ đồng, có trụ sở tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông Trần Ngọc Chu được chỉ định là người đại diện toàn bộ phần vốn góp của Tập đoàn Hoa Sen tại Cảng quốc tế Hoa Sen. Ông Chu sinh năm 1962, hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực của Tập đoàn Hoa Sen.
Theo thông tin mà tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ công bố, công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen có ngành nghề kinh doanh chính là "hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải," các hoạt động kinh doanh được mô tả chi tiết là dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, cung ứng tàu biển, lai dắt tàu, kiểm đếm hàng hoá, logistics, khai thuế hải quan...
Ngoài ra, công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen còn kinh doanh thêm khoảng 30 ngành nghề khác bao gồm bán lẻ ô tô con, buôn bán nhiên liệu, vận tải hành khách (taxi, ven biển, thủy nội địa, viễn dương), du lịch, vận tải hàng hoá,...
Đây là thương vụ ngoài ngành đầu tiên kể từ đầu năm 2019 đến nay của Tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên, điều đáng nói là lĩnh vực Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ "nhảy vào" cũng là lĩnh vực mà vị đại gia này đã từng "từ bỏ" cách đây không lâu. Điều này là một bất ngờ đối với nhà đầu tư trên thị trường?
Cụ thể, hồi giữa năm 2018, Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đã thoái vốn thành công tại dự án Cảng quốc tế Gemadept Hoa Sen. Đây là cảng có tổng diện tích 55 ha, với chiều dài bến là 300m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 70.000 DWT. Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đã ghi nhận được hơn 100 tỷ đồng thu nhập từ đầu tư tài chính nhờ khoản thoái vốn này.
Trước đó, vào ngày 17/6, thông tin chính thức về việc Tập đoàn Hoa Sen giải thể một công ty con trực thuộc là công ty TNHH MTV Vận tải và Cơ khí Hoa Sen cũng được HoSE công bố chính thức với lý do tối ưu hóa và điều chuyển các phương tiện vận tải từ công ty này sang các nhà máy để tăng tính chủ động trong việc điều phối vận tải, chuyên chở hàng hóa, vật liệu
Cũng phải nói thêm rằng, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này chứng kiến kết quả kinh doanh giảm sút và giải thể được gần 400 chi nhánh trong lộ trình tái cấu trúc. "Việc tái cấu trúc theo mô hình trên là nhằm tăng cường hiệu quả quản trị đối với hệ thống phân phối, góp phần tiết giảm chi phí, nguồn lực trong công tác điều hành hệ thống phân phối, củng cố năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và không làm giảm số lượng đơn vị phân phối thuộc Tập đoàn Hoa Sen trên thị trường", lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen khẳng định.
Việc giải thể ồ ạt các chi nhánh diễn ra trong bối cảnh kết quả hoạt động kinh doanh Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 sụt giảm đáng kể so với năm 2017.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Hoa Sen chỉ còn hơn 409 tỷ đồng, giảm đến 70%. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Đáng nói là lợi nhuận sau thuế quý IV/2018 ghi nhận lỗ trên 100 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu HSG cũng giảm ba lần, còn 1.090 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận kinh doanh "bết bát" của Hoa Sen có một phần nguyên nhân đến từ con số nợ vay "khổng lồ" của tập đoàn này. Tại thời điểm 30/9/2018, tổng vay nợ của Hoa Sen là hơn 14.300 tỷ đồng, tăng gần 2.500 tỷ đồng (21%) so với niên độ tài chính trước và chiếm gần 70% vốn.
Trong 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2018 - 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 116 tỷ đồng, giảm tới 313 tỷ so với cùng kỳ, tương ứng với mức giảm 73% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng vừa báo cáo ghi nhận lỗ hơn 79 tỷ đồng. Nếu so với lợi nhuận 519 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước thì khoản sụt giảm này tới 115%.
Trong tháng 5 vừa qua, Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đã tăng vốn điều lệ từ 3.849 tỷ lên 4.234 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức của NĐTC 2017 - 2018.
Theo danviet.vn
Trước giờ giao dịch 6/6: Lưu ý thông tin của KLF, MPC, GMC Chứng khoán Mỹ tiếp tục có những diễn biến tích cực trong khi giá dầu vẫn đang giảm. Với các cổ phiếu trong nước, chuyển động trước giờ giao dịch đáng chú ý thuộc về KLF, GMC, MPC. Biểu đồ nhiệt chứng khoán thế giới sáng 6/6. (Finviz) Quốc tế Phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones tăng 207,39 điểm...