Đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Đánh giá về vai trò, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm quý của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, dù tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên
Vai trò to lớn…
Sự ra đời, hoạt động của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam cách đây 60 năm đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong việc linh hoạt, kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam. Thiếu tướng có thể cho biết rõ hơn quá trình hình thành, vai trò và tầm quan trọng của sự kiện này?
- Nghiên cứu, tổng kết lịch sử kháng chiến của dân tộc nói chung, lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc giai đoạn 1945-1975 có thể khẳng định, sự ra đời, hoạt động của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Qua đó, khẳng định sự linh hoạt, kịp thời của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, đặc biệt là lãnh đạo lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (QGPMNVN) hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Điểm lại lịch sử cho thấy, vào tháng 11-1959, Xứ ủy Nam bộ tổ chức hội nghị Trung ương lần thứ 15. Hội nghị đã ra nhiệm vụ trước mắt của Nam bộ nói chung, Đông Nam bộ nói riêng là: “Giữ vững và đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, lấy đấu tranh cách mạng của quần chúng làm chính, đồng thời kết hợp với hoạt động vũ trang tuyên truyền để chống chính sách khủng bố tàn bạo, chính sách bóc lột, vơ vét của Mỹ – Diệm”.
Trong bối cảnh của cách mạng miền Nam thời kỳ đó, Nghị quyết Trung ương 15 giống như bó đuốc sáng soi đường cho sự phát triển của cách mạng miền Nam. Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Mỏ Cày (Bến Tre) tháng 1-1960 đã lan rộng toàn miền Nam và Đông Nam bộ nói chung. Sự thắng lợi của chiến thắng Tua Hai đêm 25 rạng ngày 26-1-1960 được coi như “phát súng lệnh” của Đồng Khởi khu vực Đông Nam bộ. Qua đó, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt về trình độ tổ chức chỉ đạo, chỉ huy hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang (LLVT) Đông Nam bộ.
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên làm việc với tỉnh Đồng Nai nhân hội thảo quốc gia chủ đề về Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ảnh: N.HÀ
Cùng thời gian này, Liên Tỉnh ủy Đông Nam bộ thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ nối thông đường chiến lược từ Đông Nam bộ với đường mòn Hồ Chí Minh trên dải Trường Sơn. Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, cùng với đó con đường chiến lược từ Trung ương vào miền Đông Nam bộ qua dải Trường Sơn đã được nối thông. Từ đây, miền Đông Nam bộ nhận được sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc.
Trong điều kiện đó, ngày 23-1-1961, Bộ Chính trị quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay Xứ ủy Nam bộ, đặt căn cứ tại Chiến khu Đ. Tháng 2-1961, tại Suối Linh (Chiến khu Đ), khu ủy miền Đông Nam bộ chính thức được thành lập do đồng chí Mai Chí Thọ làm Bí thư Khu ủy, kiêm Chính ủy Quân khu. Đồng thời, ngày 15-2-1961, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chỉ thị của Tổng Quân ủy, Trung ương Cục miền Nam tuyên bố thành lập QGPMNVN – một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng: Quét sạch quân xâm lược, để Nam – Bắc thống nhất một nhà, non sông thu về một dải.
Video đang HOT
Ngày 25-10-1967, Trung ương Cục quyết định giải thể Khu ủy miền Đông và Quân khu Sài Gòn – Gia Định, thành lập Khu trọng điểm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới. Đến tháng 6-1972, Khu ủy miền Đông Nam bộ được tái lập, đứng chân ở Krachê (Campuchia) và sau đó chuyển về lại Chiến khu Đ. Đến tháng 1-1973, Khu ủy cùng các ban Đảng về xây dựng căn cứ dọc theo suối Ràng, suối Sa Mách (Chiến khu Đ) tiếp tục lãnh đạo cách mạng ở miền Đông Nam bộ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Như vậy, Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn, thể hiện tầm chiến lược của Đảng ta trong sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh cách mạng, về xây dựng LLVT, về sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nhờ vậy, Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Những thắng lợi mang tính dấu ấn mà Khu ủy miền Đông, Trung ương Cục miền Nam đã lãnh đạo trong giai đoạn này là gì, thưa thiếu tướng?
- Sau khi được thành lập, Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã lãnh đạo QGPMNVN và toàn dân làm nên nhiều thắng lợi vĩ đại, tạo tiền đề đưa cả nước tiến lên tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng trong mùa Xuân năm 1975.
Có thể kể đến những thắng lợi lớn như Chiến thắng Ấp Bắc tháng 1-1963. Sau chiến thắng này, toàn miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, tạo hiệu ứng với nhiều chiến thắng Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia và làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh Đặc biệt 1961-1965 của đế quốc Mỹ. Đó còn là chiến thắng Vạn Tường (tháng 8-1965); chiến thắng trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, làm thất bại chiến lược Chiến tranh Cục bộ, tạo tiền đề để Trung ương Đảng quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dâng hương tại Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ngày 5-2-2021. Ảnh:H. Anh
Thực hiện các chủ trương của Khu ủy miền Đông và Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, QGPMNVN còn đồng loạt tiến công, giáng cho địch nhiều đòn choáng váng, tạo bước ngoặt lớn đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán. Đặc biệt trước sự ngoan cố của kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, quân dân miền Nam cùng cả nước lập nên nhiều thắng lợi to lớn, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một dải…
Những bài học vô giá
Trong những đóng góp to lớn của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông có đóng góp xuất sắc của lực lượng QGPMNVN. Thiếu tướng đánh giá rõ hơn về lực lượng này?
- Mới đây, tại Đồng Nai – nơi hình thành Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục và thành lập QGPMNVN, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Tỉnh ủy tổ chức thành công hội thảo khoa học QGPMNVN – Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử. Đây là lần đầu tiên sau 60 năm Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục thành lập, một hội thảo cấp quốc gia được tổ chức tại nơi ra đời, hình thành, phát triển và hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử.
Trước hết phải khẳng định, QGPMNVN là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Lao động Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh lãnh đạo mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền.
Thế hệ trẻ về nguồn tham quan các di tích lịch sử Chiến khu Đ
Nhiệm vụ của lực lượng này được thể hiện rõ ràng trên tên gọi QGPMNVN. Với tên gọi này, chúng ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ các lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ tiến bộ trên thế giới. Qua đó, tăng thêm sức mạnh từ hậu phương quốc tế để tiến hành chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đồng thời, với tên gọi QGPMNVN, chúng ta còn tập hợp các LLVT trên chiến trường miền Nam, nhanh chóng phát triển về quy mô, tổ chức, chỉ huy thống nhất, tạo nên sức mạnh để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tạo nên nét đặc sắc về sử dụng LLVT trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
Quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu giành chiến thắng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của QGPMNVN càng khẳng định sự sáng tạo tài tình của Đảng. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để QGPMNVN lập nên những chiến công chói lọi làm nên thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Qua đó, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Hội thảo cũng là điểm nhấn, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập Khu ủy miền Đông, Trung ương Cục miền Nam và các ngày lễ lớn năm 2021…
Sau 60 năm nhìn lại, bài học to lớn nhất mà Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục và QGPMNVN để lại cho cách mạng hôm nay là gì, thưa thiếu tướng?
- Những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, của quân dân miền Đông và Nam bộ nói riêng, cách mạng Việt Nam nói chung cùng nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu cho thấy, 60 năm qua, Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và QGPMNVN đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong đó, có nhiều bài học quý được đặt ra, nhưng dưới góc độ của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, có thể rút ra một số bài học lớn sau đây:
Thứ nhất, sự thành lập Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông và QGPMNVN khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng căn cứ địa cách mạng, về địa bàn chiến lược của cách mạng và LLVT của Đảng. Đây là nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng ta thời kỳ này.
Thứ hai, tiếp tục làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền – nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh, làm nên chiến thắng vẻ vang của quân và dân miền Nam “anh dũng thành đồng” nói chung, của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục và QGPMNVN nói riêng.
Thứ ba, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò và ý nghĩa cùng những thắng lợi của QGPMNVN đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Có thể khẳng định, từ quá trình xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành của Khu ủy miền Đông, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, QGPMNVN có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới…
Xin cảm ơn thiếu tướng!
Hà Nội sắp ban hành quy hoạch phân khu nội đô
Dự kiến trong quý I, UBND TP Hà Nội sẽ phê duyệt, ban hành đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng.
Chiều 25/2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ 4 quận, gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Dự kiến, 6 quy hoạch này sẽ được trình Ban Thường vụ Thành ủy trong tuần tới để UBND thành phố phê duyệt, ban hành trong thời gian sớm nhất, dự kiến trong quý I/2021.
Thường trực Thành ủy cũng nghe báo cáo về Quy hoạch phân khu sông Hồng và góp ý các chủ trương, định hướng lớn vào bản dự thảo quy hoạch; giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục trình Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi làm việc với các bộ, ngành Trung ương để thống nhất các nội dung quan trọng trước khi phê duyệt.
Như vậy, sau gần 10 năm chờ đợi, khu vực nội đô lịch sử sẽ có quy hoạch phân khu, làm căn cứ triển khai tổ chức đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử vừa thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trong khi đó, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã có bước tiến lớn sau thời gian dài lâm vào bế tắc vì vướng quy hoạch thoát lũ.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.
Trước đó, báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội trình bày quá trình hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử gồm 6 đồ án quy hoạch có ký hiệu là H1-1 (A, B, C), H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2.000.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn khẳng định, cả 6 đồ án đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể là phù hợp với toàn bộ quy hoạch cấp trên, các quy định, quy chế quản lý quy hoạch.
UBND thành phố đã có văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý như về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chiều cao công trình, khu vực phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận...
Còn Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích khoảng 11.000ha; thuộc địa bàn của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.
Bên cạnh việc thống nhất chủ trương, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các sở, ngành liên quan đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn để hoàn thành những đồ án quy hoạch khó và được dư luận cán bộ, nhân dân chờ mong.
"Chúng ta tin tưởng việc thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng sẽ đáp ứng được sự mong chờ của nhân dân, là đem lại sinh kế cho nhân dân, huy động được nguồn lực rất quan trọng về đất đai, cảnh quan, môi trường để tạo ra động lực mới, không gian phát triển mới cho Hà Nội. Tôi đề nghị các đồng chí tiếp tục thống nhất, hoàn thiện Quy hoạch trên tinh thần đó vì Thủ đô của chúng ta" , Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Thủ tướng: "Những người có nguy cơ cao tiêm vaccine Covid-19 trước" Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày hôm 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí. Sáng 24/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ theo hình thức trực tuyến...