Đồng euro lần đầu rớt giá mạnh, chỉ đổi được 79 rúp Nga
Lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020, tỷ giá đồng euro của châu Âu đã giảm tương ứng còn 79 rúp Nga (ruble) trong phiên giao dịch ngày 8/4 tại sàn Moskva.
Theo hãng thông tấn TASS, cụ thể, euro đã mất 3,01% giá trị, chỉ đổi được 79 rúp Nga. Trong khi đó, đồng USD của Mỹ giảm 1,58% giá trị, đổi được 74,55 rúp Nga.
Báo Nga Izvestia ngày 8/4 dẫn lời các nhà phân tích dự báo giá cả của các mặt hàng nhập khẩu có thể giảm xuống trong trung hạn khi đồng rúp phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng Ukraine.
Ngày 7/4, tỷ giá hối đoái dịch chuyển ở dưới mức 75 rúp trên 1 USD, do tình trạng nguồn cung USD đang nhiều hơn so với cầu.
Video đang HOT
Người dân Nga đã bán đi 80% ngoại hối, song thực tế họ không mua được đồng USD ở trong nước. Các chuyên gia lưu ý rằng đồng bạc xanh có thể giảm xuống mức còn 60 rúp trong những tháng tới, nhưng nếu các nước dỡ bỏ cấm vận và nối lại nhập khẩu, tỷ giá hối đoái sẽ ổn định ở mức 90-100 rúp trên 1 USD.
Ông Mikhail Shulgin, Trưởng phòng Nghiên cứu Toàn cầu tại tập đoàn Otkritie Investments giải thích chênh lệch tỷ giá hiện tại là do dư thừa tiền tệ so với nhu cầu, vốn đang giảm dần do các nguyên nhân tự nhiên và các nỗ lực điều tiết. Các nhà xuất khẩu buộc phải bán gần như toàn bộ thu nhập ngoại hối trên thị trường.
Ngoài ra, chính phủ cũng quy định người không cư trú không được phép bán tài sản của Nga hoặc rút ngoại tệ. Việc áp dụng mức phí 12% đối với hoạt động mua đô la Mỹ, euro và bảng Anh đã làm giảm áp lực lên đồng rúp. Hơn nữa, chủ yếu số tiền này chỉ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt bằng đồng rúp.
Tuy vậy, báo Izvestia trích dẫn nhận định của nhà phân tích Alexander Potavin tại Finam cho rằng vì tỷ giá của đồng rúp tại Sàn giao dịch Moskva tăng lên nhờ được can thiệp nên không cần thiết theo dõi sát biến động.
Trong trung hạn, đồng USD sẽ tăng giá khi hoạt động nhập khẩu phục hồi và nới lỏng trừng phạt. Theo kịch bản thận trọng, công ty Freedom Finance dự đoán tỷ giá hối đoái của USD vào khoảng 80-100 rúp. Đồng thời, Otkritie Investments kỳ vọng rằng sự hỗ trợ từ lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu kim loại sẽ tiếp tục giảm dần và đồng rúp sẽ dần quay trở lại phạm vi khá rộng từ 95-105 rúp/USD.
Ông Artem Tuzov, Giám đốc điều hành bộ phận thị trường vốn tại công ty Univer Capital, cho biết các nhà nhập khẩu đã giảm giá để đối phó với tình trạng mất giá của đồng USD từ mức cao 120 rúp xuống mức hiện tại là 75 rúp. Ông nói rằng không nên kỳ vọng giá cả các mặt hàng sẽ giảm đáng kể cho đến khi những nhà cung cấp bán hết lượng hàng hoá được thu mua vào giai đoạn nhu cầu cao.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh
Ngày 7/4, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Mỹ Latinh và Caribe từ 2,6% xuống 2,3% do lo ngại tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, lạm phát tăng cao và các tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một tuyến phố thương mại ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo "Củng cố sự phục hồi: nắm bắt cơ hội của tăng trưởng xanh" vừa công bố, WB ước tính sau khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 tăng mạnh 6,9%, khu vực này sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm 2022 và 2,2% trong năm 2023, khi hầu hết các quốc gia còn phải xoay xở khắc phục các thiệt hại do đại dịch.
WB nhấn mạnh những hậu quả lâu dài của đại dịch COVID-19 vẫn luôn hiện hữu và cần được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ nghèo trong khu vực đã tăng lên 27,5% vào năm 2021 và vẫn ở trên mức 25,6% trước đại dịch, trong khi tình trạng sa sút trong học tập có thể dẫn đến giảm 10% thu nhập trong tương lai của hàng triệu thanh niên trong độ tuổi đi học.
Để tránh quay trở lại tốc độ tăng trưởng thấp của những năm 2010, WB đề nghị các nước trong khu vực thực hiện một loạt các cải cách cơ cấu "đã quá hạn lâu" và tận dụng những cơ hội mà nền kinh tế thế giới "ngày càng xanh" mang lại. Trong số những cải cách cần thiết, WB đặc biệt đề cập đến khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và đổi mới. Các chuyên gia của WB cho rằng những khoản đầu tư quan trọng nhất nên được tài trợ thông qua chi tiêu hiệu quả hơn và thu thuế cao hơn.
Theo báo cáo của WB, Mỹ Latinh và Caribe đã mất tương đương 1,7% GDP hàng năm do các thảm họa liên quan đến khí hậu trong hai thập kỷ qua và khoảng 5,8 triệu người dân khu vực này có thể rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030.
Trong năm nay, WB dự đoán các quốc gia Mỹ Latinh có tăng trưởng GDP cao nhất sẽ là Panama (6,5%) và Cộng hòa Dominica với 5%, theo sau là Colombia với 4,4%, Ecuador với 4,3% và Argentina với 3,6%. Mexico sẽ có mức tăng GDP là 2,1% và kinh tế Brazil chỉ tăng 0,7%. Trong khu vực Caribe, nền kinh tế Guyana được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 47,9% trong năm nay và Barbados là 11,2%.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Carlos Felipe Jaramillo, nhận định Mỹ Latinh và Caribe đang trên con đường phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng hậu quả lâu dài vẫn tồn tại và các quốc gia sẽ phải thực hiện các cải cách sâu rộng. Ông Jaramillo chỉ ra rằng: "Về lâu dài, những thách thức của biến đổi khí hậu sẽ còn cấp bách hơn, buộc chúng ta phải khẩn trương hướng tới một chương trình nghị sự tăng trưởng xanh hơn, bao trùm hơn và nâng cao năng suất".
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Mỹ Latinh và Caribe, William Maloney, nêu bật những "lợi thế xanh to lớn" mang lại cho khu vực cơ hội tạo ra các ngành công nghiệp và xuất khẩu mới, bao gồm tiềm năng về năng lượng tái tạo, trữ lượng lithium và đồng lớn, cùng nhiều tài nguyên khoáng sản, các yếu tố "ngày càng được coi trọng trong một thế giới mà sự nóng lên toàn cầu và an ninh năng lượng là trung tâm".
Từ góc độ này, WB gợi ý các chính sách định giá thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ các-bon thấp hiện có, ví dụ thông qua các cải cách trong trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, thiết lập thuế các-bon và các chương trình thương mại hóa phát thải.
Liên đoàn Arab tìm kiếm giải pháp ngoại cho khủng hoảng Ukraine Ngày 5/4, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cùng với các thành viên của nhóm liên lạc Liên đoàn Arab (AL) về khủng hoảng Ukraine đã tiến hành tham vấn với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại thủ đô Vácsava của Ba Lan, với mục tiêu đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh...