Đóng điện đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ( EVNNPT) cho biết, vào lúc 19h19 phút, ngày 31/5, Tổng công ty, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện kỹ thuật thành công Đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch – Dốc Sỏi và sân phân phối 500kV Quảng Trạch.
Việc hoàn thành dự án thiết thực chào mừng kỷ niệm 14 năm thành lập EVNNPT (1/7/2008 – 1/7/2022) và 34 năm thành lập CPMB (7/7/1988 – 7/7/2022).
CPMB cho biết, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi và sân phân phối 500kV Quảng Trạch là những dự án thuộc cụm Dự án đường dây 500kV mạch 3 (Vũng Áng – Quảng Trạch – Dốc Sỏi – Pleiku 2). Dự án do EVNNPT làm chủ đầu tư, CPMB quản lý điều hành dự án; Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4 – Viện Năng lượng – Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 tư vấn thiết kế; Công ty Truyền tải điện 2 tư vấn giám sát và tiếp nhận vận hành.
Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi được khởi công tháng 12/2018 với quy mô xây dựng đường dây 500kV mạch kép dài hơn 500,14 km từ sân phân phối 500kV Quảng Trạch đến trạm biến áp (TBA) 500kV Dốc Sỏi; xây dựng 3 trạm lặp quang giữa tuyến đường dây để khuếch đại và chuyển tiếp tín hiệu thông tin; xây dựng 3 nhà quản lý vận hành đội truyền tải điện.
Sân phân phối 500kV Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) có quy mô xây dựng 10 ngăn lộ 500kV gồm 2 ngăn đường dây đi Vũng Áng, 2 ngăn đi Dốc Sỏi, 4 ngăn cho máy biến áp chính của hai Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, 2 và 2 ngăn lộ dự phòng.
Ông Bùi Văn Kiên – Phó Tổng giám đốc EVNNPT cho biết, dự án đóng điện có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng lực truyền tải lưới điện 500kV của hệ thống điện quốc gia; giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực; góp phần đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam, các tỉnh miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng và phụ cận. Việc hoàn thành dự án còn là động lực thúc đẩy tiến độ toàn dự án đường dây 500kV mạch 3.
Video đang HOT
Theo Phó Tổng giám đốc EVNNPT, quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều yếu tố khách quan tác động như các đợt dịch COVID-19 năm 2020, 2021, bão lũ năm 2020, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh/huyện/xã có đường dây đi qua đã tạo mặt bằng để đơn vị thi công triển khai dự án.
Song song với đó, EVNNPT, CPMB, các phòng chuyên môn thường xuyên có mặt trên công trường để tập trung điều hành thi công, tháo gỡ và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Trong một số tình huống có phương án tăng cường, bổ sung nhân lực, phương tiện thi công cho các đội kéo dây, điều động kịp thời vật tư trong quá trình thi công.
Trong công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu hành lang tuyến, EVNNPT thống nhất với các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và quản lý vận hành với phương châm “thi công đến đâu, nghiệm thu hoàn thành đến đó”, kết thúc kéo dây khoảng néo cuối cùng, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo đủ điều kiện để đóng điện vận hành dự án.
Sau khi hoàn thành dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, EVNNPT, CPMB sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để hoàn thành đoạn tuyến còn lại của đường dây 500kV mạch 3 là Vũng Áng – Quảng Trạch. Hiện nay đoạn tuyến này còn vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng tại 3 khoảng néo thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh). Một số hộ dân yêu cầu bồi thường hỗ trợ ngoài chính sách theo quy định của nhà nước.
EVNNPT, CPMB đã chỉ đạo các đơn vị xây lắp cần có các phương án điều động nguồn nhân lực kịp thời cho công tác thi công hoàn thành theo kế hoạch. Đồng thời thường xuyên có mặt trên tuyến để làm việc với các địa phương, đề xuất các biện pháp để giải quyết vướng mắc còn tồn tại liên quan đến giải phóng mặt bằng.
Để sớm hoàn thành dự án, EVNNPT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh ưu tiên và quan tâm chỉ đạo thị xã Kỳ Anh tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc còn tồn tại hiện nay. Trong trường hợp đã làm đúng, làm đủ nhưng các hộ dân vẫn không đồng thuận, EVNNPT đề nghị chính quyền địa phương xem xét sử dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết để bảo vệ thi công…
Đốc thúc đưa dự án Đường dây 220kV Lào Cai - Bảo Thắng về đích đúng hẹn
Dự án Đường dây 220kV Lào Cai - Bảo Thắng là dự án quan trọng trong việc cung cấp điện cho tỉnh Lào Cai nói riêng và các tỉnh phía Bắc trong mùa nắng nóng năm nay.
Đây là dự án truyền tải nguồn điện từ nước ngoài về Việt Nam và phải được hoàn thành trong tháng 4/2022 này. Tuy nhiên hạn đã sắp hết, nhưng việc giải phóng mặt bằng tại đây còn nhiều vướng mắc. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công hiện đang phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ dự án này.
Công nhân thi công dựng cột tại 2 vị trí còn lại trên tuyến. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Nhiều hộ dân không nhận đền bù
Có mặt tại công trường xây dựng tuyến đường dây 220 kV Lào Cai - Bảo Thắng những ngày đầu Hè, hàng trăm công nhân đang làm việc khẩn trương để dựng những vị trí cột cuối cùng, hoàn thiện kéo dây. Chia sẻ về dự án, ông Phùng Bảo Anh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) cho biết, đây là dự án trọng điểm, cấp bách được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) là chủ đầu tư, NPMB quản lý dự án. Dự án có quy mô xây dựng mới 2 mạch đường dây 220 kV từ trạm biến áp 220 kV Lào Cai đến trạm biến áp 220 kV Bảo Thắng.
Mặc dù đây là dự án nhỏ, chiều dài chỉ 17 km nhưng lại có ý nghĩa lớn phục vụ truyền tải 330 MW nguồn điện nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam; bảo đảm cung cấp an toàn, ổn định cho tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung ngay từ mùa nắng nóng năm nay. Cùng với đó là giải tỏa nguồn thủy điện nhỏ trong khu vực.
"Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành đúc móng và đang dựng 2 vị trí cột cuối cùng, dự kiến hoàn thành dựng cột trước ngày 18/4 này. Đối với công tác kéo dây, dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 17/22 khoảng néo, đã kéo dây xong 4 khoảng néo và đang kéo 4 khoảng néo", ông Phùng Bảo Anh cho biết thêm.
Mặc dù thời hạn tháng 4 đã sắp hết, nhưng theo ông Đặng Đức Hoàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 Thăng Long, hiện nay, do còn vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng hành lang tuyến, một số hộ dân vẫn chưa nhận tiền bồi thường. Vì vậy, tiến độ dự án đang chậm hơn so với kế hoạch đề ra ban đầu.
"Tuy nhiên, chúng tôi là đơn vị thi công dựng cột, kéo dây toàn bộ tuyến này, với quyết tâm cao nhất hoàn thành đóng điện dự án dịp 30/4 tới, đơn vị đã huy động 120 kỹ sư, công nhân để triển khai kéo dây. Nếu mặt bằng được bàn giao đủ, công ty sẽ huy động thêm kỹ sư, công nhân cùng với phương tiện máy móc từ các công trường khác để đáp ứng yêu cầu của dự án", ông Đặng Đức Hoàn nói.
Qua trao đổi tại công trường, vị đại diện Sông Đà 11 Thăng Long cũng cho hay, đơn vị thi công đã phối hợp chặt chẽ với đại diện lãnh đạo NPMB để tuyên truyền, vận động người dân dọc hành lang tuyến hiểu về tầm quan trọng và ý nghĩa dự án này, từ đó tạo thuận lợi về mặt bằng thi công. Dù vậy đến nay, khâu mặt bằng vẫn còn khó, ảnh hưởng tiến độ thi công dự án.
Về vấn đề này, ông Đỗ Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) thông tin thêm, hiện 35/35 vị trí cột với 52 hộ dân đã bàn giao đất cho chủ đầu tư để thi công dựng cột. Tuy nhiên, trong hành lang lưới điện có 127 hộ dân, huyện đã phê duyệt phương án đền bù cho 108 hộ và đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đền bù. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm vì một số hộ dân chưa hiểu hết chế độ chính sách nên chưa đồng thuận. Huyện tiếp tục phân công các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân chấp hành tốt bồi thường giải phóng mặt bằng.
Biện pháp mạnh
Dự án được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải 330MW nguồn điện nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Để đảm bảo tiến độ của dự án này, khâu giải phóng mặt bằng được xem là điểm then chốt. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công đều cho rằng, có mặt bằng sớm tại điểm nào, sẽ tiến hành làm "cuốn chiếu" tại điểm đó để đảm bảo tiến độ dự án.
Ông Đỗ Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng khẳng định: "Chúng tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng của dự án. Thời gian qua, thực hiện theo yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, huyện đã tập trung tuyên truyền vận động người dân, chỉ đạo các xã, thị trấn để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường dây 220 kV Bảo Thắng - Lào Cai".
Dù vậy, vẫn còn một vài hộ dân chưa đồng thuận, huyện sẽ tiếp tục vận động để nhân dân chấp hành tốt bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhưng, đối với những hộ dân cố tình chống đối, về nguyên tắc khi chế độ chính sách của người dân được cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật, huyện Bảo Thắng sẽ xây dựng phương án bảo vệ thi công với quyết tâm muộn nhất ngày 22/4 sẽ hoàn thành toàn bộ mặt bằng dự án để đơn vị thi công kéo dây, để dự án về đích đúng hẹn.
Trong quá trình triển khai dự án, NPMB và huyện Bảo Thắng đã phối hợp rất tốt và những vướng mắc đều đã được trao đổi, cùng tháo gỡ.
Theo ông Đặng Đức Hoàn, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 Thăng Long, với tính chất quan trọng của dự án, Chủ tịch HĐQT Công ty cùng các bộ phận chuyên đã trực tiếp có mặt tại công trường để chỉ huy, điều động lực lượng; phối hợp với NPMB và địa phương để đẩy nhanh tiến độ thi công. Các vướng mắc sẽ được tháo gỡ ngay tại công trường với quyết tâm hoàn thành đóng điện dự án dịp 30/4/2022.
Bảo đảm truyền tải điện khu vực Nam miền Trung, Tây Nguyên trong mùa nắng nóng Hiện nay, nắng nóng đang diễn ra khắp cả nước, vì thế nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến truyền tải điện cũng tăng cao tương ứng. Là đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên - nơi được coi là "đòn gánh" của hệ thống truyền tải điện Bắc -...