Đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng và trả lời chất vấn ĐBQH
“Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu mật vào trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật. Việc đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (ảnh VPQH).
Sáng 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường và cho ý kiến về dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước. ĐB Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có phát biểu rất đáng chú ý.
Theo bà Lê Thị Nga, các quy định của dự thảo Luật phải đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất là đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thứ hai đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, của ĐBQH, của báo chí và đảm bảo hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực.
“Để đảm bảo cân đối giữa hai yêu cầu trên là khó nhưng khó nhà nước cũng phải làm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, qua thảo luận của các ĐBQH, thấy xu hướng thứ nhất cho rằng có thực trạng bí mật nhà nước bị lộ trong một số trường hợp, ngay cả trong môi trường mạng, có những văn bản mật của những cơ quan quan trọng cũng bị chụp đưa lên mạng. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quốc gia của các cơ quan tổ chức đơn vị.
Video đang HOT
Thứ hai có tình trạng lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật, danh mục mật thì chậm rà soát sửa đổi, có những danh mục mật từ năm 2000 -2004 vẫn dùng, trong khi hệ thống liên quan đến công khai minh bạch sửa đổi nhiều. “Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu vào chất vấn của ĐBQH. Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật nhưng vẫn đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn”, ĐB Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, khái niệm, phân loại, danh mục bí mật nhà nước, các điều cấm trong dự thảo luật chưa rõ ràng, minh bạch. “Các ĐB trước tôi cũng nói là cần quy định rõ ràng, khái niệm không rõ sẽ dễ tùy tiện khi áp dụng, đặc biệt các lĩnh vực quá rộng. Ngay cả trong từng lĩnh vực thì cũng không biết được cái gì là mật, không mật, ví dụ như trong giáo dục biết cái gì là mật, không mật, về mức nguy hại cũng phải cân nhắc”, ĐB Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu thực thế, vừa qua Quốc hội tổ chức nhiều phiên họp truyền hình, phát thanh trực tiếp, trong đó có phiên thảo luận về công tác tư pháp. Tại phiên này, cơ quan thẩm tra đã lúng túng, ĐBQH cũng lúng túng vì nhận được 5 văn bản có đóng dấu mật của các cơ quan là Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội.
“Ủy ban Tư pháp cũng rất lo, bởi vì các cơ quan gửi văn bản đến đóng dấu mật mà Ủy ban Tư pháp không đóng dấu mật sẽ rất khó. Chúng tôi tra trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước thì thấy đa số thấy nội dung trong các văn bản trên không còn mật nữa. Ở đây danh mục mật của các ngành tư pháp lại chậm sửa đổi, từ năm 2004 đến nay vẫn dùng nên gây khó khăn, các ĐB lúng túng”, ĐB Lê Thị Nga nói.
Sau khi phân tích, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã đề nghị Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước cần rà soát lại để đảm bảo tính thống nhất của luật này với các quy định liên quan đến công khai minh bạch, quyền tiếp cận thông tin trong phòng, chống tham nhũng và các công khai trong hoạt động tố tụng; thứ hai các quy định cần cụ thể minh bạch hơn; thứ ba là rà soát lại để tạo điều kiện cho các ĐBQH và người dân.
Theo Danviet
Dấu "mật" gây khó cho sửa luật chống tham nhũng
Viêc sưa Luât Phong chông tham nhung đang găp nhiêu thach thưc, không chi vê tinh kha thi cua chinh sach, quy đinh, ma con cac vân đê ky thuât do "đung" phai văn ban... mât.
Dự thảo luật PCTN sửa đổi vừa được đưa ra UB Tư pháp của Quốc hội thảo luận, thẩm định trong phiên họp thứ 7 của cơ quan này ít ngày trước. Trong tơ trinh cua Chinh phu gưi tơi UB Tư phap, muc đâu tiên được đề cập la vê sư cân thiêt của việc phải sửa luật lần này. Theo đó, viêc sưa đôi luât được lý giải la nhăm tiêp tuc thưc hiên cac chu trương, nghi quyêt cua Đang vê PCTN.
Hang loat văn ban, chi thi, thông bao cua Ban Châp hanh Trung ương, Bô Chinh tri đươc dân chiêu, trong đo, văn bản mơi nhât la Kêt luân sô 10-KL/TW ngay 26-12-2016 cua Bô Chinh tri vê tiêp tuc thưc hiên Nghi quyêt Trung ương 3 khoa X vê tăng cương sư lanh đao cua Đang đôi vơi công tac PCTN...
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (giữa), Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì phiên họp của UB này để thẩm tra dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.
"Kêt luân sô 10 đong dâu "mât". Chung tôi mât mây thang mơi tiêp cân đươc đê nghiên cưu, cu thê hoa các chủ trương, định hướng để đưa vao dư luât lân nay" - Pho Tông Thanh tra Chinh phu Nguyên Văn Thanh, thanh viên Ban soan thao dự luật, bay to vơi ngươi đưng đâu cơ quan thâm tra - Chu nhiêm UB Tư phap Lê Thi Nga.
Cuc pho Cuc Phong chông tham nhung Nguyên Manh Hung - thanh viên tô biên tâp sưa đôi Luât PCTN cũng chia se: "Văn ban mât thi chi gưi tơi nhưng đia chi cu thê, không đươc photo, trao đôi rông rai. Vây nên cac hôi thao, hôi nghi đê thao luân dư thao kho năm băt hêt, chinh xac đươc cac nôi dung trong văn ban ây đê ma gop y cho phương an thê chê hoa. Măt khac, do mât nên ngay ca chung tôi cung kho giai trinh hêt ly do cua tưng điêu khoan. Minh ma noi hêt nôi dung cua văn ban gôc, co khi lai bi đanh gia lam... lô mât".
Câu chuyên sưa Luât PCTN đang đươc ban thao không phai la ca biêt về chuyện vướng vì văn bản cộp dấu "mật". 12 năm trươc, khi Bô Chinh tri ban hanh Nghi quyêt 49 vê chiên lươc cai cach tư phap, văn ban nay cũng đươc đong dâu mât.
Bô trương Tư phap khi ây là ông Uông Chu Lưu (hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội) cung lanh đao cac cơ quan tô tung trung ương đa rât lung tung trong viêc thao luân, xây dưng cac đê an đê cu thê hoa cac tư tương cai cach lơn trong văn kiên quan trong nay. Giơ trên cương vị Pho Chu tich Quôc hôi, môi khi ban vê công khai, minh bach, ông Lưu thương kê la đa phai tham mưu, va cuôi cung lanh đao châp nhân xoa dâu mât. Nhơ thê, chi gân google tim kiêm trên internet vơi tư khoa "Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị" la ra 3,3 triêu kêt qua, chi tiêt tư đâu đên cuôi văn kiên nay.
Ông Nguyên Manh Cương - Pho chu nhiêm Uy ban Tư phap cho hay, công viêc cua cơ quan nay thương hay găp phai nhưng văn ban "mât", ma nêu tinh đên đô phô biên, diên các bộ đươc tiêp cân thi rông tơi mưc kho giư mât nưa.
"Như tuân nay, chung tôi se thâm tra bao cao cua Chinh phu vê phong chông tôi pham va vi pham phap luât, bao cao cua công tac cua Chanh an TAND Tôi cao, Viên trương VKSND Tôi cao. Tât ca những báo cáo này, theo thông lê, đêu đong dâu mât. Tô tung la công khai. Vây tai sao bao cao vê hoat đông công khai lai đong dâu "mât"? Văn ban mât ây trinh ky hop Quôc hôi vơi ngot 500 đai biêu. Ma đai biêu thi se tương tac vơi bao chi, vơi dân, va se phai giai trinh, bao cao vê cac nôi dung liên quan. Vây con gi la mât nưa?".
Trở lại với câu chuyện của Cuc pho Cuc Phong chông tham nhung Nguyên Manh Hung, ông kê: "Tôi co hoi chi Lê Thi Nga, răng la Uy viên Trung ương, chi co hiêu tai sao Kêt luân sô 10 lai phai đong dâu mât không. Chi Nga chi cươi. Thưc tinh, Nghi quyêt Trung ương 3 khoa X đa không đóng dấu mât, công khai rông rai. Nôi dung Kêt luân sô 10 cơ ban cũng chi nhăc lai cac yêu câu cua Nghi quyêt Trung ương 3, thi mât lam gi?".
Phong viên hoi lai, ba Lê Thi Nga cung cươi. "Đung la dâu "mât" co gây kho cho chinh hoat đông cua chung tôi. Khoa trươc, giam sat tư phap, tôi muôn tim hiêu vê cơ câu tô chưc cua Bô Công an, ma rât kho. Vi nghi đinh nay mât. Rôi găp văn ban, văn kiên cua Đang đều đong dâu "mât", cung rât lung tung. Không chi la kho xin, kho tiêp cân ma con kho trich dân. Không trich dân thi không co lâp luân đê giam sat, đê thẩm tra dư luât. Ma trich dân thi lai sơ bi đanh gia lam lô mât".
Bô Công an hiên đang chu tri dư thao Luât Bao vê bi mât nha nươc đê tơi đây Chinh phu trinh Quôc hôi xem xet. Ba Nga cung như ông Cương hi vong vân đê lam dung "mât", ma ngay cac cơ quan hoach đinh chinh sach cua quôc gia cung la... "nan nhân" se đươc ban thao ky, giai quyêt rôt rao.
Nghĩa Nhân
Theo Dantri
Không xử lý hình sự một số tội với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tán thành không xử lý hình sự hành vi "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác", "hiếp dâm", "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng. Bà Lê Thị Nga...