Động đất tại Nepal: ADB viện trợ 203 triệu USD
Ngày 29/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á ( ADB) cho biết sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD cho Nepal nhằm hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ngày 25/4 vừa qua.
Ảnh minh họa.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á Takehiko Nakao cho biết, Ngân hàng ADB sẽ cung cấp ngay các hỗ trợ về tài chính từ Quỹ Cứu trợ thảm họa thiên nhiên Châu Á Thái Bình Dương nhằm đáp ứng ngay các nhu cầu nhân đạo (ví dụ như lều bạt, các hỗ trợ về y tế, thức ăn và nước uống) tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của trận động đất.
Tiếp sau đó, Ngân hàng ADB sẽ cung cấp bổ sung một khoản hỗ trợ trị giá 200 triệu USD cho một loạt các dự án trong các chương trình tái thiết đất nước.
Ngân hàng ADB cũng đã thành lập một Nhóm Hỗ trợ thảm họa động đất Nepal, và sẽ cùng tham gia với các cơ quan của Liên hợp quốc cũng như các đối tác phát triển khác trong việc đánh giá những thiệt hại và những nhu cầu đầu tư trong dài hạn đối với công tác tái thiết. Dựa trên đánh giá này, ngoài khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 200 triệu USD, ADB sẽ xem xét việc phân bổ lại những nguồn hỗ trợ tài chính hiện có.
Ngân hàng ADB sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nepal nhằm tìm ra các giải pháp phân bổ nguồn vốn từ các dự án đang triển khai trên, bao gồm cả việc thay đổi lại mục đích của các khoản vay này của ADB nhằm đáp ứng được ngay những nhu cầu khẩn cấp tại các khu vực bị thiệt hại nặng nề do trận động đất gây ra.Trong năm 2014, Ngân hàng ADB đã và đang triển khai các dự án hỗ trợ khác tại Nepal trị giá 2 tỷ USD và cung cấp khoảng 350 triệu USD hỗ trợ tài chính.
Video đang HOT
Nguyễn Quang
Theo NTD/Biz Live
Doanh nghiệp nội phải trả lãi hàng năm từ 12-16 tỷ USD/năm
Theo tính toán của chuyên gia Bùi Trinh và Nguyễn Huy Minh, tổng nợ phải trả của khối doanh nghiệp nội đến năm 2012 khoảng 415 tỷ USD tương đương 269%GDP và nếu lãi suất bình quân khoảng từ 3-4% thì khối doanh nghiệp nội phải trả lãi hàng năm từ 12-16 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu và nợ/GDP của DNNN đang có xu hướng giảm
Góp tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, hai chuyên gia Bùi Trinh và Nguyễn Huy Minh đặt vấn đề, thời gian qua các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia cũng như người dân có nhiều lo lắng về vấn đề nợ công của đất nước, tuy nhiên nợ công theo khái niệm của Việt Nam là một khái niệm còn nhiều tranh cãi; đặc biệt tiêu chí nợ công trên GDP bao nhiêu là hợp lý?
Riêng về vấn đề nợ của doanh nghiệp Nhà nước, các tác giả cho biết, không cơ quan nào công bố cơ cấu của nợ; bao nhiêu là nợ trong nước, bao nhiêu là nợ nước ngoài? Lãi suất phải trả của mỗi khoản nợ ra sao?
Dẫn nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê trong "Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011" và số liệu cập nhật cho năm 2012, các tác giả cho hay, nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2012 vào khoảng 192 tỷ USD chiếm khoảng 124% GDP (tăng 8,7% GDP); nếu loại trừ yếu tố giá bằng chỉ số giảm phát GDP thì lượng nợ năm 2012 giảm 2% so với năm 2011.
Nếu tính cả doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì tổng nợ phải trả của khối doanh nghiệp nội đến năm 2012 khoảng 415 tỷ USD khoảng 269%GDP và nếu lãi suất bình quân khoảng từ 3-4% thì khối doanh nghiệp nội phải trả lãi hàng năm từ 12-16 tỷ USD.
Tham luận của tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Huy Minh cũng chỉ ra, tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006-2011 của khối doanh nghiệp Nhà nước là 3,3, của khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 3. Tỷ lệ này của doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2013 giảm chỉ còn 2,18. Tuy nhiên tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu của khu vực ngoài Nhà nước lại tăng lên nhanh chóng.
Số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu và so với GDP của khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm nhanh, đây là một tín hiệu đáng mừng nếu đà giảm này vẫn tiếp tục như hiện nay. Độc giả có thể quan sát chi tiết tại bảng dưới đây:
Doanh nghiệp tư nhân có nhiều gánh nặng
Liên quan đến vấn đề "sức khỏe" doanh nghiệp, tính toán tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thấp nhất và có xu hướng ngày càng thấp.
Trong năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước lần lượt là 3% và 5,2%; của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1,1% và 1,5%; và của các doanh nghiệp FDI là 4,4% và 5,1%.
Các tác giả cho rằng, điều này lý giải tại sao trong 2 năm gần đây khi tỷ lệ để dành trên GDP và đầu tư trên GDP tương đương nhau nhưng nền kinh tế vẫn rất khó khăn về vốn, và tại sao các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nếu không phải là sân sau của các doanh nghiệp Nhà nước thì chết hàng loạt.
"Với tỷ suất lợi nhuận như vậy, không một doanh nghiệp ngoài Nhà nước nào sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng qui định pháp luật chịu được mức lãi suất trên 20% những năm trước đây và khoảng 10% trong hiện tại" - hai vị chuyên gia nhận xét.
Như vậy, lượng kiều hối và lượng tiền trong dân thực chất chỉ là "tiền tệ", không thành vốn để đi vào sản xuất do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất với lãi suất huy động 7-8% và lãi suất phải trả ngân hàng trên 10% trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn của họ chỉ là 1-2%.
Các tác giả cho rằng, tỷ suất lợi nhuận sụt giảm chính là do các loại chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ, hầu hết đều mang tính "giật cục", ngắn hạn, đồng thời với chi phí vận chuyển tăng cao do giá năng lượng liên tục tăng vì các doanh nghiệp độc quyền về năng lượng luôn luôn kêu lỗ.
Ví các doanh nghiệp Nhà nước như những ông "vua" không ngai, tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Huy Minh nhìn nhận, người dân và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ngoài việc đóng thuế để nuôi những đối tượng này, lại còn phải chịu mua những sản phẩm độc quyền với giá cao và giá trị thấp. Đồng nghĩa với việc người dân và doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang phải oằn lưng gánh chịu hậu quả của doanh nghiệp Nhà nước do quản lý kém cỏi và nạn tham nhũng mang lại.
Bích Diệp
Theo Dantri
TP.HCM sẽ trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 Ngày 20/4, tại buổi họp thông tin tiến độ các tuyến đường sắt đô thị (tuyến metro), ông Lê Khắc Huỳnh, Phó Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tuyến metro số 5 - giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền-cầu Sài Gòn) đã thu xếp được đầy đủ nguồn vốn đầu tư với tổng...