Động đất Sông Tranh: Thế giới cũng ngạc nhiên
Động đất kích thích từng xảy ra ở một số đập thủy điện trên thế giới song động đất kích thích ở Thủy điện Sông Tranh 2 thì đến thế giới cũng phải ngạc nhiên, theo GS.TSKH Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi.
Không chỉ giám sát Sông Tranh 2
Động đất có biểu hiện hoạt động dồn dập, theo từng đợt, đợt sau có xu thế tăng về tần suất lặp lại và cấp độ mạnh, có ngày tới bảy trận động đất trong điều kiện hồ tích nước ở mức tối thiểu, rất thấp so với ngưỡng gây động đất kích thích mà thế giới đã đúc rút kinh nghiệm, là điều đáng kinh ngạc.
Trong khi đó, VN đang trong giai đoạn phát triển nóng về thủy điện với nhiều công trình thủy điện đang xây dựng. Tính riêng các đập thủy điện ở có chiều cao khoảng 100 m, VN có vài chục.
Ông Hồng cho rằng phải giám sát tình trạng rung động nền đất ở các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chứ không chỉ dừng thủy điện Sông Tranh 2.
Ít nhất nên đặt trạm quan trắc tại đập Thủy điện Sông Bung và A Vương nhằm ghi nhận xem quá trình tích nước ở đó có xảy ra động đất kích thích không, rồi so sánh với số liệu ở Sông Tranh 2.
Video đang HOT
Thủy điện Sông Trang 2
Kiến nghị Quốc hội
Từ câu chuyện Sông Tranh 2, ông Hồng đề nghị cần sớm lập bộ tiêu chuẩn động đất kích thích trong xây dựng để đánh giá lại các hệ thống đập thủy lợi và thủy điện ở những vùng có khả năng xảy ra động đất kích thích, tức là có đứt gãy hoạt động.
Khi khảo sát xây dựng, chủ đầu tư đã không tính toán đến kịch bản tâm động đất kích thích có thể xảy ra và, do đó, không tính đến khoảng cách an toàn với khu dân cư. Nay, khi động đất xảy ra, chủ đầu tư phải đền bù cho dân. Nguyên tắc đền bù là hỏng thì phải nâng thêm một cấp. Ví dụ, nhà đất phải nâng cấp lên nhà gạch, nhà gạch phải nâng cấp lên nhà xi măng.
GS.TSKH Vũ Trọng Hồng
Cái khó hiện nay là trên thế giới chưa có bộ tiêu chuẩn về động đất kích thích trong xây dựng hoặc nếu có thì chúng ta cũng chưa tiếp cận được.
Vì thế, chúng ta không thể dịch mà phải làm theo cách tổng kết. Tức là tổng kết các thông tin, dữ liệu khoa học từ chính công trình thủy điện sông Tranh 2, thậm chí phải tìm lại các dữ liệu khoa học liên quan đến động đất kích thích xảy ra ở Hòa Bình cách đây hai chục năm trước.
Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn động đất kích thích phải có sự tham gia của nhiều bên thuộc nhiều chuyên ngành như địa chất, vật lý địa cầu, kỹ thuật công trình, “Ba lĩnh vực này phải ngồi lại với nhau thì mới ra được bộ tiêu chuẩn”, ông Hồng nói.
Nhưng VN chưa có chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực này. Vì thế, VN nên mời các chuyên gia nước ngoài nếu biết quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn sẽ mất nhiều thời gian và đây là một vấn đề rất mới ở VN.
Ông Hồng đã đề xuất việc lập bộ tiêu chuẩn về động đất kích thích lên Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). VUSTA đã tiến hành họp với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và đang chuẩn bị nội dung để trình lên Quốc hội.
Theo 24h
TĐ Sông Tranh 2: Đùn đẩy trách nhiệm
Theo Bộ Công Thương, trách nhiệm vụ Sông Tranh là của Bộ TN&MT
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều muộn 1/10, liên quan đến dự án Thủy điện Sông Tranh 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phụ trách, Bộ Công thương cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thủy điện do Bộ TN&MT thẩm định, phê duyệt, vì thế trách nhiệm này thuộc về Bộ TN&MT.
Theo Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) Cao Anh Dũng, báo cáo này đã được Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt. "Cơ quan nào xây dựng đánh giá tác động môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu của báo cáo đó. Bên cạnh đó cơ quan thẩm định phải có trách nhiệm về vấn đề đó. Vì thế đánh giá tác động môi trường đối với Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc trách nhiệm của Bộ TN&MT" - ông Dũng khẳng định.
Trong khi đó, "Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2", Tập đoàn Điện lực VN lập tháng 8/2005 cho rằng thủy điện này "không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường". Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu lại cho đó là "động đất kích thích".
Trả lời thắc mắc của báo chí xung quanh việc "xào nấu" thông tin của TS Lê Trần Chấn để đưa vào báo cáo tác động môi trường của Thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng giải thích thời điểm xây dựng thủy điện vào năm 2005, những thông tin về động đất kích thích đối với Việt Nam đang rất ít nên phải tổng hợp thông tin từ nước ngoài.
"Thời kỳ đó TS Lê Trần Chấn được giao làm chủ biên tổng hợp những thông tin về động đất kích thích của thế giới hậu UNESCO. Sau đó đơn vị tư vấn - Tổng Công ty tư vấn xây dựng điện 1 đã trích dẫn những thông tin đó vào báo cáo" - ông Dũng nói.
Xung quanh vấn đề thủy điện Sông Tranh 2, ông Dũng còn cho biết, trước đó đã có buổi họp báo vào ngày 28/9 tại UBND tỉnh Quảng Nam. Sau đó ngày 30/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Bắc Trà My, những thông tin báo chí nêu đã được đơn vị tư vấn trả lời thấu đáo tại hai buổi làm việc này.
Theo 24h
TĐ Sông Tranh 2: Thi công có vấn đề! Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng thừa nhận trong quá trình thi công Thủy điện Sông Tranh 2 do EVN làm chủ đầu tư có vấn đề về thi công dẫn đến sự cố rò rỉ nước. Sáng nay (28/9), Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức...