Động đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng lên 1.558
Số người thiệt mạng trong thảm họa động đất, sóng thần Indonesia hiện là 1.558 người và có thể tăng khi nỗ lực cứu hộ đang được triển khai.
Chính phủ Anh ngày 4/10 đã cam kết hỗ trợ 3 triệu bảng và gửi hàng cứu trợ đến giúp người dân Indonesia đang bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần hôm 28/9 vừa qua.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát. Ảnh: AP.
Hơn 70.000 người không có nhà cửa sau thảm họa. Các quan chức Indonesia cho biết, số người thiệt mạng hiện là 1.558 người và có thể tăng khi lực lượng cứu hộ đang tiếp tục tìm thấy thêm các thi thể tại Palu – khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất và sóng thần.
Video đang HOT
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề phát triển quốc tế của Anh Penny Mordaunt cho biết, ngoài việc hỗ trợ 3 triệu bảng phục vụ cho những nhu cầu khẩn cấp, Anh cũng hỗ trợ tài chính thông qua các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức cứu trợ khác để giúp đỡ người dân Indonesia.
Tổ chức Tầm nhìn thế giới cho biết, thiếu các trang thiết bị cần thiết gây khó khăn cho việc tìm kiếm những người bị mắc kẹt. Ước tính có khoảng 20.000 người đang cần hỗ trợ khẩn cấp lương thực, nước uống và lều bạt khẩn cấp.
Các máy bay vận tải quân sự Australia đang trên đường đến vùng thảm họa để cung cấp hàng cứu trợ. Chính phủ Australia đã cam kết hỗ trợ 5,5 triệu USD và triển khai các nhóm y tế để điều trị những người bị thương tại Indonesia. Liên Hợp Quốc cũng thông báo hỗ trợ 15 triệu USD cho các hoạt động cứu trợ./.
Theo Phạm Hà/VOV1Theo Reuters
Ung thư giai đoạn cuối, phát ngôn viên Indonesia vẫn làm việc hết mình sau thảm họa
Phát ngôn viên Cơ quan ứng phó thiên tai quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho vẫn nỗ lực cung cấp thông tin về tình hình động đất, sóng thần trên đảo Sulawesi cho báo chí mỗi ngày, dù đang gánh chịu ung thư phổi giai đoạn cuối.
Phát ngôn viên Cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho trả lời với báo chí trong cuộc họp báo về động đất, sóng thần hôm 2.10 AFP
Tính đến nay, trận động đất 7,5 độ Richter gây ra đợt sóng thần cao 6 m vào tối 28.9 ở Sulawesi đã cướp đi mạng sống của hơn 1.400 người và con số này có thể còn tăng lên.
Dù cảm thấy cơ thể mỗi ngày một yếu đi, ông Nugroho, 48 tuổi, vẫn chủ trì họp báo mỗi ngày để cập nhật tình hình hậu quả và cứu trợ sau thảm họa, nhận các cuộc gọi của phóng viên và cung cấp thông tin trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, theo AFP.
"Tôi không thể nói dối về tình trạng thể chất của mình. Ung thư đã di căn đến những bộ phận khác và làm suy yếu cơ thể của tôi", ông Nugroho chia sẻ trong tin nhắn gửi các phóng viên trên mạng xã hội.
"Tôi xin lỗi nếu không thể phản hồi tất cả câu hỏi từ giới nhà báo, các bạn của tôi. Nếu tôi khỏe mạnh, tôi chắc chắn sẽ làm việc tốt hơn", ông nhấn mạnh.
Hồi tháng 1, bác sĩ cho hay ông có thể chỉ sống được thêm từ 1-3 năm và Nugroho hứa với vợ sẽ giảm lịch làm việc. Tuy nhiên, vị phát ngôn viên mẫn cán này vẫn không thể nghỉ ngơi khi Indonesia thường xuyên phải hứng chịu thiên tai.
Hồi tháng 2, trong lúc nằm viện, ông Nugroho vẫn cố gắng cập nhật tình hình lở đất gây chết người cho giới báo chí. Đến tháng 8, ông gửi thông tin về đợt động đất trên đảo Lombok, chỉ vài phút sau khi trải qua đợt hóa trị.
"Trong lúc còn sống, tôi vẫn muốn làm hết sức mình để phục vụ người khác", ông chia sẻ.
Theo TNO
Tổng thống Indonesia đến Palu, người dân vây quanh kêu gọi trợ giúp Ngày 4/10, Tổng thống Joko Widodo đã có chuyến thị sát thứ hai đến các khu vực bị động đất, sóng thần tàn phá nặng nề thuộc tỉnh Trung Sulawesi nhằm thúc đẩy các nỗ lực cứu trợ. Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm thành phố Palu thuộc đảo Sulawesi, nơi hứng chịu trận động đất kèm theo sóng thần, ngày 30/9. Ảnh:...