Động đất rung chuyển đảo Đài Loan
Trận động đất 6,1 độ xảy ra ngoài khơi thành phố Nghi Lan, Đài Loan tối nay, khiến các tòa nhà trên khắp hòn đảo rung lắc.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết động đất xảy ra ở độ sâu 74 km dưới vùng biển ngoài khơi phía đông đảo Đài Loan lúc 21h19 (20h19 giờ Hà Nội). Người dân Đài Bắc cho biết các tòa nhà rung lắc dữ dội, trong khi cư dân cả hòn đảo có thể cảm nhận được chấn động.
“Tòa nhà tôi ở rung lắc dữ dội. Tôi mang theo con trai chạy khỏi nhà. Thật khủng khiếp”, một người dùng mạng xã hội cho hay.
Vị trí xảy ra động đất ngoài khơi thành phố Nghi Lan, Đài Loan tối nay. Đồ họa: Volcano Discovery .
Chen Kuo-chang, người đứng đầu Trung tâm Địa chấn của Cục Thời tiết, cho biết đây là trận động đất lớn nhất trong năm nay ở Đài Loan. “Động đất có thể cảm nhận được ở khắp Đài Loan, với các rung chấn kéo dài khoảng 30 đến 40 giây”, ông cho hay.
Phó lãnh đạo Đài Loan William Lai kêu gọi người dân bình tĩnh và cho biết chính quyền đang theo dõi tình hình. Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại lớn hay thương vong, nhưng người dân ở Đài Bắc cho biết họ rất sốc trước cường độ của trận động đất.
“Rung chuyển rất mạnh và lâu ở thành phố Tân Bắc. Tôi cứ tưởng nhà sẽ sập và vùi lấp mình. Rất may không có thiệt hại”, một người đăng Facebook.
Video đang HOT
“Trận động đất lớn vừa xảy ra ở Đài Loan”, một người dùng Twitter cho biết, thêm rằng anh đang lái xe về nhà khi động đất xảy ra. “Cứ tưởng một chiếc lốp xe bị nổ, hóa ra là động đất lớn!”.
Giới chức cho biết dịch vụ tàu điện ngầm của Đài Bắc đã tạm thời dừng hoạt động trong lúc họ đánh giá tác động. Một số dịch vụ tàu cao tốc cũng bị hoãn do trận động đất.
Đài Loan thường xuyên hứng chịu các trận động đất do hòn đảo này nằm gần điểm giao nhau của hai mảng kiến tạo. Điểm du lịch Hoa Liên từng hứng chịu trận động đất 6,4 độ vào năm 2018, khiến 17 người thiệt mạng và gần 300 người bị thương.
Vào tháng 9/1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ đã giết chết khoảng 2.400 người trong thảm họa tự nhiên chết chóc nhất trong lịch sử hòn đảo.
Đài Loan có "bảo bối" khổng lồ giúp tránh đòn "mưa tên lửa" của TQ
Theo các nhà phân tích, hệ thống radar tầm xa khổng lồ của Đài Loan - đưa ra cảnh báo sớm về tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ - đã trở nên quan trọng với hòn đảo này và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.
Hệ thống radar khổng lồ của Đài Loan có thể phát hiện tên lửa ở khoảng cách 5.000 km. Ảnh: Handout
Tờ SCMP hôm 7/12 đưa tin, các nhà phân tích cho rằng hệ thống radar khổng lồ đặt trên một ngọn núi ở phía bắc đảo Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công từ quân đội Trung Quốc, bao gồm cả các cuộc tấn công từ tàu ngầm ở Biển Đông - nơi có khả năng nhắm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam.
Hệ thống radar cảnh báo PAVE PAWS trị giá 1,4 tỷ đô la Mỹ được xây dựng bởi công ty Mỹ Raytheon và đi vào hoạt động hết công suất từ năm 2013.
Nằm ở độ cao 2.600 mét ở Leshan, thành phố Tân Trúc (Hsinchu), hệ thống radar khổng lồ có thể phát hiện một tên lửa ở khoảng cách 5.000 km và lần dấu đạn đạo một cách chi tiết ở khoảng cách 2.000 km, một phạm vi bao quát Trung Quốc đại lục và khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên, có những lo ngại ở Đài Loan cho rằng hệ thống radar này sẽ là mục tiêu hàng đầu bị phá hủy nếu quân đội Trung Quốc tấn công vào hòn đảo. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết. Dấu hiệu Trung Quốc muốn thu hồi Đài Loan bằng vũ lực đang gia tăng thời gian gần đây.
"Trong trường hợp tổ chức tấn công, quân đội Trung Quốc dự kiến nhắm đầu tiên vào hệ thống radar để cắt đứt liên kết dữ liệu chiến đấu của Đài Loan", Sun Hai-tao, một thiếu tướng nghỉ hưu của Đài Loan, nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng, ngay cả khi điều này xảy ra, hệ thống radar vẫn cung cấp cảnh báo sớm cho Đài Loan.
Wang Kung-yi, người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu chiến lược quốc tế Đài Loan, nhận định, hòn đảo đã "đầu tư rất nhiều" để bảo vệ hệ thống radar khổng lồ.
"Các lá chắn chống tên lửa đã được thiết lập, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot III và các hệ thống chống tên lửa do Đài Loan tự sản xuất như Tien Kung 2 và Tien Kung 3. Đó là chưa kể tới các máy bay cảnh báo sớm và hệ thống pháo phòng không tầm ngắn", ông Wang nói. Ngoài ra, theo ông Wang, một hệ thống gây nhiễu định vị GPS cũng được lắp đặt để ngăn quân đội Trung Quốc xác định chính xác vị trí của hệ thống radar Đài Loan.
Một số nhà phê bình gọi hệ thống radar của Đài Loan là một cơ sở radar của Mỹ và chi phí của hệ thống radar này cũng bị nghi ngờ. Ngoài chi phí xây dựng, Đài Loan đã chi 700 triệu Đài tệ (24,6 triệu đô la Mỹ) một năm để bảo trì cơ sở. Công việc bảo trì chính được trao cho các kỹ sư Mỹ vì công nghệ cơ bản chưa được chuyển giao, trong khi Đài Loan xác nhận đã chia sẻ các thông tin tình báo thu được với Washington. Một cố vấn kỹ thuật người Mỹ đã tháp tùng nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tới cơ sở radar này hồi tháng 10.
Su Tzu-yun, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Bắc, cho rằng việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ và Đài Loan là rất quan trọng vì Biển Đông và eo biển Đài Loan đã trở thành các điểm nóng xung đột tiềm tàng.
"PAVE PAWS hoạt động rất mạnh. Nó có thể phát hiện các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực với Mỹ có thể giúp theo dõi và đối phó với mọi cuộc cuộc tấn công bằng tên lửa từ dưới nước của quân đội Trung Quốc", ông Su nói.
Giáo sư tại Đại học Tamkang nói rằng quân đội Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện ở Biển Đông để chống lại các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Mỹ trong khu vực và các tàu ngầm Trung Quốc có thể tấn công tên lửa vào các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam từ Biển Đông.
Theo chuyên gia, hệ thống radar Đài Loan sẽ phát hiện được tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Reuters
Ou Si-fu, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh - một tổ chức tư vấn ở Đài Bắc, cho rằng các tàu ngầm tại căn cứ của quân đội Trung Quốc ở khu vực ngoài khơi bờ biển phía nam đảo Hải Nam, có thể dễ dàng tránh bị phát hiện ở độ sâu 2.000 - 4.000 mét khi hoạt động ở Biển Đông.
"Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc với nhiều tên lửa đạn đạo có thể tránh các đòn tấn công đầu tiên bằng cách ẩn mình dưới nước và trở thành lực lượng răn đe để đáp trả các cuộc tấn công", ông Ou nói.
Theo nhà nghiên cứu này, hệ thống tàu ngầm mới của Trung Quốc sẽ được trang bị các tên lửa JL-3, ước tính có tầm bắn lên tới 14.000 km, có thể vươn tới Mỹ.
Điều đó khiến hệ thống radar của Đài Loan trở nên quan trọng hơn với quan hệ đối tác an ninh giữa Mỹ và Đài Loan, theo ông Ou.
Máy bay săn ngầm Trung Quốc lại xâm nhập vào vùng ADIZ của Đài Loan Đài Loan đáp trả bằng cách điều động máy bay chiến đấu, phát cảnh báo vô tuyến, triển khai hệ thống tên lửa phòng không. Máy bay săn ngầm Thiểm Tây Y-8 của PLA bị Không quân Đài Loan chụp ảnh hôm 29/11. Một máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo...