Động đất rung chuyển Colombia: Dân tình hỗn loạn
- Một trận động đất 6.6 độ richte đã xảy ra tại thủ đô Bogota của Colombia, khiến nhiều cư dân phải sơ tán ra khỏi các tòa nhà. Chấn động mạnh và kéo dài gây ra hoảng loạn.
Cục Khảo sát Địa chất Colombia báo cáo rằng chấn động có nguồn gốc từ khu vực Santander Department, ở độ sâu 158 km. Trận động đất với cường độ ước tính 6.6 độ.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), trận động đất có tâm khoảng 9 dặm (14 km) về phía bắc Aratoca, khoảng 175 dặm (280 km) bắc Bogota. Tâm chấn họ ghi nhận được sâu 91 dặm (147 km). USGS sửa đổi cường độ trận động đất thành 6.2. Không có thiệt hại hay thương vong được ghi nhận.
Tâm chấn nằm gần thủ đô của Colombia
Người dân đưa tin trên Twitter rằng chấn động xảy ra ở nhiều thành phố của Colombia, và đăng tải hình ảnh hàng nghìn người đổ xô ra đường phố và đứng đợi bên ngoài tòa nhà, quán cà phê, và trung tâm mua sắm.
Mạng điện thoại hoàn toàn bị nghẽn sau sự cố. Truyền thông địa phương cho hay có thể nhận thấy trận động đất đang diễn ra khi đứng ở thành phố lớn thứ hai Colombia là Medellin, cũng như một số thành phố Venezuela gần biên giới hai nước.
Video đang HOT
Các đường dây ngầm bị phá hỏng sau chấn động. (Ảnh: RT)
Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hàng hóa nằm dài dưới sàn, chai rượu vỡ, các đường dây ngầm bị hỏng, và làm thiệt hại các tòa nhà lịch sử ở Bogota. Người dùng Twitter cho hay sinh viên thành phố đã bạo loạn sau trận động đất.
Mặc dù không có thiệt hại đáng kể nào gây ra bởi trận động đất hôm 11-3, nhưng những chấn động với cường độ tương tự sẽ gây chết người nếu chúng gần mặt đất và gần với khu vực đông dân hơn.
Hàng nghìn người sơ tán ra khỏi các tòa nh tại Bogota, Colombia. (Ảnh: Bogota News)
Tháng 01-1999, một trận động đất 6.2 độ richte có tâm chấn cách thành phố Ibagué của Colombia 40 km đã làm tan nát nhà cửa và giết chết ít nhất 1200 người, ảnh hưởng nặng nề lên hai thành phố Armenia và Pereira. Khoảng 4000 người mất tích sau trận đó, gây ra sự náo loạn truyền thông, bạo loạn, cướp bóc khắp nơi. Các nhà chức trách đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm.
Như Lê
Theo_PLO
FBI đã sai khi cáo buộc Triều Tiên tấn công Sony?
Các chuyên gia an ninh mạng tung bằng chứng chứng tỏ những cáo buộc mà FBI đưa ra đối với Triều Tiên trong vụ tấn công vào hãng Sony là không có cơ sở.
Ngày 23/12, trong bối cảnh mạng Internet ở Triều Tiên vừa mới được khôi phục sau hơn 9 tiếng đồng hồ bị tê liệt, các chuyên gia an ninh mạng đang đặt câu hỏi về tuyên bố của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) rằng Triều Tiên là thủ phạm gây ra vụ tấn công mạng kinh hoàng vào hãng phim Sony Pictures.
Ông Kurt Stammberger, phó chủ tịch hãng an ninh mạng Norse cho hay công ty của ông đã ghi nhận được nhiều dữ liệu chứng tỏ một số bằng chứng mà FBI đưa ra để chứng minh cho tuyên bố trên là không có cơ sở.
Vụ tấn công của tin tặc đã gây thiệt hại nặng nề cho hãng Sony Pictures
Ông Stammberger tuyên bố: "Sony không chỉ bị tấn công từ bên ngoài, mà công ty này còn bị phá hoại từ bên trong". Ông đưa ra tuyên bố này sau khi công ty Norse tiến hành một cuộc điều tra độc lập về vụ tin tặc tấn công kho dữ liệu của Sony Pictures.
Chuyên gia này nói tiếp: "Chúng tôi tin rằng đây không phải là một vụ tấn công do Triều Tiên tổ chức, và những kẻ phá hoại trong nội bộ mới là thành tố chính gây ra một trong những vụ tấn công mạng gây thiệt hại to lớn nhất trong lịch sử".
Theo ông Stammberger, những dữ liệu mà Norse ghi nhận được cho thấy thủ phạm có thể là một phụ nữ tự gọi mình là "Lena", và nhân vật bí ẩn này có liên hệ với một nhóm tin tặc tự xưng là "Những người bảo vệ hòa bình".
Norse tin rằng họ đã xác định được người phụ nữ này từng là một nhân viên của Sony ở Los Angeles trng 10 năm và chỉ rời khỏi công ty này vào tháng Năm vừa qua.
Ông Stammberger nói: "Người phụ nữ này ở đúng vị trí và có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu cần thiết để có thể xác định được những máy chủ cần tấn công".
Các chuyên gia khác trong lĩnh vực an ninh mạng và tình báo tư cũng tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của FBI rằng Triều Tiên là thủ phạm gây ra vụ tấn công vào Sony.
FBI cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm vụ tấn công vào Sony
Chuyên gia Stammberger nói thêm: "Rõ ràng là Triều Tiên có để lại &'vân tay' trong vụ việc này, nhưng khi xem xét tất cả các đầu mối, chúng tôi nhận thấy đó chỉ là những bằng chứng giả".
Chẳng hạn như loại phần mềm độc hại (malware) gây ra vụ tấn công vào Sony từng được Triều Tiên sử dụng trước đây, nhưng nó cũng là loại vũ khí tấn công mạng ưa thích của nhiều tin tặc trên khắp thế giới.
Điều đáng chú ý là yêu sách đầu tiên mà những kẻ tấn công đưa ra là buộc Sony phải trả tiền cho họ để đổi lấy việc những thông tin nhạy cảm không bị công khai. Trong yêu sách này không hề đề cập gì đến bộ phim "The Interview", một bộ phim gây nhiều tranh cãi nói về vụ ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hiện FBI vẫn đang tiếp tục điều tra thủ phạm đứng đằng sau vụ tấn công này.
Theo NTD
Động đất 5,8 độ Richter ở tây nam Trung Quốc Trận động đất mạnh 5,8 độ Richter xảy ra hôm qua làm rung chuyển một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, ba ngày sau khi một trận khác làm ít nhất 5 người chết ở tỉnh này. Người dân huyện Khang Định đổ ra đường phố tránh động đất. Ảnh: Ifeng. Trận động đất xảy ra vào 23h19 tại khu...