Động đất ở Quảng Ngãi
Rạng sáng 6/3, người dân nhiều xã ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) hoảng hốt chạy ra khỏi nhà vì động đất gây rung chuyển mặt đất.
Vị trí tâm động đất sáng nay. Ảnh: Viện vất lý địa cầu.
Ông Đinh Văn (55 tuổi) ở xã Sơn Lập kể, gần 5h30 sáng nay thức dậy chuẩn bị đưa con trai đến trung tâm huyện Sơn Tây dự lễ giao quân thì bỗng dưng nhà cửa rung lắc. “Từ nhỏ đến giờ sống ở đây tôi chưa từng thấy mặt đất, nhà cửa chao đảo mạnh như thế. Không chỉ nhà tôi, nhiều gia đình khác cũng hoảng quá chạy ra ngoài vì lo ngói rơi trúng đầu”, ông Văn nói.
Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Lê Văn Tùng cũng cho biết, rạng sáng nay nhiều khu dân cư ở trung tâm huyện đã rung chuyển. “Lo quá, tôi điện thoại cho lãnh đạo nhà máy thủy điện Đăkđrinh thì họ bảo công trình chưa lắp đặt thiết bị quan trắc động đất nên chưa thể ghi nhận được hiện tượng này”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, thời gian tới, huyện sẽ kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư hệ thống thiết bị này cho công trình và có giải pháp đề phòng rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong vùng dự án.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Vật lý Địa cầu – xác nhận, lúc 5h24 trận động đất 3 độ richter xảy ra ở khu vực giáp ranh huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện KonPlong (Kon Tum), gần công trình thủy điện Đăkđrinh, độ sâu chấn tiêu 6,4 km.
Lòng hồ thủy điện Đăkđrinh, vùng giáp ranh giữa huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện Konplong (Kon Tum) xảy ra trận động đất sáng nay. Ảnh: Trí Tín.
Kết quả đánh giá động đất giai đoạn thiết kế công trình thủy điện Đăkđrinh do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đưa ra là có thể chịu động đất cực đại 5 độ richter. Hồi cuối tháng 2/2014 là động đất kích thích cấp 3,4 (tương đương khoảng 2 độ richter).
Trong văn bản gửi huyện Kon Plông (Kon Tum) và Sơn Tây (Quảng Ngãi), lãnh đạo công ty Cổ phần thủy điện Đăkđrinh cho hay, từ sau ngày tích nước lòng hồ công trình vào tháng 10/2013 đến đầu năm 2014 có 10 lần rung chấn kèm theo tiếng nổ, những lần khác là do người dân nổ mìn đánh cá. Nếu xảy ra động đất theo thiết kế tính toán ứng với xác suất vượt quá 10% trong vòng 50 năm (ứng với chu kỳ lặp lại 475 năm) là cấp 5 thì vẫn không ảnh hưởng đến công trình và đời sống người dân khu vực dự án.
Công trình thủy điện Đăkđrinh có công suất 125 MW, tổng vốn đầu tư la 3.423 tỷ đồng. Tổng diện tích lòng hồ của công trình là 900 ha, trai dài qua hai huyện Kon Plông và Sơn Tây với dung tích hồ chứa là 248 triệu m3. Hiện hồ chứa đã tích nước, phát điện từ giữa năm ngoái.
Trí Tín
Theo VNE
2 trận động đất xảy ra trong vòng 1 phút
Chỉ trong vòng 1 phút, 2 trận động đất liên tiếp xảy ra giữa đêm khuya ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam).
Ngày 30/6, trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My - ông Nguyễn Nhuần xác nhận, vào khoảng hơn 1h sáng cùng ngày đã xảy ra 2 trận động nhất nhẹ liên tiếp xảy ra trên địa bàn. Theo ông Nhuần, trận động đất này nhẹ và diễn ra trong khoảng vài giây nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Vị trí trận động đất xảy ra vào rạng sáng ngày 30/6 tại thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu
Trao đổi với PV Dân trí, nhiều người dân ở Bắc Trà My cũng xác nhận có nghe rung chuyển nhẹ vào giữa đêm. Tuy nhiên, thời gian rung chuyển quá ngắn nên người dân cũng không lo lắng gì vì động đất diễn ra thường xuyên.
Theo thông cáo phát đi của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất thứ nhất diễn ra vào hồi 18 giờ 18 phút 49 giây (giờ GMT) tức 1 giờ 18 phút 49 giây (giờ Hà Nội) ngày 30/6/2014, trận động đất có độ lớn 2,6 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.355 độ vĩ Bắc - 108.132 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km.
Trận động đất thứ hai xảy ra vào hồi 18 giờ 19 phút 38 giây (giờ GMT) tức 1 giờ 19 phút 38 giây (giờ Hà Nội) ngày 30/6/2014. Trận động đất có độ lớn 1,7 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.357 độ vĩ Bắc -108.130 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 6,5 km.
Viện Vật lý địa cầu cũng cho biết, đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.
Công Bính
Theo Dantri
Tại sao đến nay Việt Nam vẫn chưa dùng Hải quân ở Hoàng Sa? Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung lực lượng, tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích "bóp chết từ trong trứng nước" Hải quân và Không quân Việt Nam. Đến thời điểm này đã là hơn 1,5 tháng kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan...