Động đất ở Indonesia đã làm hơn 8.100 người thương vong
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý của Indonesia (BMKG) đã ghi nhận 74 cơn dư chấn sau trận động đất mạnh 6,5 độ Richter tại huyện Pidie Jaya và các khu vực lân cận trong tỉnh Aceh, Indonesia hôm 7/12.
Lực lượng cứu hộ Indonesia tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất tại tỉnh Aceh ngày 7/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các cơn dư chấn xảy ra ở mức độ nhẹ hơn (từ 3,5 đến 5,3 độ Richter) so với trận động đất ban đầu.
Người phát ngôn của BMKG, Hary T Djatmiko cho biết các chấn động đã khiến người dân địa phương lo sợ, nhiều người không dám trở về nhà.
Video đang HOT
Bộ các vấn đề xã hội Indoensia đã lập 9 trại lánh nạn tại 16 khu vực với sức chứa mỗi trại 500-1.100 người để giúp người dân có nơi trú ẩn trong thời gian này.
Theo ông Sutopo Purwo Nugroho, phụ trách Thông tin và Trung tâm Dữ liệu của Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB), tính đến thời điểm này, trận động đất nói trên đã khiến 103 người thiệt mạng và 8.000 người khác bị thương.
Ít nhất gần 3.000 ngôi nhà đã bị hư hỏng nặng hoặc bị sập và 8.800 nhà khác bị hư hại, hơn 150 cửa hàng bị sập hoặc bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, 64 nhà thờ Hồi giáo và các công trình công cộng khác cùng 55 cây cầu cũng bị hư hại, gần 15km đường giao thông đã bị nứt hỏng nghiêm trọng.
Sau trận động đất, gần 4.000 nhân viên quân đội, cảnh sát và các lực lượng khác đã được huy động tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề sau thảm họa và giúp đỡ các nạn nhân.
Dữ liệu của BNPB cũng cho biết, hơn 45.300 người đã phải sơ tán do mất nhà cửa hoặc sinh sống ở những khu vực có nguy cơ cao xảy ra dư chấn.
(Theo Infonet)
Sóng thần cao 24m có thể tấn công Bờ Đông nước Mỹ bất cứ lúc nào
Một nhà khoa học hàng đầu cảnh báo, sóng thần khổng lồ cao tới 24m có thể tấn công vào Bờ Đông nước Mỹ, nhấn chìm các thành phố lớn như New York, Boston và Miami và phá hủy các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung và Nam Mỹ như Bahamas, Barbados, Trinidad và Tobago, theo báo Anh Express.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, tiến sĩ Simon Day cảnh báo, một vụ sạt lở đất ở quần đảo Canary có khả năng tạo ra sóng thần lớn khủng khiếp đạt vận tốc hàng nghìn km vượt qua Đại Tây Dương, đánh thẳng vào Bờ Đông nước Mỹ.
Việc núi lửa Cumbre Vieja ngày càng không ổn định có thể gây ra trận lở đất có khối lượng bằng đảo Man vào Đại Tây Dương và tạo ra sóng thần khổng lồ gây thiệt hại chết người cho các thành phố đông dân cư ở vùng ven biển phía Đông nước Mỹ.
"Sự sụp đổ một phần của núi lửa Cumbre Vieja có thể gây ra một chuỗi lớn các con sóng thần cao từ 10 đến 25m trên bờ biển của Mỹ. Con sóng thần có thể tác động đến Anh, tùy thuộc vào sức mạnh của nó, nhưng nó chắc chắn sẽ tấn công mạnh nhất vào châu Mỹ", ông Simon Day trả lời phỏng vấn Express.
Những tuyên bố của tiến sĩ Simon dựa trên công trình nghiên cứu suốt 15 năm của ông. Một số đồng nghiệp của vị tiến sĩ không tin vào nghiên cứu của ông. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng hiện đang xem xét mối đe dọa sóng thần một cách nghiêm túc và chuẩn bị cho một thảm họa.
Hiệp hội Địa chất Mỹ và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) hiện đang khuyến khích người dân Mỹ sống gần bờ biển chuẩn bị cho một sự kiện như vậy dù có thể nó không xảy ra.
Một phát ngôn viên của NOAA cho biết: "Năm 2004 sóng thần Ấn Độ Dương, năm 2009 sóng thần Samoa, năm 2010 sóng thần Chile, năm 2011 sóng thần Tohoku, Nhật Bản. Trong vòng chưa đầy 10 năm, 4 vụ sóng thần khiến thế giới kinh hoàng. Mặc dù sóng thần là tai họa hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Sóng thần lớn không xảy ra thường xuyên, nhưng khi chúng đến, chúng có thể tác động đáng kể đến người và tài sản".
Theo Danviet
Động đất mạnh hai ngày liên tiếp ở Thái Bình Dương, gây cảnh báo sóng thần Trận động đất mạnh 6,9 độ Richter rung chuyển ngoài khơi quần đảo Solomon, một ngày sau một trận động đất lớn khác, làm dấy lên nguy cơ sóng thần. Vị trí tâm chấn động đất hôm 10/12. Đồ hoạ: USGS Trận động đất rung chuyển lúc 6h10 (2h10 theo giờ Hà Nội), nằm cách Kirakira, tỉnh lỵ ở Solomon, 90 km về...