Động đất Nepal: Số người chết sắp vượt ngưỡng 3.000?
Số người chết trong trận động đất ngày 25/4 ở Nepal đã vượt 2.500 và sắp vượt ngưỡng 3.000, trong khi nhiều người đang sống cảnh “màn trời, chiếu đất”
Hơn 2.500 người bị chết, hàng nghìn người bị thương và số người mất tích chưa rõ bao nhiêu. Ít nhất 180 người được báo đã thiệt mạng khi Tháp Dharahara nổi tiếng của thủ đô Kathmandu – một địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới – bị sụp đổ.
Trận động đất với cường 7,8 độ Richter (thông báo trước đây là 7,9 độ Richter) ngày 25/4 phá hủy phần lớn trung tâm lịch sử của thành phố Kathmandu này. Một cơn hậu chấn 6,7 độ Richter nằm trong số ít nhất 18 chấn động nhẹ hơn làm rung chuyển thủ đô Kathmandu sau đó. Liên Hợp Quốc cho biết 35 trong số 75 quận của Nepal bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
Các đội ứng phó thảm họa từ nhiều nước trên thế giới -đặc biệt là các nước láng giềng như Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc – đang được điều động đến hỗ trợ cộng tác tìm kiếm, cứu hộ và phục hồi.
Trung Quốc, Đức và Israel nằm trong số những nước đầu tiên gửi các đội ứng phó thảm họa đến Nepal. Mỹ cam kết cấp ngay 1 triệu USD cứu trợ thiên tai và điều động đội cứu hộ động đất ở Virginia trợ giúp. 56 thành viên của đơn vị này đã được triển khai cùng với nhiều viên chức của USAID lên đường đến Nepal hôm 26/4.
Về hướng đông thủ đô Kathmandu, các trận tuyết lở rung chuyển núi Everest – ngọn núi cao nhất thế giới – đã làm thiệt mạng ít nhất 18 người leo núi và chôn vùi căn cứ xuất phát của các nhà thám hiểm.
Trận động đất ngày 25/4 là trận động đất mạnh nhất ở Nepal trong 81 năm qua. Năm 1934 một trận động đất còn mạnh hơn trận này giết chết hơn 10.000 người.
Một số hình ảnh động đất ngày 25/4 ở Nepal:
Video đang HOT
Nhiều ngôi nhà ở thủ đô Kathmandu đổ sập trong trận động đất ngày 25/4.
Nạn nhân bị vùi lấp trong các khối bê tông.
Lực lượng tại chỗ dùng tay bới gạch đá, cứu người.
Một nạn nhân bị gạch đá vùi lấp được đưa đi cấp cứu.
Lực lượng cứu hộ đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường.
Động đất gây lở tuyết đã tràn qua Trạm xuất phát số 1 ở núi Everest, khiến ít nhất 18 nhà leo núi bị chết và 61 người khác bị thương.
Trực thăng cứu hộ đến hiện trường vụ lở tuyết ở núi Everest.
Các nhóm cứu hộ quốc tế lên đường đi Nepal.
Minh Châu (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Lực lượng CSGT phát huy vai trò nòng cốt bảo đảm TTATGT trong tình hình mới
Tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông tuy giảm nhưng chưa bền vững, số người chết vẫn ở mức cao, còn nhiều thiệt hại lớn về tài sản sau những vụ tai nạn giao thông xảy ra; vấn đề ùn tắc giao thông đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế... ó là thách thức lớn được đặt ra đối với công tác bảo đảm TTATGT.
Lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên tuyến cao tốc Thăng Long - Nội Bài.
Năm 2014 được đánh giá là năm có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tai nạn giao thông (TNGT) giảm trên cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương. Như vậy, trong hai năm liên tiếp (2013 và 2014) số người chết đã giảm dưới 10 nghìn người. Kết quả đó là sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành và từng địa phương, trong đó có sự đóng góp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên từng lĩnh vực công tác: Tham mưu có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư ảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của ảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT đã được đổi mới, với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chủ trương của T.Ư ảng, Quốc hội, Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT.
Thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Công an, mở các kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT, kết hợp với trấn áp tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; tập trung giải quyết tốt các vấn đề nổi lên trong công tác đảm bảo TTATGT, như: xử lý phương tiện chở quá tải, lái xe vi phạm nồng độ cồn, khắc phục tình trạng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chưa thực hiện tốt quy định về chuyển đổi quyền sở hữu... Bố trí lực lượng tăng cường bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường cao tốc, đường nông thôn và đường thủy nội địa. Khảo sát, kịp thời kiến nghị khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức giao thông, các địa điểm thường hay xảy ra tai nạn giao thông. Phục vụ tốt nhiệm vụ dẫn đoàn, bảo đảm TTATGT tại các hội nghị, sự kiện quan trọng của đất nước. Công tác xây dựng ảng, xây dựng lực lượng tiếp tục được chú trọng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn hóa của cán bộ, chiến sĩ trong giải quyết công việc.
Năm 2015, Cục CSGT trực thuộc Bộ Công an được hình thành trên cơ sở hợp nhất từ hai đơn vị: Cục CSGT đường bộ, đường sắt và Cục Cảnh sát đường thủy. ây là dấu ấn quan trọng trong bước đường xây dựng và phát triển của lực lượng CSGT. Thể hiện sự tín nhiệm của Chính phủ, Bộ Công an với lực lượng CSGT, bảo đảm tập trung chỉ huy thống nhất. Với vị thế và tầm vóc lớn hơn, cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của cán bộ, chiến sĩ CSGT trên mặt trận bảo đảm TTATGT.
Trước tình hình mới, ngày 3-4-2015, Bộ trưởng Công an đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCA về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân. ây là chỉ thị đầu tiên về chuyên đề công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân, khẳng định sự quan tâm của ảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo Bộ Công an đối với sự phát triển của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng CSGT nói riêng.
Từ việc đánh giá nguyên nhân phức tạp của tình hình TTATGT, chỉ thị đã nêu rõ chín vấn đề lớn nhằm khắc phục tình trạng và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản ở các lĩnh vực giao thông; tăng cường phối hợp, đổi mới tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bố trí lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát 24/24 giờ trong ngày trên các tuyến quốc lộ trọng điểm và các dịp lễ, Tết; huy động các lực lượng cảnh sát khác tham gia phối hợp với CSGT bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở những tuyến đường, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học - công nghệ thông tin trong các lĩnh vực nghiệp vụ của lực lượng CSGT; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ CSGT trong quá trình thực thi công vụ.
Một trong những vấn đề quan tâm trong thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ chủ động phối hợp với ngành Giao thông vận tải phát hiện các yếu tố mất an toàn giao thông, nhất là "điểm đen" TNGT để có kiến nghị giải quyết kịp thời. Xây dựng và triển khai, thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên các tuyến giao thông, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự... ây là những vấn đề quan trọng mà toàn lực lượng CSGT phải xác định rõ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho đất nước trong thời kỳ mới.
ể bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị của Bộ trưởng Công an, trước mắt lực lượng CSGT cần tập trung làm tốt một số vấn đề lớn, gồm: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường quyết tâm chính trị, đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT tại địa phương, lấy lực lượng CSGT là hạt nhân vận động các đoàn thể, cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân cùng chung sức thực hiện công tác bảo đảm TTATGT. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm TTATGT, kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cải cách hành chính..., nhằm tạo chuyển biến rõ rệt trong đấu tranh giảm ùn tắc TNGT, bảo đảm TTATGT.
Phát huy bề dày truyền thống 70 năm qua với những thành tích được ghi nhận, lực lượng Cảnh sát giao thông quyết tâm đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; phấn đấu xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Việt Nam - Thân thiện, trách nhiệm, nhân văn.
Thiếu tướng TRẦN SƠN HÀ Cục trưởng CSGT, Bộ Công an
Theo_Báo Nhân Dân
6.200 ca cấp cứu do ẩu đả dịp Tết: Vênh lớn với thống kê của công an Bình luận về con số 6.200 người nhập viện, trong đó có 15 người tử vong do ẩu đả trong dịp nghỉ Tết vừa qua do Bộ Y tế thống kê, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, số liệu này vênh lớn, cao hơn nhiều so với thống kê của Bộ Công an... Chủ trì cuộc họp báo Chính...