Động đất mạnh rung chuyển Mianmar, Thái Lan
Hai trận động đất mạnh 7,0 richter đã làm rung chuyển đông bắc Mianmar, gần với Thái Lan và Lào, trong vòng chưa đầy 1 phút vào tối nay 24/3. Một người ở Thái Lan đã thiệt mạng. Người dân ở Hà Nội cũng cảm thấy nhà cửa rung lắc.
Động đất đã làm rung chuyển các vùng biên giới Mianmar, giáp với Thái Lan và Lào. Tuy nhiên, không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra sau đó. Theo cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, trận động đất xảy ra sâu trong đất liền, nên khó có khả năng gây sóng thần.
Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, hai trận động đất xảy ra cách nhau có vài giây, vào 8h25 tối 24/3 (8h55 tối nay giờ VN). Tâm chấn nằm cách bắc Chiang Rai ở nước láng giềng Thái Lan 110km và cách thành phố lớn thứ hai Thái Lan và là một địa điểm du lịch nổi tiếng, Chiang Mai, 235km.
Trận động đất đầu tiên có cường độ 7,0 richter, xảy ra ở độ sâu có 10km. Trận động đất thứ hai có cường độ tương tự xảy ra ngay sau đó, nhưng ở độ sâu 230km.
Cảnh sát cho hay một phụ nữ 53 tuổi ở Mae Sai, tỉnh Chiang Rai đã thiệt mạng khi bị tường nhà sập đè lên. Ngoài ra, giới chức bệnh viện cho hay không có thông báo thêm nào nữa về người thiệt mạng hay bị thương.
Rung chấn được người dân ở tận thủ đô Bangkok, Thái Lan, cách tâm chấn 800km và ở tận Hà Nội, Việt Nam cảm thấy.
Max Jones, một công dân Australia ở thủ đô Thái Lan, đang ở trong căn hộ của mình trên tầng 27 thì tòa nhà rung lắc mạnh đến nỗi anh phải bám vào tường để khỏi bị ngã.
“Tôi vô cùng hoảng sợ”, anh cho hay. Jones cũng thấy mọi người chạy bổ nhào ra phố.
Video đang HOT
Ở Hà Nội, nhiều người đã chạy khỏi các tòa nhà cao tầng.
Người dân Thái Lan, Mianmar hoảng sợ
“Trong 40 năm cuộc đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy một trận động đất mạnh như thế này. Một chiếc cốc thủy tinh đã bị vỡ và tôi phải ôm chặt gối”, Thanawan Sisukniyom, một giáo viên đã về hưu ở Mai Sai cho biết.
Các nhân chứng ở thành phố du lịch Chiang Mai cho biết hiện chưa thấy có thiệt hại nhưng trận động đất được cảm thấy rất mạnh.
Một nhân chứng ở thành phố Tachilek, Mianmar, giáp với Chiang Rai, cho hay những chiếc xe máy đang đậu đã bị đổ và có nhiều vết nứt trên đường.
Đài truyền hình TPBS cho biết điện bị cắt ở nhiều khu vực tại Mae Sai.
Chiang Rai là tỉnh nằm ở cực bắc Thái Lan, với dân cư thưa thớt, và khu vực đồi núi hình thành nên một phần của “Tam Giác Vàng” khét tiếng về ma túy, nơi Mianmar, Lào và Thái Lan “gặp nhau”.
Somchai Baimuang, phó giám đốc Cơ quan khí tượng Thái Lan kêu gọi dân chúng không nên khoảng loạn.
“Vẫn còn quá sớm để biết có thiệt hại gì không. Trong 2 ngày tới có khả năng xảy ra dư chấn”, ông cho hay.
Người dân ở thủ đô Naypyitaw, Mianmar và thành phố lớn nhất nước Yangon đã đổ ra đường. Không có thông báo gì về thương vong.
“Nhiều người đã chạy khỏi nhà và ngồi trên đất, cách xa các tòa nhà. Họ vẫn ngồi đó bởi có rất nhiều dư chấn”, một người dân ở Kentung, cách tâm chấn khoảng 80km cho hay.
“Ở một số tòa nhà, TV rơi khỏi bàn. Tôi không biết có người bị thương hay không nhưng tôi nghĩ sẽ có thiệt hại lớn đối với tài sản”, ông cho hay.
Tiếp tục cập nhật
Theo Dân Trí
Nhiều bí ẩn trong vụ động đất ở Nhật Bản
Theo NHK, một ủy ban chuyên gia của chính phủ Nhật kết luận rằng trận động đất mạnh 8,9 độ Richter lần này xảy ra với 4 tâm chấn, trải trên diện rộng hơn so với dự đoán.
Bốn khu vực tâm chấn tạo thành một vành đai dài vài trăm kilômét, từ ngoài khơi tỉnh Miyagi tới ngoài khơi tỉnh Ibaraki.
Ủy ban cho biết các chuyên gia địa chất đã không hình dung được là sẽ có một trận động đất với nhiều tâm chấn cùng một lúc.
Những kết luận trên được rút ra từ buổi họp báo tối 11-3 của Ủy ban Nghiên cứu Động đất do Giáo sư Danh dự Abe Katsuyuki thuộc trường Đại học Tokyo chủ trì.
Trận động đất lần này có cơ chế kỳ lạ
Tại buổi họp báo, ông Abe nói các dữ liệu quan trắc thu được tại một đài quan sát sử dụng hệ thống theo dấu động đất bằng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) cho thấy, mặt đất đã di chuyển khoảng 4m về phía Tây.
Người dân sơ tán ra khỏi khu vực nhà máy hạt nhân
Trong khi đó, ông Kenneth Hudnut, nhà địa vật lý học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hôm qua nói với đài truyền hình CNN rằng trận động đất hôm 11-3 đã khiến đảo chính Honshu của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m, và sự rung chuyển cực lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục trái đất chệch đi ít nhất 8 cm.
Cùng ngày phó giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, Arcady Tishkov đổ lỗi cho mặt trăng và mặt trời trong động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản hôm 11-3. Ông phân tích: "Thứ nhất, chu kỳ hoạt động địa chấn của trái đất liên quan mật thiết với mặt trời. Mặt trời bắn ra các hạt proton, ảnh hưởng tới lực hút của trái đất. Thứ hai, mặt trăng hiện đang ở gần trái đất nhất, cộng với ảnh hưởng của mặt trời có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Khi đó Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, chắc chắn ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương".
Nổ nhà máy hạt nhân số 1 hôm 11/3
Theo thông tin mới nhất từ AP, Nhật Bản hôm nay đang phải đối mặt với đe dọa phóng xạ mới từ hai nhà máy năng lượng hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất dữ dội hôm 11-3 khi hệ thống làm lạnh tại nhà máy thứ hai cũng đã không thể hoạt động. Các chuyên gia lo ngại có khả năng xảy ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong vòng 25 năm qua, nhiều người đã nghĩ tới thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra năm 1986 ở Liên Xô cũ.
VGT(Theo Người Lao động)
Nhật lại rung chuyển bởi 2 trận động đất trước bình minh Hai trận động đất mạnh 6,7 richter, ở độ sâu chỉ có 1km, sáng sớm nay đã tấn công tỉnh miền núi Niigata của Nhật, gây lở đất, lở tuyết. Rung chấn còn được cảm thấy tận Tokyo. Nhiều nhà cửa bị phá hủy trong "siêu động đất" ngày hôm qua tại Nhật. Hãng thông tấn Kyodo cho hay hiện chưa có thông...