Động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Người dân nói “có”, máy móc nói “không”
Ngày 19.9, trong cuộc họp với Ban Quản lý (BQL) dự án Thủy điện 3, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho rằng, sắp tới, BQL dự án Thủy điện 3 cũng như EVN cần lắp đặt các thiết bị quan trắc “đúng nghĩa”, tức các thiết bị có thể nhận biết được các rung chấn động đất dù nhỏ nhất. “Trong khi 3 trận động đất vào ngày 18.9 người dân có thể cảm nhận được thì các máy này lại không ghi được. Đã là máy quan trắc động đất thì dù rung chấn nhỏ nhất cũng phải ghi được”, ông Tuấn nói.
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cũng cho biết, vào tối 18.9, tại địa phương này tiếp tục xảy ra 2 đợt rung chấn nhẹ. “Đợt đầu tiên xảy ra vào lúc 22 giờ 55 phút, trận thứ hai xảy ra vào lúc 23 giờ 3 phút. Các rung chấn xảy ra trong khoảng 3 giây”, ông Lợi thông tin. Tại cuộc họp, đại diện BQL dự án Thủy điện 3 không đưa ra thông tin này.
Lo sợ động đất, người dân không lên nương rẫy, nguy cơ thiếu ăn rất dễ xảy ra – Ảnh: Hoàng Sơn
Chính quyền H.Bắc Trà My cũng đề nghị chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 hỗ trợ 24 tháng lương thực cho người dân tái định cư. Tuy nhiên, ông Vũ Đức Toàn, Phó trưởng BQL dự án Thủy điện 3 cho biết, việc hỗ trợ này nằm ngoài khả năng của đơn vị, đề nghị huyện có văn bản lên Tập đoàn Điện lực (EVN).
Ngày 19.9, 100 tấn gạo hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng động đất xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) đã được chuyển về các xã để cấp phát cho người dân. Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho biết, số gạo này sẽ được cấp phát cho người dân bị ảnh hưởng bởi động đất tại hai xã Trà Bui và Trà Đốc. Theo đó, mỗi nhân khẩu sẽ được nhận 15 kg gạo trong 2 tháng liên tục.
Video đang HOT
Sợ sập nhà gạch, dựng nhà bằng tre, nứa
Dù hoang mang, sợ hãi nhưng người dân ở đây cũng đang từng ngày tìm cách thích nghi. Từ đầu tháng 9, khi lòng đất phát nổ ầm ầm, nhà cửa rung lên dữ dội, anh Hồ Văn Chiến (21 tuổi), trú tại thôn 2, xã Trà Đốc đã bàn với gia đình dựng thêm căn nhà bằng cây phía lưng đồi để ở cho an tâm. Anh Chiến nói: “Ở nhà xây sợ lắm. Động đất, nhà sập làm sao chạy kịp. Từ khi về ở căn nhà gỗ này tuy hơi thiếu thốn tí nhưng có động đất, nhà chỉ rung nhẹ nên vẫn bớt lo”.
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại H.Bắc Trà My thường có thói quen làm hai nhà. Trong các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, ngoài nhà xây bằng bê tông, họ còn làm thêm một nhà sàn bằng gỗ. Kể từ khi xảy ra động đất, người dân nơi đây chuyển sang nhà sàn để lỡ động đất gây sập nhà sẽ ít bị thương hơn.
Ông Hồ Văn Xí (80 tuổi), trú tại thôn 3, xã Trà Đốc nói: “Có nhà xây to đẹp đó nhưng cứ động đất miết, tôi không dám ở. Hơn tuần qua, tôi vào rừng kiếm tre, nứa về mở rộng nhà sàn. Tối đến, tôi bảo con cháu về nhà này ngủ cho an toàn”. Theo ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc: “Động đất ám ảnh lắm rồi, đồng bào mình giờ không ai bảo ai, họ tự dựng nhà sàn để ở thôi”.
Theo TNO
Mời chuyên gia nước ngoài tư vấn động đất Sông Tranh 2
Ông Harsh K Gupta (ở Ấn Độ, chuyên gia kích động đất thích hàng đầu thế giới) đã nhận lời sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu động đất ở thủy điện Sông Tranh 2.
Chiều 19/9, GS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Địa chấn Châu Á cho biết, chuyên gia Harsh K Gupta sẽ sang tư vấn, giúp đỡ Việt Nam vào đầu tháng 11 nhân Đại hội lần thứ 33 của Hội tại Mông Cổ,
"Tôi mời chuyên gia này chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu vì động đất kích thích ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tương tự như ở hồ chứa Koyna (Ấn Độ)", GS Triều lý giải và cho biết hồ chứa này có dung tích 1 tỷ m3 khối nước, cao trình đập 100 mét đưa vào hoạt động năm 1963, đến năm 1967 thì động đất xảy ra 6,3 độ ritcher. Trận động đất đã tạo nên những cột sóng cao trong hồ chứa, tràn qua đập gây phá hủy thành phố Koyna làm chết 200 người. Chính phủ Ấn Độ đã chi 70 triệu USD để lập dự án, nghiên cứu chi tiết về động đất kích thích liên quan đến hồ chứa nguy hiểm này.
Động đất liên tiếp gây sạt lở vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.
GS Triều cho rằng, về nguyên tắc không được xây dựng hồ chứa trong khu vực đới đứt gãy đang hoạt động, nhất là đối với các hồ có sức chứa lớn trên dưới 1 tỷ m3 nước. Lo ngại nhất là khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có đới đứt gãy mang tên Trà My chạy qua thị trấn Trà My xuyên qua vai trái đập thủy điện đang có biểu hiện hoạt động mạnh. Do vậy, nhà chức trách cần thận trọng trước khi tích nước hồ chứa trở lại sau sự cố thấm ở đập thủy điện gấp rút lắp đặt các trạm địa chấn đo động đất nghiên cứu động đất kich thích ở khu vực này thật chính xác, nắm được quy luật hoạt động của nó thì mới có thể cảnh báo kịp thời giúp người dân vùng hạ lưu tránh được thảm họa.
Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định cấp 100 tấn gạo để hỗ trợ cho hơn 2.300 nhân khẩu là người dân tái định cư tập trung của thủy điện Sông Tranh 2 với mức 15kg cho một khẩu mỗi tháng. Những hộ không nằm trong diện tái định cư nhưng bị thiệt hại nặng do những trận động đất gây ra cũng được hỗ trợ gạo. Chiều nay, UBND huyện Bắc Trà My cũng đã trích ngân sách dự phòng 100 triệu đồng hỗ trợ 17 hộ gia đình có nhà bị nứt nẻ, bị ảnh hưởng do những trận động đất vừa qua.
Động đất liên tục xảy ra khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 hoang mang sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét mức độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 trước khi tích nước hồ chứa trong mùa mưa bão. Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đối với trường hợp sự cố vỡ đập thủy điện đồng thời tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt. Bộ Khoa học và Công nghệ cần triển khai đề tài nghiên cứu động đất tại huyện Bắc Trà My và vùng lân cận trong năm 2012.
Để giải tỏa nỗi lo của người dân vùng động đất, huyện Bắc Trà My đã lên kê hoạch mở 3 lớp tâp huân kiên thức ứng phó với đông đât cho 6 xã vùng trọng điêm bị ảnh hưởng đông đât trực tiêp mạnh nhất là: Trà Tân, Trà Đôc, Trà Giác, Trà Bui, Trà Sơn và thị trân Bắc Trà My. Hai lớp dành cho toàn bô cán bô quản lý, giáo viên đứng lớp của các đơn vị trường học. Môt lớp dành cho cán bô chủ chôt, các hôi đoàn thê và quân dân chính các thôn, tô.
Theo VNE
'Cần lập phương án di dân khi phát hiện khả năng vỡ đập' Lo ngại trước tình hình động đất bất thường xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân khu vực này. Trao đổi với VnExpress.net chiều 18/9, GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy...