Động đất, báu vật 1,3 tấn hiện ra giữa trường đại học
Một báu vật kinh dị và khổng lồ từ nền văn minh Aztec cổ đại đã xuất hiện khi trận động đất làm hư hỏng một tòa nhà trong khuôn viên 1 trường đại học thuộc địa phận thủ đô Mexico City
Theo Live Science, báu vật là đầu của một con rắn đá khổng lồ, đã được các nhà khoa học từ Viện Nhân chủng học và lịch sử quốc gia Mexico (INAH) khai quật và nghiên cứu.
Ngôi trường nơi xảy ra động đất thuộc địa phận thủ đô Mexico City, nơi từng hé lộ nhiều tàn tích khác của nền văn minh Aztec lừng danh ở Trung Mỹ, nổi tiếng với các kiến trúc và tác phẩm điêu khắc độc đáo.
Chiếc đầu rắn nặng 1,3 tấn do người Aztec chế tác – Ảnh: INAH
Tại khu vực này, người Aztec đã xây dựng các đền thờ, kim tự tháp… nhằm tôn vinh các vị thần, trong đó có Quetzalcoatl, vị thần thường được miêu tả là một con rắn. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ vẫn chưa thể khẳng định đầu rắn khổng lồ này có phải miêu tả thần Quetzalcoatl hay không.
Các sắc tố cổ đại vẫn được bảo quản khá tốt trên báu vật Aztec – Ảnh: INAH
Theo INAH, chiếc đầu rắn được chạm trổ tinh tế dài tới 1,8 m, rộng 0,85 m, cao 1 m. Nó có khối lượng khoảng 1,3 tấn, sơn nhiều màu sắc.
Một số sắc tố cổ đại bao gồm màu đỏ, xanh, đen và trắng vẫn được giữ nguyên sau 500 năm bị chôn vùi. Ước tính tới 80% bề mặt vẫn bảo tồn được màu sắc.
Video đang HOT
Để giữ gìn báu vật nguyên vẹn hiếm có này, các nhà khảo cổ INAH đã phải dùng cần cẩu nhấc thẳng khối đá lên khỏi mặt đất và xây dựng một buồng đặc biệt giúp tác phẩm giảm dần độ ẩm, từ đó khô đi mà không làm tổn hại màu sắc.
Nhà khảo cổ học Erika Robles Cortés từ INAH cho biết việc màu sắc được bảo tồn đặc biệt quan trọng trong phát hiện này, bởi có thể giúp hé lộ cách người cổ đại ổn định màu sắc để sử dụng nó trong các tác phẩm cỡ lớn cần có khả năng chống chọi thời tiết.
Báu vật Aztec này đã giúp các nhà khảo cổ hình dung về nghệ thuật thời kỳ tiền Tây Ban Nha theo một góc nhìn khác.
"Bộ sưu tập đặc biệt" gồm mặt nạ Maya bằng vữa, đá 1.300 năm tuổi ở Mexico được khai quật
Nhiều chiếc mặt nạ được phát hiện tại các cuộc khai quật ở Mexico, các nhà khảo cổ cho rằng chúng tượng trưng cho nhiều vị thần của thế giới ngầm Maya cổ đại.
Địa điểm khảo cổ Toniná ở miền nam Mexico đang chứng tỏ là một kho tàng di tích Maya thời tiền Columbus, khi một nhóm các nhà khảo cổ học làm việc trong khu vực gần này đây đã công bố một số lượng lớn mặt nạ đá chạm khắc của người cổ đại.
Một tuyên bố mới từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) cho biết, "42 năm nghiên cứu tại khu vực khảo cổ Toniná ... đã tìm thấy nhiều loại vật liệu khảo cổ, trong đó nổi bật là một số lượng lớn mặt nạ, với nhiều trong số đó được làm bằng vữa và tác phẩm điêu khắc đá, gợi ý về những cư dân cổ đại của thành phố này".
Họ nói rằng nhiều mảnh vữa này đã được tìm thấy trong và xung quanh một cấu trúc được gọi là "Ngôi nhà giải trí của vũ trụ", gần Sunken Plaza của Palacio de los Caracoles, cả hai đều có niên đại khoảng năm 650 sau Công nguyên.
Nhà khảo cổ học Yadeun Angulo cho biết những chiếc mặt nạ này tượng trưng cho các yếu tố của thế giới ngầm, Trái Đất và bầu trời, đồng thời mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người dân thời đó.
Nhiều chiếc mặt nạ tượng trưng cho các vị thần, đặc biệt là những vị thần của thế giới ngầm.
Bản thân các tòa nhà tại địa điểm khảo cổ cũng được trang trí bằng kiến trúc gợi nhớ đến khuôn mặt người - "cơ thể con người là một phần trang trí của các tòa nhà," Angulo nói.
Theo báo cáo của Heritage Daily, nhiều chiếc mặt nạ đã được phát hiện vào năm 2013, nhưng một ví dụ đáng chú ý đã được tìm thấy gần đây hơn, vào năm 2018, trong Đền thờ Mặt Trời và mô tả chúa tể của thế giới ngầm.
Angulo giải thích rằng các đại diện của các vị thần trong thế giới ngầm thường thiếu hàm dưới.
"Quý ông này có hàm trên và răng cá mập, bởi vì họ là các vị thần Mặt Trời và anh ta thực sự là một con búp bê quái dị, nó là một phần của một đại diện khổng lồ, nơi người ta thấy các lãnh chúa của Toniná có mối quan hệ như thế nào với những sinh vật kỳ lạ" nhà khảo cổ học cho biết.
Một số mặt nạ cũng đại diện cho các vị thần từ các nền văn hóa khác, bao gồm cả một đại diện của thần mưa Aztec, Tláloc, một nhân vật được tôn thờ trong văn hóa Teotihuacán của Central Highland giữa thế kỷ thứ ba và thứ tám.
Một đại diện Tláloc tương tự như một đại diện được tìm thấy tại địa điểm Toniná.
Angulo tin rằng sự đại diện của các vị thần trong nền văn hóa khác cho thấy người Maya cổ đại có mối quan hệ mật thiết với người dân Central Highland.
Một hình khác được tìm thấy cùng với những chiếc mặt nạ được dùng làm hình nộm và làm cơ sở để tạo ra những chiếc mặt nạ ngọc bích, bằng chứng là những mảnh mặt nạ vẫn còn dính vào nó.
Angulo cho biết anh hy vọng có thể trưng bày những chiếc mặt nạ và nhân vật bí ẩn này trong các cuộc triển lãm tạm thời trong tương lai - đặc biệt là vì địa điểm Toniná cũng đã cung cấp cho các nhà khảo cổ các tác phẩm điêu khắc toàn thân của các vị thần, tái tạo các cảnh trong Popol Vuh và toàn bộ các trang có hai vị thần song sinh Hunahpú và Ixbalanqué của thế giới ngầm và bầu trời.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng người Maya cổ đại có tập tục biến thi thể của những người cai trị đã khuất thành những quả bóng khổng lồ để sử dụng trong môn thể thao pelota (Pok-a-tok). Môn thể thao này được xem như một hình thức giải trí và thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng.
Người Maya xây dựng các sân bóng trên khắp lãnh thổ, và ngày nay các sân bóng cổ vẫn còn tồn tại ở bờ biển vịnh Mexico. Trong lịch sử đã có khoảng 3000 trận bóng cổ đại diễn ra, và mỗi trận đấu đều là một nghi lễ hiến tế độc nhất vô nhị của người Maya.
Một ngôi đền Maya cổ đại tại địa điểm khảo cổ Toniná ở miền nam Mexico.
Vào thời điểm đó, Angulo giải thích rằng người Maya cổ đại có thể muốn cơ thể của những người cai trị của họ "được chuyển đổi thành sinh lực, một thứ gì đó để kích thích người dân của họ. Giống như người Ai Cập cố gắng bảo tồn thi thể người đã khuất bằng cách ướp xác, chúng tôi biết ở đây họ đã bị biến đổi theo một cách khác".
Trò chơi bóng pelota không chỉ là một môn thể thao phổ biến mà còn là đại diện cho các trận chiến thần thoại giữa các thế lực của sự sống và các thế lực của cái chết trong nền văn hóa Maya. Các địa điểm diễn ra các trận thi đấu pelota cũng được coi là nơi có mối liên hệ với thế giới ngầm và được dùng làm địa điểm cho nghi lễ hiến tế.
Những mô tả về thế giới ngầm và sự cân bằng tinh tế giữa sự sống và cái chết là những chủ đề nổi bật trong nghệ thuật của người Maya. Bộ sưu tập mặt nạ bằng vữa mới được công bố này càng chứng tỏ tầm quan trọng của những niềm tin này.
"Những khuôn mặt này, những bức chân dung này, cung cấp cho chúng ta những cái nhìn khác về thế giới cổ đại. Ánh nhìn của họ đưa chúng ta đến với vương quốc Po'o cổ đại và hùng mạnh của người Maya", Angulo nói.
780 nghìn năm trước cá đã được nấu ở vùng đất Israel như thế nào? Các nhà khoa học Israel đã tìm thấy dấu vết sớm nhất về nấu ăn trên lửa của những người cổ đại sống trên bờ sông Jordan. Các nhà khoa học tin rằng nấu ăn trên lửa đã trở thành một trong những yếu tố chính trong quá trình tiến hóa của chi Homo, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của...