Động đất 7,5 độ Richter tại Afghanistan
Một trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra ở phía bắc Afghanistan vào chiều ngày 26.10 làm nhiều người chết ở Afghanistan và Pakistan.
Đưa người bị thương đến bệnh viện vì ảnh hưởng của động đất ngày 26.10, tại Peshawar, Pakistan – Ảnh: Reuters
Tâm chấn động đất nằm ở độ sâu 196 km, vị trí tâm chấn tại một khu vực thuộc dãy núi Hindu Kush, cách thành phố Feyzabad của Afghanistan 82 km về phía đông nam.
Hãng tin Reuters cho hay ít nhất 17 người chết ở Afghanistan, trong đó có 12 học sinh nữ chết vì giẫm đạp trong lúc hoảng loạn chạy ra khỏi trường học ở Taloqan. “Học sinh hoảng loạn chạy khỏi trường học ở thành phố Taloqan, thủ phủ tỉnh Takhar, dẫn đến vụ giẫm đạp. 12 học sinh nữ thiệt mạng, tất cả đều là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi), và 35 học sinh khác bị thương”, ông Enayat Naweed, người đứng đầu sở giáo dục tỉnh Takhar nói với hãng tin AFP.
Còn ở Pakistan có 12 người chết và trên 100 người bị thương ở vùng đông bắc vì ảnh hưởng của trận động đất này, các quan chức y tế Pakistan cho AFP biết.
AFP cũng cho hay trận động đất này cũng làm rung chuyển thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Islamabad (Pakistan) và Kabul (Afghanistan). Tại New Delhi, hàng trăm người đã từ các tòa nhà chạy xuống đường khi động đất xảy ra. Chưa có ghi nhận ảnh hưởng động đất tại Nepal.
Video đang HOT
Người dân ở thành phố Srinagar (Ấn Độ) chạy ra đường sau khi trận động đất xảy ra chiều 26.10 – Ảnh: Reuters
Ở thủ đô Kabul (Afghanistan), điện đã bị cắt ở hầu hết các khu vực của thành phố sau trận động đất. Trước đó, đợt rung chuyển kéo dài khoảng 45 giây, The Guardian dẫn nguồn từ hãng tin AP. Phóng viên hãng tin hiện chưa thể liên lạc nhà chức trách tại Kabul do đường dây điện thoại tại Afghanistan có vẻ đã bị ngắt.
Hà Chi – Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nổ bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 80 người thiêt mạng
Đã có hơn 80 người đã chết và 150 người khác bị thương trong vụ khủng bố chết người nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi 2 vụ nổ lớn xảy ra tại một biểu tình ở trung tâm thủ đô Ankara của nước này.
Hai vụ nổ lớn xảy ra ở nhà ga chính của Ankara vào sáng ngày 10/10 đã nhằm vào hàng trăm người, lúc đó đã tập trung lại để phản đối tình trạng bạo lực giữa quân đội nước này và lực lượng du kích người Kurd PKK.
Quang cảnh hiện trường vụ nổ ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo lời kể của nhân chứng, ngay sau khi vụ nổ xảy ra đã có ít nhất 20 thi thể được tìm thấy. Hai vụ nổ diễn ra chỉ cách nhau có vài giây và mạnh đến mức những tòa nhà chọc trời gần đó bị rung chuyển.
Một số người cho biết, xe cứu thương đã không đến được ngay hiện trường vụ khủng bố và cảnh sát đã đứng chặn đường sơ tán của những người bị thương. Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, một chiếc xe cùng một gói đồ khả nghị đã được tìm thấy và các chuyên gia phá bom đã được điều động.
Sau khi vụ khủng bố xảy ra, những người tham gia biểu tình đã giúp đỡ người bị thương, trong khi hàng trăm người còn chưa hết bàng hoàng. Thi thể nằm thành vòng tròn tại nơi bom nổ cách nhau 20m.
Các quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, vụ nổ này là một vụ đánh bom cảm tử, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã tiến hành các cuộc họp khẩn với các quan chức chính phủ trong buổi chiều 10/10.
Bộ trưởng Bộ Y tế xác nhận đã có 86 người thiệt mạng trong hai vụ nổ trên. Con số thương vong có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên án mạnh mẽ vụ đánh bom này. Ông nói: "Tôi rất đau buồn trước vụ việc này bởi nó nhằm phá hoại tình đoàn kết và nền hòa bình của đất nước. Cho dù là do ai gây ra hay với mục đích gì đi chăng nữa, chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hay tổ chức khủng bố nào".
Tổng thống Erdogan kêu gọi người dân hãy "khước từ chủ nghĩa khủng bố" và tuyên bố sẽ tìm ra hung thủ của vụ đánh bom này trong thời gian ngắn nhất để đưa ra trừng trị trước công lý.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hoảng loạn sau vụ khủng bố.
Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó đã lên án vụ tấn công mà họ gọi là "khủng khiếp" này, còn văn phòng Đại sứ quán Mỹ tại Ankara viết trên trang Twitter rằng: "Tất cả chúng ta phải cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Thổ Nhĩ Kỳ đã được đặt trong tình trạng cảnh giác an ninh cao độ kể từ khi bắt đầu chiến dịch chống khủng bố vào tháng 7 vừa qua, bao gồm các cuộc không kích nhằm vào các cứ điểm của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và PKK ở phía Bắc Iraq. Chính quyền nước này cũng đã truy quét trong nước nhiều kẻ tình nghi có liên quan đến các tổ chức trên.
Được Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh Châu Âu coi là một tổ chức khủng bố, PKK đã tiến hành một cuộc nổi dậy vào năm 1984 khiến hơn 40.000 người thiệt mạng.
Chính quyền nước này đã đàm phán hòa bình với thủ lĩnh của PKK vào năm 2012, từ đó đến nay rất nhiều thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên đã được áp dụng cho đến khi bạo lực xuất hiện trở lại vào tháng 7 vừa qua.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Những vụ giẫm đạp gây thương vong lớn trên thế giới Các vụ giẫm đạp thường gây thương vong lớn và xảy ra trong tình cảnh hỗn loạn khi có quá nhiều người tập trung tại một địa điểm. Vụ giẫm đạp hôm qua xảy ra ở Mina, cách thánh địa Mecca của Arab Saudi 5 km, trong lúc đang diễn ra một nghi lễ gọi là "ném đá quỷ dữ". Giới chức cho...