Đông đảo du khách về thưởng ngoạn cầu kính cao nhất Việt Nam
Cầu kính Rồng mây trong suốt ở khu du lịch Thác Trắng, trên lưng đèo Hoàng Liên Sơn (Lai Châu) đang là điểm đến của đông đảo du khách.
Cây cầy kính cao nhất Việt Nam nằm trên lưng đèo Hoàng Liên Sơn (Tam Đường, Lai Châu) ở độ cao trên 2.800 m so với mực nước biển mới chính thức đi vào hoạt động sau gần 2 năm thi công xây dựng
Đây là một trong những hạng mục đặc sắc, được đông đảo du khách kỳ vọng tại Dự án khu du lịch Thác trắng.
Công trình đặc sắc bởi có hệ thống thang máy cao 300m ăn sâu vào lòng núi, nối với cầu kính dài 60m dẫn đến khu nghỉ dưỡng mạo hiểm trên đỉnh núi cao khoảng 600m so với quốc lộ 4D.
Để lên được chân thang máy, du khách phải vượt chặng đường trung chuyển bằng ô tô lên độ cao khoảng 300m…
…và đi bộ vào đường hầm sâu trong lòng núi khoảng 70m.
Từ đây, du khách sẽ bắt đầu hành trình thử cảm giác mạnh bằng thang máy bằng kính trong suốt để lên cầu.
Video đang HOT
Từ vách núi ra thân cầu có chiều dài hơn 60m và giai đoạn I được làm 2 làn kính dành cho những người thích cảm giác mạnh, 1 làn sắt cho những người sợ độ cao.
Từ trên độ cao khoảng 600m nhìn xuống qua mặt kính trong suốt sâu hun hút, không ít du khách cảm thấy chóng mặt, dựng tóc gáy vì… sợ.
Ngay trong ngày đầu khai trương, khu du lịch cầu kính Rồng mây đã đón khoảng 1.000 du khách tới thăm quan, khám phá.
Tại đầu cầu có 3 điểm view nhìn ra 3 hướng, từ đây du khách bao quát hầu hết các đỉnh núi trong quần thể vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.
Theo đại diện chính quyền huyện Tam Đường (Lai Châu), đây là dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.
Để đảm bảo an toàn, du khách phải sử dụng vải bao chuyên dụng khi đi lại trên mặt kính, tránh trơn trượt.
Ở độ cao 2.800 m so với mực nước biển, hình ảnh mây vờn núi trên khu du lịch cầu kính Rồng mây thường diễn ra suốt cả ngày.
Ở trên độ cao 600 m so với mặt đường quốc lộ, du khách thỏa sức ngắm cảnh mây núi Hoàng Liên Sơn.
Theo quy hoạch của dự án, khu du lịch cầu kính Rồng mây khi hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho từ 5.000 – 50.000 lượt khách du lịch/năm.
Giá vé được Ban quản lý khu du lịch bán ra là 400.000 đồng/người lớn và 200.000 đồng/1 trẻ em cao trên 1m/lượt.
Từ trên cao, du khách thỏa sức ngắm cảnh núi non điệp trùng và chỉ trong 2 ngày khai trương cuối tuần, khu du lịch cầu kính Rồng mây đã đón trên 2.000 lượt du khách.
Ngoài việc thưởng ngoạn thang máy và cầu kính, du khách sẽ được men theo vách núi dựng đứng để thử cảm giác mạnh…
… chiêm ngưỡng hệ thống tiểu cảnh trên độ cao 2.800 m./.
Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
Theo vov.vn
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời Nguyễn, nơi yên nghỉ của danh thần Thoại Ngọc Hầu, người có công lớn trong việc khai hoang, lập làng, đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế thông thương hàng hóa, bảo vệ biên cương phía Tây Nam của Tổ quốc.
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (quê quán huyện Duyên Phước (Quảng Nam) nay thuộc quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Theo Địa chí An Giang, vào cuối thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông cùng gia đình vào sống ở làng Thới Bình, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Năm 1777, Nguyễn Văn Thoại theo phò Nguyễn Ánh lập được nhiều công trạng làm đến chức thống chế, được phong tước Ngọc Hầu.
Sau khi Nguyễn Ánh (vua Gia Long) lên ngôi vua, ông được cử làm Quản thủ đồn Long Hưng (Bà Rịa - Vũng Tàu), trấn thủ Lạng Sơn, thống quản biền binh bảo hộ Cao Miên nên còn được gọi là Bảo Hộ Thoại. Đến năm 1817, ông về trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, đóng quân ở thành Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, thấy việc giao thông thương mại ở vùng đất này gặp nhiều khó khăn, mọi trao đổi hàng hóa thời bấy giờ giữa miền duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá (nay thuộc Kiên Giang) đều phải đi vòng đường biển xa xôi, bất tiện và để tháo bớt một phần nước lụt của sông Hậu ra biển Rạch Giá, Thoại Ngọc Hầu đã tiến hành việc đào kênh.
Năm 1818, ông chỉ huy dân binh đào kênh nối liền sông Đông Xuyên (Long Xuyên) với Rạch Giá để việc qua lại giữa trấn Vĩnh Thanh và trấn Hà Tiên không còn ngăn cách trong mùa khô hạn. Khi công trình hoàn thành, để tưởng nhớ công lao, vua Gia Long lấy tên ông đặt cho núi Sập là Thoại Sơn và sông Đông Xuyên là Thoại Hà. Cũng trong thời gian từ năm 1819-1824, vâng lệnh vua, Thoại Ngọc Hầu đốc suất dân binh trấn Vĩnh Thanh đào con kênh dài gần 100km nối liền Châu Đốc và Hà Tiên (kênh Vĩnh Tế). Hiệu quả to lớn con kênh mang lại được sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận: "Từ ấy, đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng".
Khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu xây dựng trên nền đá xanh, nằm kề trên Quốc lộ 91, mặt hướng về phía bắc đối diện miếu Bà Chúa Xứ, lưng tựa vào vách đá núi Sam do đích thân Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy xây dựng vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX. Toàn khu sơn lăng là một khối kiến trúc hài hòa.
Xung quanh lăng được bao bọc bằng vách tường đúc dày vững vàng cao hơn đầu người, phía trước là 2 cửa lớn hình bán nguyệt theo kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, 2 bên có 2 hàng liễn đối. Để vào lăng, phải qua 9 bậc đá ong được vận chuyển từ miền Đông. Phía trước lăng là khoảng sân rộng nổi bật với long đình, bên trong có bản sao bia Thoại Sơn. Khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ, 2 bên là 2 dãy mộ vô danh. Ở giữa trong khuôn viên lăng chính là mộ của ông Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ của bà chính thất Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, bên trái là ngôi mộ khiêm nhường hơn của bà thứ thất Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt. Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký. Ngoài ra, ở 2 bên khuôn viên lăng còn có những ngôi mộ có nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục, hình voi phục, hình quả đào, cái nón...
Đây đều là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người dân phu, dân binh đã chết khi tham gia đào kênh Vĩnh Tế. Tương truyền, mộ hình trái đào và cái nón là đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi còn sống. Sau lăng là đền thờ trên nền cao hơn.
Sau lưng đền thờ là sườn núi Sam tạo thành thế vững chắc kiên cố, tôn lên nét cổ kính uy nghi. Trong đền thờ, nơi chính điện đặt bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và 2 phu nhân cùng với những liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế... luôn nghi ngút hương khói của người dân và du khách thể hiện lòng kính trọng với những tiền nhân đã có công vì dân vì nước.
Đền thờ Thoại Ngọc Hầu
"Đây là lần đầu tiên tôi đến viếng lăng Thoại Ngọc Hầu. Đến đây, tôi được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử tiêu biểu dưới thời phong kiến nước ta, thưởng ngoạn không khí yên ả, thanh bình. Không chỉ vậy, tôi còn hiểu được sự giang lao, khổ cực trong công cuộc khai hoang mở mang bờ cõi để lại cho con cháu muôn đời sau của bậc tiền nhân ta thuở trước" - chị Nguyễn Lê Thanh Thúy (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
TRỌNG TÍN
Theo baoangiang.com.vn
Cầu kính dài nhất thế giới cho khách trượt thẳng xuống đất từ đỉnh núi Du khách có thể xuống núi bằng máng trượt sau khi tham quan cầu kính cao 120 m ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Những cây cầu kính nổi tiếng trên thế giới / Khách Trung Quốc gào khóc vì sợ khi đi trên cầu kính cao 1.400 m Cây cầu kính bắc qua đỉnh núi đá vôi trong công viên khủng long...