Đóng cửa vì COVID-19, sở thú London chật vật chăm sóc 18.000 động vật
Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, sở thú lâu đời nhất thế giới tại London lần đầu tiên phải đóng cửa tạm dừng đón khách khi thủ đô ban bố lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.
Điều này đã khiến khoảng 18.000 động vật sống tại đây phải đối mặt với thách thức lớn khi không có người chăm sóc và nguồn cung thực phẩm.
Sư tử Bhanu tại Sở thú ZSL London. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), sở thú London mở cửa cho các nhà khoa học vào năm 1828 và bắt đầu đón khách từ năm 1847. Đây là một trong những địa điểm tham quan được du khách yêu thích nhất khi đến thủ đô Vương quốc Anh. Nhưng giống như mọi nơi khác trong thành phố, sở thú đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn đang diễn ra khi dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến việc duy trì hoạt động.
Không giống như các viện bảo tàng hay một phòng trưng bày nghệ thuật, sở thú không thể đóng cửa mà bỏ mặc hàng nghìn động vật đang cần sự chăm sóc hàng ngày. Từ những con thú lớn như sư tử, khỉ đột, ngựa vằn, hươu cao cổ đến những con vật nhỏ bé như gián gió Madagascar, tất cả các loài động vật đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.
Việc chăm sóc và bảo tồn động vật là một công việc tốn kém và mất nhiều công sức. Năm ngoái, sở thú London và sở thú ZSL’s Whipsnade đã thu được khoảng 33 triệu USD từ việc bán vé mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu lệnh phong tỏa còn kéo dài, không có doanh thu từ việc bán vé, một kịch bản kinh hoàng sẽ diễn ra với các sở thú này.
Sở thú London và sở thú ZSL’s Whipsnade từng thu được khoảng 33 triệu USD từ việc bán vé mỗi ngày. Ảnh: Days Out Guide
Cùng với đó, tình trạng thiếu nhân lực cũng đang là một mối lo lớn khi các nhân viên trông coi sở thú, bác sĩ thú y, nhân viên an ninh và nhân viên mặt đất đều phải thực hiện lệnh tự cách ly. Những con vật giờ đây không người chăm sóc, thiếu thốn thực phẩm, buộc đại diện sở thú phải kêu gọi hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho những con vật.
Video đang HOT
“Thông thường, nguồn thu của chúng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ của cộng đồng, vì vậy, nếu không có khách đến tham quan, chúng tôi sẽ không có thu nhập. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho việc này, những con vật của chúng tôi ăn rất nhiều và chúng tôi phảm đảm bảo nguồn cung ứng cho chúng. Cho dù là trái cây, rau quả, thịt, chúng tôi đều rất cần nguồn cung cấp lâu dài. Hy vọng mọi người hãy hỗ trợ cho chúng tôi bằng hành động quyên góp”, Giám đốc điều hành sở thú ZSL’s Whipsnade, bà Kathryn England, kêu gọi.
Để đảm bảo sự sống cho những con vật, khoảng 50 nhân viên đã chấp nhận sinh sống tại sở thú. Khi tiếp xúc với động vật, các nhân viên sẽ phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay một cách cẩn trọng nhất.
“Họ không được phân loại là những nhân viên chủ chốt nhưng họ rất cần thiết đối với chúng tôi. Họ là những nhân viên rất tận tụy. Một số người đã luôn túc trực ở đó để đảm bảo những con vật có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất”, bà England nói.
Không có nhiều đám đông vây xung quanh, một số người cho rằng các con vật sẽ được tận hưởng cảm giác bình yên và tĩnh lặng hiếm có, nhưng điều đó cũng mang lại nhiều thách thức.
“Những người cai quản vườn thú không chỉ phải cho chúng ăn, dọn vệ sinh chuồng thú mà còn phải tạo ra không khí vui vẻ bởi vì đây là môi trường rất khác lạ khi không có khách tham quan. Những con mèo lớn dường như không bị làm phiền, giống như Bhanu, con sư tử chỉ lang thang trong nắng. Nhưng dê và chim cánh cụt có một chút bối rối”, bà England nói.
Mặc dù chính quyền khẳng định lệnh phong tỏa sẽ không gây nguy hiểm cho bất kỳ loài động vật nào. Tuy nhiên, đại diện sở thú cho biết việc không có doanh thu là một trong những thách thức lớn nhất mà sở thú phải sẽ đối mặt.
“Trong những năm suôn sẻ, chúng tôi cũng đã từng là một tổ chức từ thiện. Nhưng hiện tại, chúng tôi thực sự đang rất cần sự hỗ trợ và ủng hộ từ mọi người”, bà England nói.
Hải Vân
Chiến dịch kêu gọi giải cứu 5 con sư tử suy dinh dưỡng ở Sudan
Những lời kêu gọi cứu giúp năm con sư tử châu Phi "suy dinh dưỡng và ốm yếu" tại một công viên ở thủ đô của Sudan được phát động trên mạng từ ngày 19/1, thu hút nhiều sự quan tâm.
Năm con sư tử bị nhốt trong chuồng tại Công viên Al-Qureshi, nằm ở một quận cao cấp thuộc thủ đô Khartoum của Sudan, nhưng trong nhiều tuần nay, chúng đã bị thiếu lương thực và thuốc men.
"Tôi đã run rẩy khi nhìn thấy những con sư tử này ở công viên ... xương của chúng nhô ra khỏi da", một người tên Osman Salih viết trên Facebook, phát động chiến dịch trực tuyến với hashtag #Sudananimalrescue (Giải cứu động vật Sudan).
"Tôi kêu gọi những người quan tâm và các tổ chức giúp đỡ chúng", anh bày tỏ.
Trong nhiều tuần nay, năm con sư tử được nuôi nhốt tại Công viên Al-Qureshi ở thủ đô Sudan đã phải chịu cảnh thiếu lương thực và thuốc men. Ảnh: AFP.
Các quan chức và nhân viên y tế của công viên cho biết tình trạng của những con sư tử xấu đi trong vài tuần qua, một số con mất gần hai phần ba trọng lượng cơ thể.
"Thực phẩm không phải lúc nào cũng có sẵn, vì vậy chúng tôi thường dùng tiền của mình để nuôi chúng", Essamelddine Hajjar, một người quản lý tại công viên Al-Qureshi, nói với AFP.
Công viên được quản lý bởi thành phố Khartoum nhưng cũng được tài trợ một phần bởi các nhà tài trợ tư nhân.
Sudan đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ với giá lương thực tăng vọt và ngoại tệ thiếu hụt.
Hôm 19/1, rất đông người dân, tình nguyện viên và nhà báo đã đổ về công viên để xem những con sư tử sau khi những bức ảnh của chúng lan truyền trên mạng xã hội.
Theo phóng viên AFP, một trong năm con sư tử được buộc bằng dây và được cho ăn chất lỏng nhỏ giọt sau khi phục hồi vì mất nước. Những miếng thịt thối phủ đầy ruồi nằm rải rác gần những chiếc lồng.
Tình trạng chung của chính công viên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật. Một người chăm sóc cho biết các con vật bị bệnh nặng và có vẻ bị suy dinh dưỡng.
Sư tử châu Phi được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loại "dễ bị tổn thương". Số lượng quần thể đã giảm 43% từ năm 1993 đến 2014, chỉ còn khoảng 20.000 cá thể còn sống hiện nay.
Theo news.zing.vn
Sydney vẫn tổ chức bắn pháo hoa giao thừa mặc cho hỏa hoạn Các nhà chức trách thành phố Sydney vẫn giữ ý định tổ chức màn trình diễn bắn pháo hoa vào đêm giao thừa mặc dù đã có hơn 250.000 người ký đơn thỉnh cầu kêu gọi hủy bỏ sự kiện này. Bản kiến nghị trên trang web Change.org cho biết các khoản tiền được sử dụng cho chương trình bắn pháo hoa rực...