Đóng cửa không tiếp khách, chuẩn bị 1.000 suất cơm, nước cho lực lượng chữa cháy rừng
Xuất phát từ suy nghĩ, người ở nhà ngồi máy lạnh mát mẻ, còn lực lượng chức năng vì nỗ lực chữa cháy rừng mà mỏi mệt vì nắng nóng, đói khát, chủ một nhà hàng tại TP Vinh ( Nghệ An) quyết định đóng cửa hàng, chuẩn bị cơm, nước khoáng, sữa miễn phí, tiếp sức.
Trong ba ngày liên tiếp 28 – 29 và 30/6 xảy ra cháy rừng trên diện rộng trên địa bàn huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) khiến nhiều chục hecta rừng thông, rừng keo tràm cháy như đuốc
( Video ông Hồng chia sẻ việc nấu cơm miễn phí cho lực lượng chữa cháy rừng)
Chính quyền thị trấn Xuân An và xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân) cùng các đơn vị chức năng đã huy động tối đa lực lượng cùng nhân dân địa phương tham gia chữa cháy. Cùng với đó, Cảnh sát PCCC công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng bộ đội Quân khu 4, Cảnh sát PCCC tỉnh Nghệ An, kiểm lâm các tỉnh… được huy động để trợ giúp.
Đám cháy được dập tắt rồi bùng phát trở lại lúc nửa đêm khiến cho công tác chữa cháy, làm đường băng cản lửa gặp nhiều khó khăn, lực lượng chức năng được huy động dù rất nỗ lực nhưng thời tiết nắng nóng, khô trên núi cao khiến ai cũng có biểu hiện quá sức.
Lực lượng chữa cháy hết sức vất vả để dập tắt đám cháy rừng
Thông tin trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội liên tục cập nhật tình trạng cháy rừng khiến ông Lê Văn Hồng – chủ nhà hàng Minh Hồng (TP Vinh, Nghệ An) nôn nao.
Trưa 29/6, ông Hồng bàn với vợ nấu ăn hỗ trợ lực lượng chữa cháy rừng. Hai vợ chồng thống nhất đóng cửa hàng, không tiếp khách, mà tập trung nhân lực nấu 1.000 suất ăn, nước uống cùng đá lạnh tiếp sức lực lượng chữa cháy.
Video đang HOT
Nhà hàng đóng cửa không tiếp khách để chuẩn bị cơm nước cho lực lượng chữa cháy rừng
Bữa tối kịp thời góp phần giúp lực lượng chữa cháy thêm sức và động lực để làm nhiệm vụ.
Đến 19h cùng ngày, 500 suất cơm hộp gồm: canh, cá thịt, rau, 500 chai nước khoáng, 500 chai nước tăng lực được ông xếp lên xe và đích thân chạy thẳng vào điểm đang cháy để kịp bữa tối cho lực lượng chữa cháy.
Trưa hôm sau, ngày 30/6, vợ chồng ông Hồng cùng nhà bếp tiếp tục chuẩn bị 500 suất cơm hộp cùng nước và sữa mang vào hiện trường chữa cháy. Chiều tối cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế, lực lượng chữa cháy vẫn túc trực để tránh ngọn lửa bùng phát trở lại.
1.000 suất cơm, nước khoáng, nước tăng lực, sữa được trợ giúp cho lực lượng cứu rừng
Ông Lê Văn Hồng chia sẻ: “Tôi cũng là người lao động, cũng từng rất vất vả rồi nên cảm nhận được sự khó nhọc khi phải căng sức dưới trời nắng nóng để cứu rừng, cứu môi trường của lực lượng chức năng. Tôi chỉ muốn góp phần động viên họ bằng việc nấu bữa cơm dễ ăn hơn cho các chiến sĩ chống giặc hỏa”.
Sau khi tiếp sức cho lực lượng chữa cháy rừng tại huyện Nghi Xuân, nghe tin có vụ cháy rừng tại xã Nam Kim (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) khiến một phụ nữ tử vong, ông Hồng lại tức tốc đến tận gia đình chị này để động viên, hỗ trợ một phần kinh phí cho gia đình nạn nhân. Ông Hồng cũng ủng hộ một khoản tiền để địa phương mua sắm thêm các trang thiết bị đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Vợ chồng ông Hồng cùng tập thể nhà hàng được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ biểu dương ngay tại điểm xảy ra cháy rừng ở Hà Tĩnh.
Ngô Toàn
Theo baophapluat
Vì sao chưa thể dùng trực thăng chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lý giải nguyên nhân chưa thể dùng trực thăng chữa cháy rừng khi gió phơn thổi mạnh ở Hà Tĩnh.
Trưa 1/7, ngay sau hội nghị tiếp xúc cử tri Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục thị sát kiểm tra tình hình chữa cháy rừng khi lửa lại bùng lên ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Quan sát điểm cháy cuối cùng ở xã Trường Sơn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các lực lượng chữa cháy tiếp tục dập lửa dứt điểm các điểm còn âm ỉ, không để lửa bùng lại trong ngày hôm nay và lan sang khu vực rừng có đường dây 500 kV.
Trong khi bàn phương án với các lực lượng chữa cháy tại hiện trường, trả lời ý kiến của phóng viên về việc sử dụng trực thăng chữa cháy rừng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã nhận được ý kiến này nhưng thấy rằng chữa cháy bằng trực thăng phải cần sử dụng liên tiếp từ 3 đến 5 chiếc dội nước liên tục ở một điểm cháy, trong khi đó tình trạng cháy rừng phủ rộng trên nhiều huyện của nhiều tỉnh việc huy động trực thăng là khó khăn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục thị sát trực tiếp việc chữa cháy rừng tại huyện Đức Thọ vào trưa 1/7 ngay sau khi tiếp xúc cử tri. (Nguồn: VGP)
Không chỉ vậy, tình hình gió phơn Tây Nam thổi mạnh trong suốt thời gian qua cũng ảnh hưởng tới khả năng tháo nước trúng điểm cháy, đặc biệt là ảnh hưởng tới an toàn bay nên Chính phủ chưa điều động trực thăng của Binh đoàn 18, Tổng công ty Bay Bộ Quốc Phòng ứng cứu.
"Với tình hình cháy ở các điểm diện rộng như vậy thì huy động các lực lượng tại chỗ và dập lửa bằng các thiết bị máy thổi, cưa xăng là hiệu quả hơn cả. Trong tháng 7 này thời tiết tiếp tục nắng nóng gay gắt, các tỉnh không chủ quan, tính toán nhu cầu sử dụng thiết bị chữa cháy này để báo cáo Chính phủ duyệt chi đột xuất", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh có rừng bị cháy rà soát, xác định và phân loại các loại rừng đã bị cháy để tính toán phương án hỗ trợ cho bà con trồng rừng. Bên cạnh đó, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn giữ vững tinh thần sẵn sàng để ứng phó với mưa lũ, biển động vì áp thấp nhiệt đới trong những ngày tới đây.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt với nhân dân việc không được đốt rơm rạ trong nắng nóng khi trên đường đi thị sát vào xã Trường Sơn, ông vẫn thấy người dân đốt rạ trên đồng ruộng, dễ gây hoả hoạn với rừng và khu dân cư.
Với tình hình cháy ở các điểm diện rộng thì huy động các lực lượng tại chỗ và dập lửa bằng các thiết bị máy thổi, cưa xăng là hiệu quả hơn cả. (Nguồn: VGP)
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, vào 5h30 sáng nay (1/7), tất cả các điểm cháy rừng ở 7 huyện của Hà Tĩnh đã tắt lửa sau các nỗ lực không mệt mỏi của hơn 15.000 cán bộ, chiến sĩ, kiểm lâm viên và dân quân tự vệ.
Tuy nhiên, lửa vẫn âm ỉ ở dưới gốc rừng và lửa tiếp tục lại bùng lên (vào giữa buổi sáng nay) ở các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên vì gió phơn Tây Nam thổi mạnh. Tới 12h30 trưa, các điểm cháy rừng bùng phát đã được dập ở Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.
Ông Đặng Ngọc Sơn cho biết riêng xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ) là điểm cháy cuối cùng của Hà Tĩnh tới đầu giờ chiều 1/7 và đang được gần 400 người bao gồm lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ dập lửa.
"Điểm cháy này ở trên triền núi cao, không thể dùng máy bơm và vận chuyển nước lên dập được nên phương thức dập lửa vẫn là dùng cành cây để dập và máy thổi để khoanh vùng cháy", ông Sơn cho biết.
Vẫn theo ông Đặng Ngọc Sơn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia vừa có thông báo về áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa to ở miền Trung từ ngày mai (2/7) nên có thể chấm dứt hoàn toàn cháy rừng. Tuy nhiên, Hà Tĩnh và một số tỉnh ven biển miền Trung khác sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình hình biển động và lũ quét, lũ ống.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cũng cho rằng khi trời mưa to vào ngày 2/7 thì tình trạng cháy rừng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ chấm dứt nhưng phải tính toán ngay việc phục hồi rừng bị cháy, coi đây cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Ông Tuấn cho rằng đối với khu vực rừng bị cháy mà khó phục hồi thì các địa phương cần có chính sách hỗ trợ bà con trồng rừng trở lại.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ động viên lực lượng chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh Chiều 30/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến hiện trường vụ cháy rừng ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. Cùng đi có ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở ban ngành liên quan. Sau khi nghe lãnh đạo Hà Tĩnh báo cáo nhanh về...