Đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp…: Người trẻ ’sống chậm’ trong dịch Covid 19
Sau khi UBND TP.HCM ra công văn khẩn yêu cầu đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp…vì dịch Covid – 19, nhiều người trẻ cho rằng đây là khoảng thời gian mà họ tận dụng để ’ sống chậm’ lại.
Nhiều người trẻ chọn cách “sống chậm” sau khi các địa điểm ăn uống, làm đẹp bị đóng cửa trong một tuần – Ảnh: Tấn Đạt
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP.HCM ra công văn khẩn yêu cầu tạm đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp, hớt tóc… từ 18 giờ hôm qua .
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, quán beer club; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có công suất phục vụ từ 30 người trở lên, câu lạc bộ bida, phòng gym, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn thành phố kể từ 18 giờ ngày 24.3 đến hết ngày 31.3.
Qua những thông tin trên, nhiều người trẻ cho rằng đây là khoảng thời gian để họ “sống chậm” lại, lắng nghe bản thân của mình nhiều hơn.
Trọn vẹn bữa cơm gia đình
Anh Nguyễn Văn Linh, 32 tuổi trú ngụ tại hẻm 451/11 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, tâm sự “sống chậm” không phải là làm mọi việc với tốc độ chậm hơn bình thường mà là chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc những gì đang xảy ra xung quanh mình, những việc mình đang làm. Chính điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên ý nghĩa hơn.
Đại dịch Covid – 19 xảy ra, mọi hoạt động vui chơi giải trí, tụ tập đông người đều bị tạm hoãn. Thời điểm này chúng ta sẽ có cơ hội quan tâm gia đình cũng như chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nấu một bữa cơm, pha một ấm trà, hay gia đình cùng sum họp tâm sự với nhau cũng là một cách “sống chậm”. Hoặc chúng ta tự dành thời gian cho mình luyện tập thể thao, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa,… tạo cho mình những lối sống lành mạnh, thư giãn để “lạc quan” mà chống dịch.
Các tụ điểm làm đẹp, giải trí tạm đóng cửa vì dịch Covid -19 đối với chị Nguyễn Thị Thùy Lam, làm truyền thông tại một công ty trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM, là một “ác mộng” vì chị Lam thường hay rủ bạn bè tụ tập vui chơi mà nay lại đột phải ngưng lại.
Người trẻ “sống chậm” bằng cách ở nhà nấu ăn rồi cùng gia đình quay quần bên nhau – Ảnh: Tấn Đạt
Tuy nhiên chị Thùy Lam cho biết: “Đây là một việc làm đúng đắn của thành phố trong việc ngăn ngừa và phòng tránh dịch Covid – 19. Trong thời gian này tôi sẽ phải “sống chậm”, nhìn lại bản thân mình một chút, xem mình đã làm được gì trong thời gian qua, có làm ai thất vọng hay buồn không? Bên cạnh đó dành thời gian với gia đình, nhất là việc chạy xuống bếp phụ mẹ nấu cơm, nếm thử đồ ăn của mẹ nấu, việc làm mà mình đã bỏ cách đây vài năm.”
Trong khi đó, chị Lê Ngọc Thanh Hà, 30 tuổi công tác tại Nhà văn hóa Sinh viên Q.3, TP.HCM, chia sẻ: “Trước khi chưa có dịch Covid – 19, mỗi lần làm về là mình đi cà phê với bạn bè, lân la ngoài đường rồi thấy gì ăn đó. Nhưng từ khi có dịch công việc bị trì trệ nên mình sống tiết kiệm, ngủ nghỉ đúng giờ giấc.Trong tuần tới mình sẽ nấu bữa cơm với những món chay lành mạnh, mong muốn ai trong gia đình cũng có nhiều sức khỏe đồng thời mình được tâm sự với ba mẹ nhiều hơn”.
Cơ hội liên lạc với những người bạn cũ
Chị Nguyễn Huỳnh Trang Đài, 23 tuổi, biên tập viên tại Công ty cổ phần công nghệ truyền hình Sài Gòn Phim TP.HCM, cho rằng ngoài phòng bệnh cho bản thân và xã hội, một tuần “cấm túc” này còn là cơ hội để chúng ta “sống chậm” lại hơn trong suốt bao năm vội vã mưu sinh vì cơm áo gạo tiền…. “Ở nhà ta có thể dành thời gian cho bản thân nhiều hơn như chăm sóc da, tập yoga, và dành thời gian trò chuyện, video call với những người bạn cũ mà rất lâu rồi đã lướt qua nhau vì bận rộn”, Trang Đài đặt ra kế hoạch.
Sau khi đọc sách, học online bạn trẻ còn dành thời gian liên lạc với bạn cũ qua tin nhắn trên mạng xã hội – Ảnh: Tấn Đạt
Giống như Trang Đài, Nguyễn Ngọc Thanh Huy, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết, trong những ngày nghỉ học vì dịch Covid – 19 mình có nhiều thời gian để kết nối lại các bạn cũ qua nhắn tin.
“Không phải đợi quyết định đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp, giải trí…mà bản thân mình đã chủ động ở nhà hạn chế đi ra ngoài và tuyệt đối không đến những nơi đông người để bảo vệ sức khỏe . Do đó, mình có nhiều thời gian cho bản thân, sau việc học online, hay đọc sách mình thường xuyên nhắn tin với những bạn cũ THPT để hỏi thăm cuộc sống, sức khỏe. Lúc đầu nhắn tin lại với nhau còn e ngại, quen dần thì…toàn “tám” chuyện trên trời dưới đất, tưởng không thân ai ngờ thân không tưởng”, Thanh Huy chia sẻ
Người Sài Gòn ùn ùn đi cắt tóc trước giờ đóng cửa phòng dịch Covid-19
Sau khi TP.HCM có "lệnh" đóng cửa các nhà hàng, tiệm cắt tóc, phòng gym... đến ngày 31.3 để phòng dịch Covid-19, khách ùn ùn kéo đến tiệm cắt tóc, xếp hàng chờ được làm đẹp trước 18 giờ hôm nay 24.3.
Khách hàng ùn ùn kéo đến cắt tóc, tiệm tóc ưu tiên nhận những khách đã đặt lịch trước, khách mới phải chờ đợi khá lâu
Khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi "lệnh" đóng cửa nhà hàng, tiệm tóc, cơ sở làm đẹp, phòng gym... có hiệu lực (18 giờ ngày 24.3), tại một tiệm cắt tóc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM), rất đông người xếp hàng ngồi đợi để đến lượt cắt tóc. Phía bên ngoài, khách vẫn tiếp tục kéo đến khiến quản lý tại đây lúng túng.
Khách đổ xô đến tiệm tóc trước giờ đóng cửa - Lê Nam
Anh Hoàng Văn Sơn, nhân viên cắt tóc tất bật làm việc vì khối lượng công việc tăng gấp đôi chỉ trong vài tiếng đồng hồ. "So với ngày trước thì lượng khách tăng đột biến. Em nghĩ do quyết định mới của thành phố. Lệnh đóng cửa là để ngăn dịch Covid-19 không lây lan".
Anh Hoàng Văn Sơn, nhân viên cắt tóc tất bật làm việc trước giờ đóng cửa - Lê Nam
"So với những ngày trước, lượng khách tăng khoảng 50%. Những ngày bình thường đến giờ này em cắt khoảng 4 - 5 người thôi", Sơn vừa làm vừa trao đổi.
Những ngày trước khi có "lệnh" đóng cửa, tiệm tóc này đã ít khách hơn hẳn do mọi người chủ động phòng dịch Covid-19, tránh đi lại nhiều. Anh Sơn cho biết thu nhập của anh giảm đi đáng kể: "Trước đây mỗi tháng có thể kiếm được 10 triệu nhưng bây giờ chỉ còn 3 - 5 triệu thôi".
Khách ngồi chờ kín tiệm tóc lúc 17 giờ ngày 24.3 - Lê Nam
Đầu giờ chiều ngày 24.3, khi vừa nghe tin công văn khẩn của UBND TP.HCM yêu cầu đóng cửa các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phòng gym, cơ sở làm đẹp... trên địa bàn thành phố, anh Nguyễn Anh Tuấn (ngụ Q7) tức tốc xin về sớm để đi... cắt tóc.
"Mình ở quận 7 nhưng rất hay cắt tại đây vì gần công ty. Chờ cũng được 30 phút rồi, đúng là tiệm đông hơn hẳn các ngày trước. Chắc tại sắp đến giờ đóng cửa nên mọi người tranh thủ đi cắt giống mình", anh Tuấn cho biết.
Anh Nguyễn Anh Tuấn tức tốc đến tiệm tóc khi vừa nghe tin về "lệnh" đóng cửa - Lê Nam
Được hỏi về công văn này, anh Anh Tuấn cho biết: "Theo mình thì phải chấp hành thôi, tất cả vì sức khỏe của cộng đồng. Chỉ lo mấy hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Nhưng vì tình hình dịch bệnh này, mình nghĩ mọi người nên tuân thủ".
Khi chỉ còn chưa đầy nửa tiếng là đến giờ đóng cửa, chị Thùy Trang - quản lý tiệm vừa làm, vừa lo lắng vì còn nhiều khách vẫn chưa đến lượt.
Chị Thùy Trang, quản lý tiệm vừa làm, vừa lo lắng vì còn nhiều khách chờ - Lê Nam
"Đông đột biến luôn anh ạ. Các bạn nhân viên phải liên tục làm việc luân phiên vì khách vào ngồi tỏa hết cả salon, có khi không có ghế để ngồi luôn. Bây giờ mọi người đang rất gấp gáp để phục vụ cho khách, sợ trễ giờ bên công văn gửi xuống, thật sự đến 6 giờ không biết có kịp không... ", Trang nói thêm. "Đóng cửa cũng sợ mất khách, nhưng em nghĩ việc này hợp lý vì sức khỏe chung của cả bản thân em, nhân viên và khách hàng. Bây giờ chỉ biết hy vọng dịch bệnh này sớm qua nhanh để bên em còn có cơ hội phục vụ cho khách".
Theo công văn mới, tất cả các địa điểm làm đẹp, hớt tóc, gội đầu... phải đóng cửa từ nay đến hết tháng 3 - Lê Nam
17 giờ 45 phút, lực lượng chức năng đến nhắc nhở về "lệnh"đóng cửa. Quản lý buộc phải từ chối khách mới đến. Phía bên trong, nhân viên khẩn trương để hoàn thành nốt phần công việc còn lại trong ngày.
Các nhân viên tất bật làm việc trong ngày mở cửa cuối cùng của tháng 3 - Lê Nam
Đến lượt cắt nhưng thiếu nhân viên, khách vẫn phải đợi - Lê Nam
17 giờ 30 phút, không khí làm việc vô cùng hối hả - Lê Nam
Quầy tính tiền đông khách - Lê Nam
Phía bên ngoài, nhân viên giữ xe làm việc không ngừng - Lê Nam
Một khách hàng kiên nhẫn chờ đợi khi lệnh đóng cửa chỉ còn khoảng 30 phút - Lê Nam
17 giờ 45 phút, lực lượng chức năng đã có mặt để nhắc nhở tiệm đóng cửa - Lê Nam
Khách hàng này dù có đặt lịch hẹn từ nhiều ngày trước nhưng tiệm tóc buộc phải từ chối phục vụ vì đến giờ đóng cửa - Lê Nam
Diễn đàn Bình tĩnh trước dịch bệnh: Nơi nào bình yên, nơi đó là nhà! Dù về hay ở lại thì mỗi người trẻ có sự lựa chọn riêng. Tôi luôn dặn và các con cháu tôi đều đồng ý rằng về hay ở lại, dù ở đâu thì mỗi chúng ta luôn phải hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Chiến sĩ trẻ phục vụ cơm nước cho người bị cách ly - Ảnh: Nguyễn Huy...