Động cơ mới cho vốn ngoại trên thị trường chứng khoán
Tháng 11 tới, Kuwait dự kiến sẽ được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi, giúp chứng khoán Việt Nam có cơ hội chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số thị trường cận biên, qua đó hút vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Tỷ trọng của chứng khoán Việt Nam trong rổ chỉ số thị trường cận biên tăng đồng nghĩa với dòng vốn đầu tư của các quỹ ngoại dựa vào chỉ số này gia tăng. Đây là một trong những nhân tố chính kỳ vọng tạo động lực mới cho thị trường trong tháng 11 cũng như quý cuối năm, bên cạnh câu chuyện dòng tiền rẻ vẫn dồi dào.
Trên thực tế, lực đỡ của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2020 đến nay đến từ dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Thị trường phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19, chỉ số VN-Index hiện dao động trên ngưỡng 900 điểm, cách điểm số đầu năm không nhiều.
Tuy nhiên, thị trường quý cuối năm đang được dự báo sẽ có sự tham gia của các dòng tiền lớn, dù một số yếu tố ngoại biên có thể tác động khó lường như kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11.
Ông Quản Trọng Thành, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định, dòng tiền sẽ tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, còn room cho khối ngoại tăng sở hữu và đang chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Tháng 4/2020, MSCI thông báo hoãn nâng hạng Kuwait lên thị trường mới nổi sang tháng 11. Do đó, thị trường Việt Nam phải tiếp tục chờ để trở thành nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số thị trường cận biên của tổ chức này.
Động lực cho thị trường trong tháng 11 cũng như quý IV là triển vọng dòng vốn ngoại, kết quả kinh doanh quý III dự kiến tốt hơn quý II và dòng tiền rẻ vẫn đang dồi dào.
Video đang HOT
Theo ước tính của MSCI, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ tăng lên 25,2% và số lượng cổ phiếu tăng lên con số 16 sau khi Kuwait được nâng hạng.
Trong đợt cơ cấu tháng 8/2020, cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index chiếm tỷ trọng 17,19%, đứng thứ hai sau thị trường Kuwait với 36,55%.
Hiện có không ít quỹ đầu tư chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng chỉ số cơ sở là MSCI Frontier Markets Index, chẳng hạn Morgan Stanley Institutionam Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Schroder International Selection Fund, Magna Umbrella Fund…
Theo đó, khi cổ phiếu Việt Nam được tăng tỷ trọng trong chỉ số, các cổ phiếu vốn hóa lớn có cơ hội gia tăng tỷ trọng trong danh mục của các quỹ.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT ước tính, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hút ròng 120 triệu USD từ các quỹ ETF đang mô phỏng hai chỉ số thị trường cận biên của MSCI, giả định giá trị tài sản ròng của các quỹ ổn định ở mức hiện tại.
Quy mô của dòng vốn ngoại đổ vào thị trường Việt Nam có thể lớn hơn, nếu tính thêm đóng góp từ các quỹ đầu tư chủ động. Dòng vốn ngoại này sẽ góp phần củng cố dòng tiền trên thị trường cũng như tạo tâm lý hứng khởi trong cộng đồng nhà đầu tư trong nước.
Dự báo, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Các cổ phiếu Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index là VNM, VIC, VHM, MSN, VRE, HPG, VCB.
Những cổ phiếu này cũng nằm trong các rổ chỉ số Vietnam Diamond, Vietnam Financial Select và Vietnam Leading Financial.
Việc một số quỹ ETF mới được thành lập trong nửa đầu năm 2020, đặc biệt là VFMVN Diamond ETF tập trung đầu tư vào các cổ phiếu hết room, đã mở ra kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư gián tiếp vào các cổ phiếu lớn của Việt Nam.
Thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, trong tháng 9, Quỹ VNM ETF và Quỹ MSCI Vietnam ETF không có giao dịch, trong khi Quỹ KIM ETF và Quỹ FTSE Vietnam ETF hút ròng lần lượt 5,3 triệu USD và 1 triệu USD.
Về phía các quỹ ETF trong nước, E1VFVN30 ghi nhận giá trị hút ròng 6 triệu USD. Tương tự, FUEVFVND và FUESSVFL phát hành lần lượt 23 triệu chứng chỉ và 1,5 triệu chứng chỉ, tương ứng với 310 tỷ đồng và 16 tỷ đồng. Trong khi đó, Quỹ FUESSV50 không có hoạt động nào đáng kể.
Khoảng 200 triệu USD từ các quỹ cận biên (Frontier) có thể đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2020
Khi được nâng lên tỷ trọng lớn nhất trong rổ Frontier, tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Market 100 Index có thể được nâng lên lần lượt là 25,2% và 30%, từ 17,2% và 12,2% hiện tại.
CTCK VNDIRECT vừa công bố báo cáo đánh giá triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi (Emerging Markets) của Việt Nam.
Theo báo cáo, do MSCI đã hoãn nâng hạng Kuwait lên thị trường mới nổi bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong tháng 4 vừa qua khiến Việt Nam phải chờ sớm nhất tới tháng 11/2020 để trở thành thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số cận biên (Frontier) của MSCI.
Việt Nam có thể hút ròng 200 triệu USD từ việc nâng tỷ trọng rổ cận biên
Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn nhất khi Kuwait chính thức được nâng hạng lên thị trường mới nổi do tỷ trọng của Việt Nam hiện lớn thứ hai trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index (chỉ xếp sau Kuwait).
Dựa trên dữ liệu ngày 14/09/2020, VNDIRECT ước tính TTCK Việt Nam có thể hút ròng 120 triệu USD từ các quỹ ETF hiện đang mô phỏng hai chỉ số thị trường cận biên của MSCI kể trên (giả định giá trị tài sản ròng của các quỹ ETF duy trì ổn định ở mức hiện tại). Quy mô của dòng vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam có thể còn lớn hơn, lên đến 200-210 triệu đô la Mỹ, nếu tính thêm đóng góp từ các quỹ chủ động. Dòng vốn ngoại này sẽ góp phần củng cố dòng tiền trên thị trường cũng như tạo tâm lý hứng khởi trong cộng đồng nhà đầu tư trong nước.
Các cổ phiếu Việt Nam hiện đang có trong danh mục của MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ được các quỹ ngoại theo dõi các chỉ số thị trường cận biên mua ròng sau khi Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn đang chiếm tỷ trọng cao như VNM, VIC, VHM, MSN, VRE, HPG and VCB.
Việt Nam có thể nâng hạng Emerging Markets trong 2 đến 3 năm tới, kỳ vọng thu hút hơn 1 tỷ USD từ nhà đầu tư ngoại
VNDIRECT cho rằng hiện có hai điểm nghẽn chính cần được giải quyết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi của MSCI và FTSE, bao gồm (1) giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) và (2) đáp ứng tiêu chí về thanh toán bù trừ (đặc biệt là giải quyết được vấn đề yêu cầu phải có đủ tiền trước khi giao dịch).
Dù vậy, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết các nút thắt này nhờ việc thông qua Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực chính thức từ 1/1/2021 hay phối hợp với đối tác Hàn Quốc để triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Việt Nam cũng dự kiến thành lập Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (Central counter Party - CCP). Với việc áp dụng mô hình thanh toán bù trừ mới này, Việt Nam hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề "yêu cầu kiểm tra phải có đủ tiền trước khi giao dịch" như tại thời điểm hiện tại, từ đó gỡ được "nút thắt" quan trọng trong quá trình nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI và FTSE.
Theo VNDIRECT, trong kịch bản tích cực, nếu hoàn thành triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI trong kỳ đánh giá thị trường thường niên vào tháng 5/2021. Sau đó, Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi trong kỳ review thị trường thường niên của MSCI vào tháng 5/2022, và việc nâng hạng sẽ chính thức có hiệu lực một năm sau đó vào tháng 6/2023.
Trong kịch bản lạc quan, VNDIRECT kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE trong kỳ đánh giá thị trường vào tháng 9/2021.
VNDIRECT ước tính thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hút dòng vốn ngoại lên tới 1,4 tỷ đến 1,9 tỷ USD nhờ được nâng hạng lên thị trường mới nổi, trong đó 779 triệu USD đến 1.039 triệu USD sẽ đến từ các quỹ ETF mô phỏng theo Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và Chỉ số thị trường mới nổi của FTSE; và 670 triệu đến 891 triệu USD từ các quỹ đầu tư chủ động đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các thị trường mới nổi.
Bị tước quyền tự quyết room ngoại, ngân hàng bị dồn vào thế khó - Bài 3: Nghị định "xoay" chóng mặt, ngân hàng không kịp trở tay Các kế hoạch dài hơi của các ngân hàng có nguy cơ đổ bể, nếu quyền định đoạt về room bị tước mất. Nhiều ngân hàng tỏ ra hoang mang. Với nhiều điểm mới, Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực đầu năm 2021) hứa hẹn làm tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư....