Đồng chí Hồ Đức Việt từ trần
Do lâm bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 17h15, ngày 31/5/2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Đồng chí Hồ Đức Việt từ trần
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Hồ Đức Việt, sinh ngày 13/8/1947; quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa X; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, XII; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Do lâm bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 17h15, ngày 31/5/2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Trên 45 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Video đang HOT
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Hồ Đức Việt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Hồ Đức Việt theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.
Theo xahoi
Ăn no mà rẻ nhờ "phố cơm không" ở ga Sài Gòn
Khách đến mua cơm trắng không chỉ người vô gia cư, lao động nghèo, sinh viên mà còn có dân văn phòng hay những gia đình không tiện nấu, ngay cả quán cơm bình dân khi thiếu cơm cũng đến đây mua về.
Phố bán cơm trắng ở cuối đường Nguyễn Thông (gần ga Sài Sòn, quận 3) - được gọi là "phố cơm không" của người nghèo đã hơn 10 năm nay. Phố cơm ở gần ga tàu vì đây là điểm đến của những người dân tỉnh lẻ vào TPHCM kiếm sống. Ngày 2 buổi, những quán cơm trắng nườm nượp khách mua. Cơm được cân ký, nóng hổi trong những túi nilon màu trắng. Đây là lựa chọn phù hợp với những người lao động thu nhập thấp, chỉ cần ít cơm trắng, dưa cà là xong một bữa.
Gọi là "phố" nhưng các quán cơm nằm rải rác chứ không tập trung thành dãy. Cuối đường Nguyễn Thông có 2 quán cơm trắng, trong con hẻm quanh co 240 Cách mạng Tháng 8 có thêm 5 quán, và 1 quán nữa ở đầu đường Hòa Hưng, điểm chung dễ nhận thấy là những chiếc nồi cơm điện to "ngoại cỡ". Quán của chị Nga ở đường Nguyễn Thông là quán lớn nhất, có mặt bằng vừa nấu vừa bán tại chỗ, còn lại đa số đều là quán vỉa hè, người bán nấu cơm tại nhà rồi đẩy xe ra vệ đường đứng bán.
Bán hàng cơm chủ yếu có lời vào thức ăn, vì vậy khi có người đến chỉ mua cơm trắng thì chủ quán không hào hứng bán, có khi từ chối luôn vì lời lãi không bao nhiêu, lại bận tay thêm trong giờ đông khách. Bởi vậy, "phố cơm không" ở ga tàu lửa chuyên phục vụ những "thượng đế" ít tiền mới duy trì được nhiều năm nay.
Người bán cơm không cần thuê mặt bằng, chỉ mấy bình gas, vài cái nồi cơm điện loại 5kg, che ô bên vỉa hè
Từ trưa đến 2h chiều và từ chiều tối đến 20h là thời điểm đông khách mua nhất
Khách mua cơm trắng là những bác xe ôm, sinh viên ở trọ, còn có dân văn phòng hay gia đình bận rộn không tiện nấu
Chị Nhung, chủ quán cơm trắng trong hẻm 240 Cách mạng Tháng 8 mỗi ngày dậy từ 5 giờ sáng vo gạo để kịp có cơm đi bỏ mối, rồi xế trưa và chiều lại nấu thêm 2 đợt nữa. Mỗi ngày chị nấu 100 kg gạo, tương đương 200 kg cơm. Bận rộn suốt ngày nhưng chị Nhung hài lòng với nghề mình chọn: "Quán của tôi ra sau các quán khác nhưng buôn bán cũng được lắm. Bán cơm trắng dù sao cũng đỡ cực hơn hàng ăn khác, không phải rửa ráy mỡ màng, bảo quản gạo cũng dễ hơn thực phẩm tươi sống khác".
Vài nơi bán thêm dưa mắm, cà muối trong bao nilon
Một ký gạo nấu thành 2 ký cơm, gạo ở đây chỉ khoảng 12.000 đ/kg. Vì vậy, hạt cơm không ngọt, lại nhanh cứng khi để nguội. Nhưng khách mua chủ yếu người nghèo, chỉ cần ăn no, rẻ chứ không cần ngon.
Giải pháp "cơm trắng" giúp cánh xe ôm tiết kiệm được ít tiền để nuôi gia đình, công nhân có dư chút đỉnh gửi về quê, hay giúp các em sinh viên đang tuổi ăn tuổi học no bụng mà không phải tốn tiền ăn cơm tiệm. Em Thành Huy trọ gần chợ Hòa Hưng (đường Cách mạng Tháng 8) đạp xe đến tận đây để mua cơm trắng: "Nhà trọ của em không cho nấu cơm, còn những bạn khác gần mùa thi nên cũng ngại nấu. Tụi em phân công nhau đi mua cơm mỗi ngày, rồi mua thêm ít dưa mắm hay dưa leo, rau sống. Một số bạn đem muối đậu phộng hay chà bông (ruốc) làm ở quê lên ăn kèm".
Các chủ quán cơm cũng thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của khách mua. Bà chủ quán cơm ký ở đường Nguyễn Thông cho biết: "Tôi thấy nhiều người làm việc vất vả mà ăn uống lại rất kham khổ, mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 1000 đ, lấy công làm lời thôi".
Chị Hồng bán cơm trắng hơn 12 năm chia sẻ: "Cơm loại thường bán với giá 8.000 đồng/ký, cơm ngon thì 10.000 đồng, mỗi ngày tôi bán gần 500kg. Nhiều lúc giá cả leo thang, tăng tiền cơm thấy xót cho người nghèo lắm".
Theo Dantri
Xây dựng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Ngày 13-5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Lễ cắt băng khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (15-5-1968/15-5-2013) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất của trường Trung cấp An ninh nhân dân I. Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực...