Dòng chảy khí đốt sang châu Âu giảm là do lỗi của phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 19/7 rằng việc dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu sụt giảm là do lỗi của chính phương Tây và cảnh báo điều này có thể sẽ tiếp diễn.
Những bình luận của Tổng thống Putin đã cho thấy EU đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn khi liên minh này lo ngại việc Nga cắt nguồn cung khí đốt sẽ gây tổn thất lớn về kinh tế và chính trị ở châu Âu trong mùa đông này.
Phát biểu trước báo giới ở Tehran ngày 19/7, nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin cho biết lượng khí tự nhiên Nga được bơm qua đường ống Dòng chảy phương Bắc tới Đức sẽ giảm thêm, từ 60 triệu mét khối/ngày xuống còn 30 triệu mét khối/ngày, tức là chỉ bằng 1/5 công suất của nó nếu một turbine không nhanh chóng được thay thế.
Theo Tổng thống Nga, Moscow có thể khởi động đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 được hoàn thành gần đây nhưng chưa đi vào vận hành, song nó chỉ hoạt động với một nửa công suất do phần còn lại được sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo kế hoạch của phương Tây khi áp giá trần lên dầu Nga như một phần trong các biện pháp trừng phạt vì cuộc chiến ở Ukraine sẽ chỉ khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu thêm bất ổn và giá cả tăng cao.
Video đang HOT
“Chúng tôi nghe được một số ý tưởng điên rồ rằng sẽ hạn chế khối lượng dầu Nga và áp giá trần lên dầu Nga nhưng kết quả sẽ không có gì thay đổi. Đó là sự gia tăng về giá cả. Giá cả sẽ tăng chóng mặt.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, EU đã áp lệnh cấm than đá và hầu hết dầu mỏ Nga, có hiệu lực vào cuối năm nay, nhưng không bao gồm khí đốt bởi EU phụ thuộc vào nguồn năng lượng này để vận hành các nhà máy, sản xuất điện và sưởi ấm.
Tập đoàn khí đốt do nhà nước kiểm soát Gazprom của Nga đã giảm cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tới Đức khoảng 60% vào tháng trước khi dẫn ra những vấn đề kỹ thuật sau khi một turbine mà công ty Siemens của Đức gửi tới Canada để bảo trì không được trả lại do lệnh trừng phạt. Canada và Đức đã đạt được một thỏa thuận về việc trả lại turbine trên nhưng Tổng thống Putin cho biết Gazprom vẫn chưa nhận được các tài liệu liên quan.
Tổng thống Nga cho biết Gazprom sẽ đưa một turbine nữa đi sửa chữa vào cuối tháng 7 và nếu turbine được đưa tới Canada không được trả lại vào thời điểm đó, lượng khí đốt sẽ tiếp tục bị cắt giảm thêm. Theo ông Putin, một lý do nữa cho việc giảm nguồn cung là do Ukraine đóng cửa một đường ống vận chuyển khí đốt Nga tới phương Tây đi qua khu vực do lực lượng ly khai được Nga ủng hộ kiểm soát.
Ý nghĩa với EU khi nhắm vào vàng của Nga trong vòng trừng phạt tiếp theo
Ủy ban châu Âu mới đây đề xuất rằng nhập khẩu vàng của Nga được đưa vào một gói trừng phạt tiếp theo nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Nghị viện châu Âu, ngày 6/7/2022 ở Strasbourg, miền Đông nước Pháp. Ảnh: AP
EU không coi các hạn chế mới được đề xuất là vòng trừng phạt thứ bảy - mà nhiều quốc gia thành viên đã phản đối - mà là một gói "duy trì và liên kết". Tuy nhiên, Liên minh sẽ đưa ra một lệnh cấm vận mới - lần này là đối với vàng của Nga.
Kim loại quý này là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga sau năng lượng và trị giá hơn 18,5 tỷ euro vào năm 2020.
Theo The Observatory of Economic Complexity, tổ chức theo dõi dữ liệu thương mại quốc tế, phần lớn vàng của Nga được chuyển đến Anh trong năm đó với phần còn lại trị giá 2 tỷ euro sang Thụy Sĩ, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Đối với EU, lý do đằng sau lệnh cấm vận vàng là họ muốn thể hiện sự đoàn kết với các đối tác quốc tế chính như đã cam kết trong cuộc họp G7 hồi tháng trước tại Đức. Mỹ, Anh và Nhật Bản đã áp dụng hình thức xử phạt như vậy.
Điều này cũng sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho giới thượng lưu và nền kinh tế Nga khi kim loại quý trở thành nơi trú ẩn an toàn trong những tháng gần đây do các nhà tài phiệt mua vàng miếng trong nỗ lực làm dịu tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva.
Phần còn lại của gói đề xuất nhằm mục đích "bịt các kẽ hở" và tăng cường tuân thủ vòng trừng phạt thứ sáu đã được áp đặt đối với Nga kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặt biệt ở Ukraine vào ngày 24/2.
EU đã cấm xuất khẩu sang Nga công nghệ tiên tiến, đặc biệt nếu chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, một số loại máy móc và thiết bị vận tải, cũng như nhập khẩu vào EU than của Nga và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác, thép và sắt, gỗ, xi măng, dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Tất cả những hàng hóa này cũng bị cấm quá cảnh qua EU.
Các ngân hàng lớn của Nga cũng đã bị nhắm mục tiêu và bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT quốc tế, khiến họ không thể nhận ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị đóng băng ở nước ngoài.
Gói mới của EU nhằm "thắt chặt việc đóng băng tài sản ở EU", mở rộng danh sách các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt, đồng thời làm rõ "phạm vi chính xác của một số biện pháp trừng phạt tài chính và kinh tế", Ủy ban châu Âu cho biết, trong nỗ lực cung cấp hướng dẫn rõ ràng hơn đến các nước thứ ba theo những gì khối đã nhắm mục tiêu.
Ví dụ, Nga đã đổ lỗi cho việc giá lương thực tăng vọt trước các lệnh trừng phạt của phương Tây - điều mà EU và các đối tác của họ bác bỏ, nhấn mạnh rằng các biện pháp của họ không ngăn cản hoạt động buôn bán nông sản giữa các nước thứ ba và Nga.
Trong khi đó, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell cho biết: "Với những hạn chế mới này, chúng tôi tiếp tục nhắm mục tiêu vào những người thân cận với Tổng thống Putin và Điện Kremlin".
"Gói mới phản ánh cách tiếp cận phối hợp của chúng tôi với các đối tác quốc tế trong đó có G7. Ngoài các biện pháp này, tôi cũng sẽ trình bày đề xuất lên Hội đồng châu Âu về việc liệt vào danh sách trừng phạt nhiều cá nhân và tổ chức nhiều hơn, bổ sung thêm tài sản của họ bị đóng băng và khả năng đi lại bị hạn chế", ông Borrell nói thêm.
Các quốc gia thành viên sẽ cần nhất trí thông qua gói đề xuất của Ủy ban châu Âu. Một nhà ngoại giao cấp cao của EU nói với các phóng viên vào chiều 15/7 rằng sẽ không có quyết định về các biện pháp trừng phạt sẽ được đưa ra vào ngày 18/7 trong cuộc họp của các bộ trưởng Ngoại giao EU. Tuy nhiên, nó có thể được thông qua tại một cuộc họp của các đại sứ EU vào ngày 20/7.
EU sẽ cho phép tịch thu tài sản của Nga trên lãnh thổ của khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ cho phép thu giữ tài sản của Nga trên lãnh thổ của khối vào tháng 10 tới. Phát biểu với các phóng viên trước cuộc họp không chính thức của các Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ, Ủy viên Tư pháp Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders cho biết, Nghị viện châu Âu đã...