Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài năm 2020

Theo dõi VGT trên

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó bao gồm cả phần vốn ODA và ưu đãi được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dù Chính phủ đã chỉ đạo các biện pháp quyết liệt, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn nay. Bài viết đánh giá thực trạng giải ngân vốn vay nước ngoài và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi trong năm 2020.

Tình hình giải ngân kế hoạch vốn của Việt Nam năm 2019

Về giao kế hoạch vốn năm 2019

Năm 2019, tổng số kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định là 60.077 tỷ đồng. Kế hoạch vốn ngoài nước nguồn chi thường xuyên là 4.677 tỷ đồng. Kế hoạch vốn nước ngoài phần cho vay lại chính quyền địa phương được phê duyệt là 17.172 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2019, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nhiều đợt giao kế hoạch vốn, đợt vào ngày 31/12/2019, cho các bộ, ngành, địa phương với tổng số tiền là 52.943 tỷ đồng, chiếm 88,12% tổng số kế hoạch vốn được Quốc hội giao. Trong số này, kế hoạch vốn giao cho các bộ, ngành trung ương là 20.261 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,27%; kế hoạch vốn giao cho các địa phương là 32.682 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,73%.

Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2019

Tính đến ngày 15/4/2020, số liệu giải ngân của các bộ, ngành, cơ quan trung ương là 7.893 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38,96% so với tổng số kế hoạch vốn năm 2019 được giao cho bộ, ngành trung ương. Số liệu giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương đạt 8.628 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,39% so với tổng số kế hoạch vốn năm 2019 được giao cho địa phương.

Về số vốn được chuyển sang năm 2020

Tổng số kế hoạch vốn năm 2019 được chuyển sang năm theo Quyết định số 2170/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được giải ngân đến hết ngày 31/12/2020 là 4.573,7 tỷ đồng. Số liệu này chưa bao gồm số vốn đã rút về tài khoản đặc biệt của tất cả các cấp thực hiện dự án, đang trong quá trình hoàn chứng từ, và được phép chuyển nguồn theo quy định.

Đánh giá về tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài năm 2019 và các giải pháp đã thực hiện

Từ những tháng đầu năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn nước ngoài.

Về phía các bộ, ngành, địa phương và chủ dự án

Video đang HOT

Tính đến ngày cuối cùng của năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để đảm bảo phân bổ vốn trong phạm vi dự toán được Quốc hội giao. Các bộ, ngành, địa phương đã rà soát phương án phân bổ kế hoạch vốn được giao và nhập dự toán vốn trên hệ thống Tabmis để các dự án có cơ sở thanh toán; đồng thời chủ động thực hiện đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đã được giao để bám sát với khả năng thực hiện các dự án.

Về phía Bộ Tài chính

- Đã tổ chức hội nghị giải ngân với 6 nhà tài trợ lớn vào tháng 6/2019; đồng thời, tổ chức 02 hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành vào tháng 6, tháng 9/2019 và 3 hội nghị với các địa phương vào tháng 7/2019 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án; kiến nghị các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Thông báo số 750/ TB-BTC ngày 13/9/2019 chỉ đạo toàn hệ thống tài chính – kho bạc tiếp tục đôn đốc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2019.

- Định kỳ 15 ngày, bắt đầu từ 15/10/2019, Bộ Tài chính đã thực hiện công khai số liệu giải ngân vốn vay nước ngoài trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính; Đồng thời, yêu cầu 3 bộ ngành, 10 địa phương có số giải ngân thấp nhất có giải trình rõ nguyên nhân.

- Đã có nhiều văn bản đôn đốc, tháo gỡ cho các bộ, ngành địa phương để giải quyết vấn đề chậm giải ngân, điều chỉnh kế hoạch vốn cho sát tiến độ triển khai dự án.

- Đã tổ chức 25 đoàn kiểm tra giám sát các dự án, đặc biệt các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp hoặc/và phát sinh vướng mắc để xử lý theo thẩm quyền.

- Để đảm bảo hoàn thành việc giải ngân thanh toán vốn 2019 theo đúng Luật Ngân sách nhà nước, ngày 14/01/2020, Bộ Tài chính đã có Công văn số 480/BTC-QLN đề nghị các cơ quan tiếp tục chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ giải ngân vốn vay nước ngoài thuộc kế hoạch vốn năm 2019.

Mặc dù với nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, bao gồm cả việc bổ sung kế hoạch vốn vào những ngày cuối cùng của năm 2019, nhưng qua đánh giá của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân nguồn vốn nước ngoài năm 2019 vẫn ở mức thấp (ở mức 31,32% so với dự toán được giao). Tình hình trên đặt ra nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài năm 2020 là rất lớn, đặc biệt, 2020 là năm cuối cùng của giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Về tình hình giao kế hoạch vốn 2020 và giải ngân kế hoạch vốn năm 2020

Luật Đầu tư công năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, từ năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước cho các bộ, ngành và địa phương theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định. Các bộ, ngành, địa phương phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho từng dự án. Như vậy, về cơ chế, Chính phủ đã nới lỏng hơn quy định việc phân bổ vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành, sát với tình hình thực tế triển khai tại bộ, ngành, địa phương.

Về giao kế hoạch vốn năm 2020

Tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách trung ương theo Quyết định số 1706/ QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ là 60.000 tỷ đồng, trong đó số được phân bổ cho các bộ, ngành địa phương và nhập vào hệ thống Tabmis là 56.700 tỷ đồng, cụ thể: Dự toán giao cho các bộ, ngành trung ương là 18.216 tỷ đồng; dự toán giao cho các địa phương là 38.484 tỷ đồng. Về dự toán vốn nước ngoài phần cho vay lại địa phương là 26.542 tỷ đồng. Bộ Tài chính đang trình Chính phủ phê duyệt hạn mức cho vay lại của chính quyền địa phương cùng với hạn mức cho vay lại và bảo lãnh chính phủ.

Về số liệu phân bổ nhập vào hệ thống Tabmis

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài năm 2020 - Hình 1

Theo số liệu trên hệ thống Tabmis, tính đến hết ngày 15/4/2020, tỷ lệ nhập dự toán trên Tabmis chi tiết theo dự án so với kế hoạch vốn được giao của các cơ quan đạt hệ thống (40.203 tỷ đồng) bằng 70,91%, trong đó các bộ, ngành trung ương đạt tỷ lệ trung bình 80,29% (14.623 tỷ đồng), các địa phương đạt tỷ lệ trung bình 66,46% (25.578 tỷ đồng).

Về tình hình giải ngân vốn năm 2020

Tính đến hết ngày 15/4/2020, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn nước ngoài của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương là gần 2.875 tỷ đồng, trong đó: Số giải ngân của các bộ, ngành cơ quan trung ương là 1.140 tỷ đồng, đạt tỷ lệ so 6,26% với dự toán được giao. Số giải ngân của các địa phương là 1.735 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 4,51% so với dự toán được giao. Theo thống kê, có 4/12 bộ, ngành và 32/63 địa phương đã giải ngân kế hoạch vốn 2020 ở các mức độ khác nhau. Các bộ đã giải ngân gồm: Bộ Quốc phòng (27,58%), Bộ Giao thông và Vận tải (11,29%), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1,08%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2,15%). Trong số các địa phương đã giải ngân kế hoạch vốn năm 2020, một số địa phương có số giải ngân đạt tỷ lệ khá là: Hà Nội (18,25%), Hải Phòng (12,86%), Ninh Bình (13,16%), Nghệ An (24,79%), Bình Định (26,34%), Phú Yên (21,24%), Bình Dương (17,25%), Tây Ninh (36,85%), Kiên Giang (10,63%).

Đồng bộ giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020

2020 là năm cuối cùng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, để đảm bảo mục tiêu chung của cả nhiệm kỳ, nhiệm vụ đặt ra đối với giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài của năm 2020 là rất quan trọng. Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đề cập tới nhiều nội dung liên quan đến thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo toàn ngành Tài chính thực hiện đồng bộ các biện pháp, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài như theo dõi, đôn đốc công tác nhập dữ liệu vào hệ thống Tabmis. Ngay trong quý I/2020 đã có 03 văn bản đôn đốc các bộ, ngành địa phương phân bổ và triển khai nhập Tabmis để có cơ sở thanh toán vốn; đồng thời, rà soát, hoàn thiện các quy trình, thủ tục liên quan đến kiểm soát chi, rút vốn.

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid còn diễn biến khó lường, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các công việc sau:

Thứ nhất, khẩn trương phân bổ chi tiết đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập dữ liệu vào hệ thống Tabmis để có cơ sở giải ngân. Lưu ý tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành, hoặc các dự án sắp hết thời hạn giải ngân.

Thứ hai, các chủ dự án tập trung triển khai các chương trình, dự án để có khối lượng cho giải ngân; kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời; cung cấp hồ sơ giải ngân đầy đủ theo quy định khi thực hiện kiểm soát chi, rút vốn. Đối với các khoản đã có kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, khẩn trương tập hợp chứng từ để gửi Bộ Tài chính thực hiện rà soát, ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ, tránh dồn vào cuối năm và có chênh lệch lớn giữa số xác nhận của Kho bạc Nhà nước và số giải ngân gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại). Riêng đối với các tài khoản đặc biệt, tài khoản tạm ứng, khẩn trương hoàn chứng từ thanh toán năm 2019 đầy đủ để thực hiện thủ tục rút vốn bổ sung năm 2020, cũng như hạch toán, quyết toán ngân sách năm 2019.

Thứ ba, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020; có chế tài xử lý nghiêm đối với từng trường hợp chậm trễ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm thúc đẩy vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài…

Tài liệu tham khảo:
1. Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019;
2. Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 29/10/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019;
3. Thông báo số 750/TB-BTC ngày 13/9/2019 chỉ đạo toàn hệ thống tài chính – kho bạc thực hiện các nhiệm vụ nhằm tiếp tục đôn đốc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2019;
4. Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Thay đổi ứng xử với vốn vay nước ngoài

Tại một cuộc họp của Chính phủ mới đây, có đến tám bộ trình văn bản chính thức xin hoàn trả vốn ODA, với con số lên tới 3.700 tỷ đồng, tương đương 32% dự toán được giao, vì không giải ngân được. Thực tế này nói lên điều gì?

Thay đổi ứng xử với vốn vay nước ngoài - Hình 1
Chỉ một dự án lớn chậm trễ đã có thể ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chung. Trong ảnh: Dự án Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Vì sao giải ngân ODA "thụt lùi"?

Năm 2020 là năm cuối cùng phải hoàn thành kế hoạch giải ngân đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2016 - 2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 8 và tám tháng năm 2020 lần lượt tăng 45,4% và tăng 30,4% so cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trong khi đó, việc giải ngân vốn ODA lại ì ạch, tính đến cuối tháng 8, mới chỉ đạt 21,64% dự toán được giao. Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng dự toán đầu năm bộ này được giao là 341 tỷ đồng và vốn chuyển sang từ năm 2019 là 95 tỷ đồng. Song, theo số liệu tập hợp từ các ban quản lý dự án tại địa phương, thì hiện tại mới giải ngân được 79 tỷ đồng - trong đó vốn của năm 2019 là 61 tỷ đồng và năm 2020 là 18 tỷ đồng, nghĩa là chỉ đạt chưa tới 18%. Tương tự, Bộ Tài nguyên và Môi trường có tổng kế hoạch vốn vay được giao trong năm 2020 là 619 tỷ đồng và mới giải ngân được 90 tỷ đồng, tương đương 13% tổng vốn được giao.

Thậm chí, ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ chịu trách nhiệm chính trong vận động, thu hút, điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn vốn này - cũng không ngoại lệ. Với tổng vốn được giao trong năm (kể cả từ năm trước chuyển sang) là 126 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được khoảng 96 tỷ đồng; Bộ này đề nghị trả lại ngân sách trung ương 30 tỷ đồng.

Hai "đầu tàu kinh tế" là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỷ lệ giải ngân ODA gần tương đương nhau (tính đến ngày 20-8 lần lượt là 27,7% và 27,75%); cao hơn mức bình quân của cả nước, nhưng cũng còn xa mới đạt mức kỳ vọng.

Nhiều lý do đã được đưa ra để lý giải tình trạng này, trong đó không thể phủ nhận những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nhận định, nhìn chung các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch còn nặng nề hơn so với các dự án trong nước, do hầu hết các hoạt động của các dự án này gắn với yếu tố nước ngoài...

Nhưng không chỉ có thế. Khá nhiều vướng mắc xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Bởi trong khó khăn chung, vẫn có những địa phương có tiến độ giải ngân tương đối khả quan. Tại Hà Tĩnh, tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 44% kế hoạch và hầu hết các chủ đầu tư đã cam kết thực hiện giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao đến hết năm 2020.

Một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nằm ngay ở thủ tục điều chỉnh dự án. Theo quy định hiện hành, việc gia hạn hay điều chỉnh dự án gắn liền với điều chỉnh chủ trương đầu tư. Song quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư lại thường phức tạp và kéo dài, dẫn đến việc một số dự án đã được bố trí nhưng không thể rút vốn, do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh. Một số dự án được giao vốn nước ngoài vào tháng 12-2019, song các bộ chủ quản chưa lập kế hoạch hoạt động, một số tiểu dự án phải chờ hướng dẫn các định mức và rà soát dự án tổng (như dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển vừa được phê duyệt kế hoạch trong tháng 6-2020)...

Đặc biệt, sự chậm trễ - nhiều khi rất không đáng có - trong việc thực hiện dự án là nguyên nhân chủ quan rất quan trọng. Chỉ một dự án lớn chậm trễ đã có thể ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chung. Như tổng kế hoạch vốn ODA vay lại, cấp phát của Trung ương bố trí cho dự án Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh) đã là 12.124 tỷ đồng, chiếm 78% tổng kế hoạch vốn ODA của thành phố, nên việc triển khai chậm dự án này đã kéo lùi tỷ lệ giải ngân chung của TP Hồ Chí Minh.

"Ôm" vốn, lợi bất cập hại

Theo nhìn nhận của TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, xu hướng không thể đảo ngược là nguồn vốn ODA sẽ ngày càng ít tính ưu đãi, mà chủ yếu là vay thương mại và đi vay không dễ. Do vậy, các bộ và địa phương cần đoạn tuyệt với tâm lý cứ "ôm" vốn về cho chắc, làm được bao nhiêu thì làm, đến lúc chắc chắn không làm được thì mới trả.

Tuy không thể phủ nhận sự cần thiết và một số lợi ích của ODA, song sử dụng ODA cũng có những mặt trái đã được chỉ ra từ nhiều năm nay vẫn chưa khắc phục được. Điều đó khiến nguồn vốn này nhiều khi tưởng rẻ mà hóa đắt. Đơn cử, các hiệp định vay vốn ODA thường bao gồm các điều khoản ràng buộc về "Thủ tục đấu thầu", bắt buộc áp dụng "Sổ tay hướng dẫn mua sắm đấu thầu" do nhà tài trợ quy định. Trong đó, các điều khoản về "Quy định nước tham gia đấu thầu" và "Quy định về xuất xứ hàng hóa dịch vụ, tiêu chuẩn, công nghệ thi công, định mức, đơn giá, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm và dịch vụ sử dụng cho dự án của nước cho vay" thường cao hơn nhiều so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Theo quy định của "Sổ tay hướng dẫn mua sắm đấu thầu", nhà tài trợ có quyền tham gia sâu vào quá trình đấu thầu, từ phân chia gói thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho đến phê duyệt kết quả đấu thầu... Tất cả các bước đều bắt buộc phải được sự chấp thuận của nhà tài trợ thông qua hình thức thư (email) không phản đối. Những quy định khác biệt đó dẫn đến nhiều bất lợi cho nhà thầu Việt Nam, nhiều khi làm đội giá thành dự án.

Trong khi đó, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao của việc trả nợ. Bình quân ngân sách nhà nước trả nợ ODA khoảng một tỷ USD mỗi năm, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 - 2025... Nâng cao hiệu quả của các khoản vay ODA, bao gồm cả việc cân nhắc lựa chọn nguồn vốn này, cũng như đàm phán các điều kiện vay - trả... đang trở thành đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết. Về lâu, về dài, một kế hoạch chi tiết để "tốt nghiệp" ODA cần được tích cực chuẩn bị, xúc tiến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần 'chinh chiến' tại Miss Universe 2024
17:01:21 09/11/2024
HIEUTHUHAI "khơi mào" cuộc chiến: Thầy trò Karik - GDUCKY lên tiếng, B Ray phản bác Quán quân King of Rap cực gắt
15:26:08 09/11/2024
Hyun Bin lén lút hẹn hò ngôi sao được khao khát nhất showbiz Hàn
17:04:40 09/11/2024
Hồ Văn Cường nói gì khi liên tục được tặng vàng, sống sao sau khi rời Phi Nhung?
15:17:44 09/11/2024
Một nữ ca sĩ đi lang thang, lạnh quá phải xin tiền đồng nghiệp để thuê phòng ngủ
16:45:22 09/11/2024
Làm chính thất vẫn bị đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra cú 'chốt' ngỡ ngàng
18:03:13 09/11/2024
Hoa hậu Vbiz mất điện thoại ngay trước ngày thi Bán kết ở quốc tế?
15:28:55 09/11/2024
Nàng thơ Châu Vũ Đồng khó lấy lại hình ảnh dù đã xin lỗi
16:37:55 09/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Thủ Dầu Một

Thế giới

20:12:13 09/11/2024
Trước tình hình này, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần khẩn trương rà soát, cải thiện và nâng cấp hệ thống thoát nước đô thị, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ ngập úng cao.

Bức ảnh chụp người đàn ông 39 năm trước khiến bao người nghẹn lòng

Netizen

20:08:06 09/11/2024
Theo truyền thông Ý, vào năm 1980, một người đàn ông nước này tên Luciano D Adamo, bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng ở Rome, sau đó ông đã hôn mê kéo dài 39 năm và mãi đến năm 2019 mới tỉnh lại.

1 Anh trai tiếp tục gây bức xúc với dòng bình luận hậu bị soi đã có bạn gái

Sao việt

19:43:26 09/11/2024
Chuyện Hải Đăng Doo có bạn gái sẽ không có gì đáng bàn nếu anh không tiếp tục thả hint , tương tác cùng Hùng Huỳnh.

Người đàn ông nhảy dù mắc kẹt trên đường điện cao thế 110kV

Tin nổi bật

19:36:05 09/11/2024
Lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công một người đàn ông nhảy dù bị mắc kẹt trên đường điện cao thế 110kV ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Món đồ không ai ngờ Diddy lắp kín trong nhà để quan sát 360 độ ngóc ngách mỗi buổi trụy lạc

Sao âu mỹ

19:31:32 09/11/2024
Diddy yêu cầu phủ kín gương ở mọi nơi trong tiệc thác loạn để nam rapper và mọi người đều có thể nhìn thấy hình ảnh thác loạn, trụy lạc trong buổi tiệc

Bức ảnh vạch trần sự giả dối của Triệu Lộ Tư

Hậu trường phim

19:15:27 09/11/2024
Trong quá trình bị bắt cóc, khán giả thấy miếng giẻ trong miệng nữ chính được nhét một cách qua loa, thậm chí có vẻ như Triệu Lộ Tư còn phải cắn chặt răng để khăn không rơi ra.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước

Pháp luật

19:10:48 09/11/2024
Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Trần Khắc Đức và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Con trai vừa mất nửa năm, con dâu đã mang bầu, mẹ chồng đuổi đi mà không biết đó là ân hận lớn nhất đời mình

Góc tâm tình

18:00:29 09/11/2024
Giận thì rất giận, nhưng mẹ chồng tôi cũng đáng thương lắm. Bà là góa phụ, có mỗi người con trai, bây giờ lại lìa đời sớm như vậy.