Đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), các địa phương trong cả nước đang áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ phòng chống dịch.
UBND tỉnh Quảng Nam đã có công điện, yêu cầu các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống DTLCP theo quy định của pháp luật về thú y; xem xét thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để kiểm soát 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp huyện; đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn về phòng, chống bệnh DTLCP…
Nạo vét mương Út Gốc phục vụ tưới tiêu, chống xâm nhập mặn tại huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Ảnh: MINH THI
UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các ban, ngành, đơn vị trong tỉnh quyết liệt ngăn chặn DTLCP lây lan; thành lập bốn chốt chặn kiểm soát, tiêu độc khử trùng xe chở lợn, gia súc đi qua địa bàn. Hiện, ngành nông nghiệp đã chuẩn bị đủ cơ số thuốc khử trùng phòng dịch bệnh.
Trên quốc lộ 1A, tỉnh Bình Thuận đã thành lập hai chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại xã Tân Đức (huyện Hàm Tân) và xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong). Lực lượng trực có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, các sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn tỉnh. Trước đó, UBND tỉnh ban hành công điện hỏa tốc chỉ đạo triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng chống và thành lập ban chỉ đạo phòng, chống DTLCP các cấp trên địa bàn.
Đến nay, tỉnh Kiên Giang có hơn 340 nghìn con lợn; trong đó 31 trại chăn nuôi theo quy mô lớn, còn lại chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Để chủ động phòng chống DTLCP, ngành thú y tỉnh đã cấp phát cho người chăn nuôi 100 nghìn lít hóa chất Benkoxid và 10 tấn vôi bột, triển khai tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng lần thứ hai trong toàn tỉnh, tập trung vào vùng trọng điểm, nguy cơ nhiễm dịch cao.
Video đang HOT
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã tham mưu UBND tỉnh thành lập ngay hai chốt tạm thời kiểm soát lượng lợn nhập từ ngoài tỉnh tại quốc lộ 63 và đường xuyên Á. Theo thống kê từ các địa phương, hiện tỉnh có hơn 100 nghìn con lợn đang nuôi. Số lợn này đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh gia súc đợt 1.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) tỉnh Bắc Cạn, mưa to kèm theo dông, sét và lốc hai ngày qua đã làm 273 nhà bị tốc mái, hư hỏng; một đường dây hạ thế bị đứt; ngập úng cục bộ và sạt lở tại một số tuyến đường nội tỉnh, nhiều diện tích lúa, ngô và hoa màu gãy đổ, thiệt hại. Hiện công tác khắc phục hậu quả đang được tỉnh triển khai khẩn trương nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.
Theo dự báo của Đài Khí tượng – Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh, trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5, nền nhiệt sẽ liên tục duy trì mức cao và cao hơn so năm 2017 và 2018. Theo đó, số ngày nắng nóng vượt ngưỡng hơn 40oC sẽ tăng. Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4, hạn hán có thể xảy ra cục bộ ở một số nơi, làm khoảng 80/235 xã với gần 300 nghìn người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, mực nước ở tất cả các hồ, đập trong tỉnh đều thấp hơn cùng kỳ năm 2018.
Để chủ động chống hạn, ngày 8-3, UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh vận hành các hồ thủy điện Đác Mi 4, Sông Bung 4 và A Vương trong mùa cạn nhằm bảo đảm cấp nước cho hạ du. Trường hợp xả nước thì lưu lượng xả về hạ du sông Vu Gia không lớn hơn lưu lượng nước về hồ thủy điện để tiết kiệm, giữ nước lại trong hồ, sẵn sàng phục vụ khi hạ du bị hạn.
Theo Đài Khí tượng – Thủy văn tỉnh Bến Tre, độ mặn 4 trên sông Cửa Đại đã xâm nhập kênh nội đồng khoảng 40km tính từ khu vực cửa sông chính là Cửa Đại, Hàm Luông và Cổ Chiên. Độ mặn 1 đã xâm nhập vào kênh nội đồng đến hơn 50km. Cường độ và diễn biến về xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều so đỉnh mặn nhiều năm qua.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, khô hạn và xâm nhập mặn sẽ đe dọa 254 nghìn ha lúa đông xuân của tỉnh. Trong khi đó, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của khô hạn tập trung ở các xã vùng cao của huyện Bảy Núi. Bên cạnh đó, nước mặn có khả năng xâm nhập sâu vào các xã giáp vùng nước mặn của tỉnh Kiên Giang.
Lâm phần rừng tràm Cà Mau hiện có hơn 43 nghìn ha. Đến nay, có hơn 33 nghìn ha rừng tràm bị khô hạn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Dự báo trong những ngày tới, diện tích rừng bị khô hạn ở Cà Mau còn tăng nhanh. UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên vận hành, sửa chữa máy móc, trang thiết bị phòng chống, chữa cháy rừng.
Kiến nghị xử lý việc đăng thông tin không chính xác về dịch tả lợn
Trước tình trạng một số tài khoản trên mạng xã hội đăng tải thông tin không chính xác về bệnh dịch tả lợn châu Phi gây hoang mang cho người dân, ảnh hưởng đến người chăn nuôi cũng như ngành chăn nuôi, ngày 8-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 1669/BNN-VP đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20-2-2019 của Thủ tướng Chính phủ…
Theo NDĐT
Anh giáo điển trai xứ cù lao và mối duyên với cá thác lác rút xương
Khởi nghiệp với cá thác lác rút xương đã đem đến sự thành công cho anh Nguyễn Hữu Tuấn - chủ cơ sở sản xuất cá thác lác Tuấn Cường, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự.
Anh Nguyễn Hữu Tuấn bên sản phẩm cá thác lác rút xương.
Từ chỗ phải "đứng ngồi không yên" khi ao cá thác lác tới ngày thu hoạch nhưng thương lái cứ ngó lơ, hiện nay, với cách chế biến sản phẩm cá thác lác rút xương đã giúp anh Tuấn chủ động đầu ra cho việc chăn nuôi của gia đình. Đặc biệt, chuyện khởi nghiệp của anh Tuấn còn góp phần giải quyết đầu ra ổn định cho nhiều hộ nuôi cá thác lác ở địa phương.
Trung bình mỗi tháng, cơ sở của gia đình anh Tuấn cung cấp cho thị trường gần 10 tấn cá thác lác chế biến. Ngoài sản phẩm cá thác lát rút xương truyền thống, cơ sở cá thác lác Tuấn Cường còn cung cấp cho thị trường nhiều dòng sản phẩm khác như: cá thác lác rút xương tẩm gia vị, chả cá thác lác tươi, chả cá thác lác hấp... Sau khi khấu trừ các khoản chi phí đầu tư, mỗi tháng gia đình anh Tuấn có thu nhập hơn 60 triệu đồng.
Hiện có nhiều dòng sản phẩm cung cấp cho thị trường, song cá thác lác rút xương của cơ sở Tuấn Cường vẫn là sản phẩm hấp dẫn, được thị trường đánh giá cao và ưa chuộng. Mặc dù đã qua chế biến, song cá thác lác rút xương vẫn giữ được hương vị tự nhiên của cá thác lác tươi sống.
Nhờ được đóng gói cẩn thận trong bao bì nên sản phẩm có thể sử dụng tốt trong vòng 12 tháng khi được bảo quản trong ngăn đông. Với tính tiện dụng và hương vị độc đáo của sản phẩm nên hiện nay ngoài các chợ truyền thống, sản phẩm các thác lác rút xương còn có mặt ở các nhà hàng, khách sạn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp gian nan của chồng ở buổi đầu, chị Phạm Lan Khai - vợ anh Tuấn chia sẻ, hành trình để tìm ra công thức làm ra sản phẩm cá thác lát rút xương của anh Tuấn không dễ dàng. Mấy tháng ròng, anh Tuấn ban ngày thì đi dạy ở trường học, đêm xuống thì hì hục dưới nhà bếp đến gần sáng để chế biến cá thác lác rút xương. Thất bại mẻ cá này, anh lại cặm cụi làm mẻ khác, mỗi lần hoàn thành được sản phẩm, anh lại mang cho bà con chòm xóm dùng thử để rút kinh nghiệm. Làm đi làm lại đến nổi, mỗi lần anh Tuấn mang thành phẩm đi cho, bà con lại nói "cá thác lát nữa hả"... Sau nhiều tháng thất bại, cuối cùng thành công cũng mỉm cười với anh Tuấn.
Cơ sở sản xuất cá thác lác Tuấn Cường giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động của địa phương.
Chia sẻ về bài học đắt giá của mình khi khởi nghiệp, anh Nguyễn Hữu Tuấn trần tình: "Là một giáo viên không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến hay tiếp thị... tất cả tôi đều bắt đầu từ con số không. Nhưng lúc đó trong suy nghĩ của mình, tôi không bao giờ cho phép mình nghĩ đến hai chữ "bỏ cuộc". Ba tháng hè là khoảng thời gian tôi toàn tâm toàn ý đầu tư cho con đường khởi nghiệp của mình". Từ Hồng Ngự qua Tân Châu, An Giang rồi huyện Tân Hồng, Tam Nông, trên chiếc xe máy của mình anh đến gõ cửa từng quán ăn, nhà hàng để tiếp thị sản phẩm. Trả lời anh là những cái lắc đầu, quay lưng nhưng anh vẫn quyết không bỏ cuộc. Anh Tuấn nghĩ, kiên trì trước khó khăn, thử thách chính là yếu tố cần thiết để một người khởi nghiệp có được thành công.
Với quyết tâm và tinh thần không ngại khó, thành công đã thật sự mỉm cười với anh Tuấn. Nhờ nghĩ đến con đường chế biến mà gia đình anh đã không còn bị ám ảnh bởi điệp khúc "được mùa mất giá". Và chính sự đột phá của anh đã tiếp thêm động lực cho nhiều nông dân để họ cái nhìn khác hơn về nông sản do mình làm ra.
Cuối năm 2018 vừa qua, sản phẩm cá thác lát rút xương của Cơ sở sản xuất cá thát lát Tuấn Cường được vinh danh là Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp và cấp khu vực.
Theo Mỹ Lý (Báo Đồng Tháp)
Ở đây, dân hốt bạc dịp Tết nhờ cho rau "ngủ mùng" Khác với những năm trước, dịp Tết năm nay nông dân trồng rau Tết ở xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) ai nấy tranh thủ mở rộng diện tích cho rau "ngủ mùng". Từ cải xanh, cải ngọt, cải tàu sậy, rau mồng tơi đều lần lượt được nông dân Long Thuận đưa vào nhà lưới, cho "ngủ mùng". Trồng...