Đồng Bitcoin được ưa chuộng tại các nền kinh tế suy thoái
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái với những đồng tiền nội tệ mất giá thê thảm, ngày càng nhiều người tìm đến Bitcoin như là một tài sản an toàn.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) đã dự báo, Venezuela sẽ là nền kinh tế bị khủng hoảng tồi tệ nhất toàn cầu năm 2015. Với tỷ lệ lạm phát lên đến hơn 150% trong năm nay và lên đến hơn 200% trong năm 2016, người dân Venezuela đang phải đối mặt với tình trạng đồng nội tệ Bolivar còn rẻ hơn cả giấy ăn.
Ông Daniel Arraez – Chuyên gia Bitcoin cho biết: &’Chẳng ai muốn giao dịch với chúng tôi bằng đồng Bolivar nữa, bởi hiện nay, không còn ai tin vào khả năng quản lý của Chính phủ Venezuela’.
Đồng nội tệ mất giá, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường chợ đen có thể đắt gấp 16 lần so với tỷ giá chính thức, ngày càng nhiều người dân Venezuela tìm đến những hình thức giao dịch khác, Bitcoin là một ví dụ điển hình.
Video đang HOT
&’Bitcoin đang dần trở nên phổ biến hơn, nó cho phép người mua và người bán có nhiều quyền kiểm soát hơn trong các hoạt động giao dịch. Bởi đồng tiền ảo này không được phát hành và không bị quản lý bởi ngân hàng Trung ương’ – ông Daniel Arraez nói.
Cùng cảnh với Venezuela, một đất nước thiếu thốn tiền mặt và sụp đổ tài chính như Hy Lạp cũng đang nhìn thấy sự phát triển mạnh của những giao dịch tiền ảo Bitcoin.
Felix là một lập trình viên máy tính và là người vừa dành một năm để đi du lịch khắp thế giới. Điều đặc biệt anh ta sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán duy nhất trong chuyến đi của mình, hạn chế sử dụng tiền mặt tới mức thấp nhất.
Ông Felix Weis – Người dùng Bitcoin nói: &’Tôi đã dừng hoạt động thẻ tín dụng của mình. Tôi khuyến mại cho đối tác thêm 30% để họ thử dùng và thuyết phục họ chấp nhận Bitcoin, bởi tôi thật sự đặt niềm tin vào nó’.
Thanos Marinos – người đàn ông Hy Lạp ngoài 40 tuổi tự hào chia sẻ rằng, mình là người đầu tiên mang Bitcoin về quê hương cách đây một năm. &’Lúc bắt đầu, chúng tôi chỉ có 3 hoặc 4 giao dịch mỗi ngày, thế nhưng bây giờ con số này đang tăng một cách chóng mặt. Mỗi ngày, sàn của chúng tôi ghi nhận ít nhất 150 đến 200 giao dịch’ – ông Thanos Marinos, người sáng lập sàn giao dịch Bitcoin Hy Lạp nói.
Tuy nhiên ông Thanos cũng chia sẻ, việc phát triển Bitcoin thành một hình thức giao dịch chính thức hiện vẫn còn nhiều trở ngại. Đặc biệt là khi trên toàn Hy Lạp hiện chỉ có 1 chiếc ATM dành cho các giao dịch Bitcoin.
Theo_VTV
Kinh tế Nga lún sâu vào suy thoái
Chính phủ Nga vừa thông báo, trong quý 3 vừa qua, nền kinh tế này đã suy giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục lún sâu hơn vào vòng xoáy suy thoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm nay, GDP cả nước đã sụt giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều đó cho thấy, Matxcơva tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ giá dầu thấp và các lệnh cấm vận từ phương Tây.
Chính phủ Nga ước tính nền kinh tế sẽ co hẹp 3,9% trong năm 2015, trước khi phục hồi nhẹ ở mức 0,7% vào năm 2016.
Trong tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Nga sẽ sụt giảm 3,8% trong năm 2015. Tuy nhiên, WB cảnh báo, GDP cả năm có thể giảm tới 4,3% nếu giá dầu tiếp tục rơi xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng từ nay đến hết năm.
WB cũng cho rằng, năm 2016, kinh tế Nga tiếp tục suy giảm 0,6% và phải đến năm 2017, nền kinh tế này mới có thể phục hồi trở lại.
Hiện nay, chi phí triển khai các cuộc tấn công quân sự của Nga tại Syria đang ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn ngân sách của Matxcơva.
GDP liên tục tăng trưởng âm, đồng rúp mất giá cộng với chi tiêu ngân sách quốc phòng tăng mạnh sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin trong thời gian tới.
Theo_Hà Nội Mới
"Sếp" ngân hàng Trung Quốc tự tin về nền kinh tế Một quan chức cấp cao của ngân hàng trung ương Trung Quốc vừa có động thái xoa dịu những lo ngại cho rằng tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tiếp tục kéo tụt nền kinh tế toàn cầu. "Sếp" ngân hàng Trung Quốc tự tin vào sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ...