Đóng bảo hiểm thất nghiệp tăng bất thường
Theo Cơ quan BHXH Việt Nam, đến nay trên cả nước đã có 80% số người lao động đang tham gia BHXH đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Từ đầu năm đến nay, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh, nhiều chiêu “ lách luật” để móc tiền từ quỹ BHTN đã xuất hiện.
Nhiều lao động được giải quyết trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)
Nhiều chiêu lách luật
Ông Điều Bá Được, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH – BHXH Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 8-2012, số người tham gia BHTN đạt gần 8,07 triệu, chiếm 80% số người lao động đang tham gia BHXH. Tổng thu BHTN từ đầu năm đến nay là 4.065 tỷ đồng. Đặc biệt, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng năm tăng nhanh (năm 2011 tăng 160% so với năm 2010, quý I-2012 tăng 50% so với cùng kỳ 2011). Đối tượng chủ yếu là người có thời gian đóng BHTN đủ 12-36 tháng, lao động nữ chiếm gần 60%. Nguyên nhân được chỉ ra là do tác động của những biến động kinh tế hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, số người mất việc tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn. Bên cạnh đó đã xuất hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khiến cho nhiều đối tượng dù “thất nghiệp ảo” nhưng hưởng BHTN với mức cao.
Video đang HOT
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm nay, có 298.200 người lao động đã được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, với tổng số tiền lên đến hơn 1,4 tỷ đồng. Tuy vậy, khoản chi hỗ trợ học nghề cho cơ sở dạy nghề để đào tạo người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lại rất thấp, số lượng người học nghề để tìm kiếm công việc mới càng thấp hơn, chỉ bằng 0,2% so với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đáng chú ý, lợi dụng quy định về điều kiện hưởng BHTN còn chưa cụ thể, chưa xét tới nguyên nhân bị thất nghiệp nên nhiều người lao động tự ý xin nghỉ việc để hưởng BHTN sau đó quay trở lại làm việc tại chính đơn vị đó. Thậm chí, chủ sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thủ tục hưởng BHTN (để ăn chia) nhưng thực tế người lao động vẫn làm việc bình thường tại đơn vị, hoặc chủ sử dụng lao động bố trí cho người lao động nghỉ việc từng đợt để giải quyết BHTN.
Đặc biệt, qua giám sát kiểm tra, BHXH Việt Nam nhận thấy xuất hiện tình trạng mức tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của người lao động tăng cao bất thường (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung), sau đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quỹ BHTN.
Sẽ thanh tra BHTN
Không “bắt tay” nhau để trục lợi từ quỹ BHTN, nhiều doanh nghiệp nhỏ lại tìm cách trốn đóng BHTN cho người lao động. Theo quy định hiện nay, ở các đơn vị sử dụng dưới 10 lao động, người lao động có giao kết hợp đồng lao động trên 12 tháng thì không được tham gia BHTN. Lợi dụng điều này, không ít doanh nghiệp cố tình khai giảm số lượng lao động xuống dưới 10 người để trốn đóng BHTN, nhiều lao động thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp đó nhưng không có tên trong sổ lương của doanh nghiệp khiến cơ quan BHXH khó khăn trong công tác thu BHTN. Từ đầu năm đến nay, số nợ BHTN của các doanh nghiệp tăng cao, vào khoảng hơn 415 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ BHTN ở khu vực hành chính, sự nghiệp lại phổ biến hơn ở các khối khác.
Ông Được cho rằng, trong việc quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động, tiền lương, tiền công, còn tình trạng doanh nghiệp chưa tuân thủ đầy đủ trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động, do đó khả năng phát hiện lao động thực sự có làm việc ở doanh nghiệp là rất khó khăn nếu chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm. Tới đây, BHXH Việt Nam sẽ tăng cường thanh, kiểm tra một số đơn vị. Nếu phát hiện đơn vị nào vi phạm nghiêm trọng, BHXH Việt Nam sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, truy tố trước pháp luật.
Một vấn đề mà người lao động hết sức quan tâm là trong thời gian qua, dù công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp đã đi vào nề nếp song quy trình chi trả trợ cấp chưa thực sự thuận lợi cho người lao động.
Cụ thể, muốn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đi lại nhiều lần giữa 2 cơ quan: làm thủ tục đăng ký thất nghiệp ban đầu, hàng tháng thông báo tình trạng việc làm với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, thành phố và nhận trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan BHXH. Ở một số địa phương, việc phối hợp giữa cơ quan lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện chính sách BHTN còn chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến việc giải quyết hưởng BHTN còn chậm trễ hoặc sai sót trong tính toán mức trợ cấp, thiếu thông tin về người lao động, dẫn đến người lao động phải đi lại nhiều lần. Ngoài ra, thời hạn đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng BHTN quá ngắn nên trong nhiều trường hợp người lao động không kịp thực hiện thủ tục, không đủ thời gian tìm việc làm mới.
Theo ANTD
Thuế thu nhập cá nhân: Chưa vì dân
Thuế thu nhập cá nhân phải bảo đảm nguyên tắc điều tiết thu nhập và chỉ đến ngưỡng nhất định mới đánh thuế mạnh.
Việc Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội (QH) có ý định hạ mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) so với mức đề xuất của Chính phủ đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Theo ủy ban này, mức khởi điểm chịu thuế phù hợp là 7 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho 2 người phụ thuộc là 2,8 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, Chính phủ đề xuất 2 mức tương đương là 9 triệu và 3,6 triệu đồng.
Lo giảm thu ngân sách?
TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, đại biểu QH khóa XII và XIII, ngạc nhiên: "Tôi không hiểu sao Ủy ban TCNS lại đề xuất giảm xuống như thế". Theo ông, có thể ủy ban này chưa đồng thuận với mức 9 triệu đồng vì lo ngại giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ, Bộ Tài chính đã nêu rõ nguồn thu giảm khoảng 5.000 tỉ đồng trong năm đầu tiên thì có thể tiết kiệm ở chỗ khác hoặc đẩy mạnh chống thất thu thuế bù lại.
Nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN góp phần nâng chất lượng sống của người dân. Trong ảnh: Mua sắm tại một siêu thị ở TPHCM
Ông Kiêm cho rằng Chính phủ đề xuất tăng mức khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng/tháng là hợp lý. Tính toán này là của Bộ Tài chính nên chắc chắn đã cân nhắc mọi lợi ích, bảo đảm cân đối thu chi và phù hợp với thực tiễn. "Nếu lo ngại giảm thu ngân sách mà tăng thuế là chưa vì lợi ích của người dân. Khi vấn đề này trình ra QH, tôi sẽ chất vấn làm rõ" - ông Kiêm khẳng định.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, dù sửa thế nào thì thuế TNCN cũng phải bảo đảm nguyên tắc điều tiết thu nhập và chỉ đến ngưỡng nhất định mới đánh thuế mạnh. Thuế TNCN của các nước chủ yếu chỉ quy định mức khởi điểm và biểu thuế lũy tiến, còn ở ta lại "đẻ" ra GTGC đầy rắc rối. Lần này lại thêm quy định mỗi cá nhân chịu thuế chỉ được "gánh" 2 người là không có căn cứ. Luật quy định mức GTGC gồm 2 phần - với người nộp thuế và với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định nên có bao nhiêu người phụ thuộc thì phải được nuôi bấy nhiêu...
Ông Ánh cho biết trước đây, Bộ Tài chính chỉ đề xuất nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 6 triệu đồng. Bộ này họp báo công bố dự thảo và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi mới quyết định nâng lên 9 triệu đồng là đã qua cả một quá trình "nâng lên, đặt xuống".
Phải khoan thư sức dân
Ông Ánh cho rằng thuế, phí của Việt Nam thuộc diện cao trên thế giới, nay tiếp tục đánh thuế TNCN cao sẽ không có lợi và tạo gánh nặng cho người dân. Mục tiêu quan trọng nhất đối với thuế này là để kiểm soát được thu nhập của người dân. Vì thế, xây dựng luật phải càng đơn giản càng tốt, tránh những quy định rắc rối để một số người lợi dụng trốn thuế.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, kinh tế đang lâm vào khó khăn thì phải có chính sách thuế phù hợp để khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu. Cả người dân và doanh nghiệp đang kiệt quệ vì lạm phát, thuế cao sẽ đẩy họ vào khó khăn hơn. Khoan thư sức dân và nuôi dưỡng nguồn thu phải dựa vào chính sách thuế thấp. Nếu giảm mức khởi điểm chịu thuế xuống 7 triệu đồng là không theo nguyên lý này, tuy số người nộp đông hơn nhưng số tiền thuế thu được lại thấp và có thể khiến xã hội mất động lực cống hiến, đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Bà Lan cũng lo ngại thuế TNCN có thể trở thành gánh nặng khi thu nhập chung của xã hội chưa cao, chủ yếu dành chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu mà chưa có điều kiện tích lũy để cải thiện nhà ở, chi phí cho đời sống tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bất cập từ biểu thuế lũy tiến
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, nên dãn bậc thuế và bỏ bậc cao nhất 35% để giảm gánh nặng thuế cho người dân. Khoảng cách giữa các bậc thuế quá hẹp khiến tác dụng điều chỉnh thuế TNCN gần như không thay đổi đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nhận xét hiện nay, nâng mức GTGC lên cao hơn cũng không giải quyết được vấn đề, quan trọng là phải sửa đổi bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần. Sau khi GTGC thì hiện mức thuế bậc 1 (thấp nhất) là 5 triệu đồng, bậc 7 (cao nhất) 80 triệu đồng - chỉ cách 16 lần, trong khi khoảng cách bậc thuế của Trung Quốc là 53 lần, Thái Lan 27 lần.
"Tận thu người ngay, kẻ gian bỏ qua"Luật sư Trương Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng điều gây bức xúc cho dư luận nhiều hơn là chuyện "tận thu người ngay, kẻ gian bỏ qua". Theo đó, những người làm công ăn lương, CBCC nhận lương qua sổ sách, có chứng từ đều bị khấu trừ thuế còn những đại gia kinh doanh bất động sản thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng nhưng không cần chứng minh thu nhập, ngân sách lại không thu được đồng thuế nào.Theo luật gia Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng Phòng Pháp chế - Cục Thuế TPHCM, Giám đốc Công ty Tư vấn thuế Sài Gòn, con số khởi điểm chịu thuế 7 triệu đồng, GTGC 2,8 triệu đồng là "duy ý chí", vì Ủy ban TCNS không đưa ra chứng minh, nghiên cứu nào liên quan đến tính hợp lý của nó cũng như tác động, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nếu vì áp lực tăng thu ngân sách, thay vì chọn giải pháp tăng thu thuế TNCN - chủ yếu là với người làm công ăn lương, Ủy ban TCNS có thể giám sát chặt các khoản đầu tư, thua lỗ của những tập đoàn, tổng công ty.Ngoài ra, cần có những giải pháp chống thất thu thuế TNCN đối với người có thu nhập từ nhiều nơi, thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản...Theo 24h
Bệnh viện "lách luật" thu lợi Cơ quan BHXH Việt Nam cho biết, ở các BV đã triển khai viện phí mới, chất lượng khám chữa bệnh phần nào đã được cải thiện, song ngược lại, qua giám sát phát hiện tình trạng lạm dụng dịch vụ có xu hướng tăng, nhiều nơi còn sử dụng các chiêu "lách luật" rất tinh vi nhằm thu lợi tối đa. Bệnh...