Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng
Chỉ riêng năm 2015, trong tổng số 46 trường hợp được UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đề nghị tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất xây dựng các công trình nông thôn mới, thì xã Sơn Bua chiếm đến 34 trường hợp.
“Làng được, mình cũng lợi”
Trong ngôi nhà nằm ngay bên tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua thôn Tang, xã Sơn Bua, sau giây phút ngập ngừng vì ít khi trò chuyện với “cán bộ dưới xuôi”, anh Đinh Văn Rối (sinh 1986, người dân tộc Cà Dong), kể: “Ngoài vị trí đất đang làm nhà ở, nằm đối diện và ngay sát mặt đường phía bên kia là mảnh đất rộng hơn 500m2 của gia đình tôi sử dụng để sản xuất từ nhiều năm qua”.
Do nơi này đất khá bằng phẳng, lại nằm ở vị trí thuận lợi nên cách đây hơn 1 năm, khi nghe cán bộ xã Sơn Bua “hỏi xin” 200m2 để làm điểm trường học mầm non cho lũ trẻ trong làng, anh Rối đã đồng ý. Bởi lẽ theo anh: “Việc xây trường ở đây không chỉ cho lũ trẻ trong làng, mà con mình đi học cũng gần”.
Một tuyến đường bê tông mới ở Sơn Bua được hoàn thành nhờ người dân đã hiến đất. Ảnh: C.X
Video đang HOT
Tuy giá trị đất nơi đây chưa đến mức tiền trăm triệu, hay tỷ đồng như ở đồng bằng, trung tâm huyện, thế nhưng với vị trí nằm ngay mặt tiền đường Trường Sơn Đông, gần khu dân cư thì trị giá “bèo” lắm cũng 30-50 triệu đồng/lô (100m2). Với 200m2 đã hiến để làm phòng học, nếu bán cũng gần cả trăm triệu đồng, một khoản tiền không hề nhỏ so với tài sản hiện có của gia đình anh Rối và nhiều gia đình đồng bào Ca Dong ở đây.
Không dừng lại ở số diện tích đã hiến, cũng vì vị trí đất bằng phẳng trong khu vực này khá hiếm nên vừa rồi UBND xã Sơn Bua lại tiếp tục đến vận động, và anh Rối cũng đã đồng ý “cho” thêm 200m2 của mảnh đất này để xây nhà văn hóa thôn.
Khi tư tưởng người dân thông suốt
Không riêng gì anh Rối, trong danh sách 46 cá nhân, hộ gia đình mà chính quyền Sơn Tây đề nghị UBND tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất để xây dựng các công trình đường giao thông nội vùng trong năm 2015 vừa qua, thì xã Sơn Bua chiếm tỷ lệ đến gần 80% tổng số hộ, cá nhân. Trong đó nhiều trường hợp hiến với diện tích khá lớn, như: Ông Đinh Văn Khoan hiến gần 2.800m2, ông Đinh Văn Cảnh gần 2.300m2; ông Đinh Văn Sơn và Đinh Văn Điều trên 1.400m2…
Từ số diện tích đất mà các hộ dân Sơn Bua hiến tặng, những con đường bê tông liên thôn, xã, huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ; thay cho những con đường đất gập ghềnh, lầy lội mỗi khi mùa mưa đến.
Trò chuyện với phóng viên báo NTNN, ông Đinh Quang Ven – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây tâm sự: “Từ sự tích cực vận động của các cấp ngành địa phương, tư tưởng của người dân được thông suốt. Nhờ vậy mà việc hiến đất để làm các công trình đường giao thông, trường học, nhà văn hóa… ở Sơn Bua nói riêng và các địa phương khác của huyện nói chung đạt được nhiều kết quả. Qua đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng NTM ở Sơn Tây”.
Theo Danviet
Nghệ An: Nữ cựu chiến binh ủng hộ 500 triệu xây dựng nông thôn mới
Đó là chị Lê Thị Lan sinh năm 1961, ở xóm 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vốn là cựu chiến binh và hiện đang quản lý xưởng cơ khí Hoàn Cầu.
Chị Lê Thị Lan (bên phải) cùng với cán bộ Hội CCB đi vận động nhân dân hiến đất xây dựng nông thôn mới
Là cựu chiến binh phục viên quân ngũ trở về quê hương, năm 1981, chị Lê Thị Lan bén duyên và kết hôn cùng anh Hồ Văn Hoàn. Với bản lĩnh của bộ đội cụ Hồ không ngại khó gian khổ, vợ chồng anh chị đã bắt tay vào phát triển kinh tế bằng việc đầu tư xây dựng xưởng cơ khí để chế tạo ra bộ kiềng đốt tiết kiệm nhiên liệu. Sản phẩm làm ra đều bán chạy và tiêu thụ rất mạnh lúc bấy giờ. Đến năm 2004, Chị Lan và anh Hoàn lại tiếp tục nghiên cứu và sản xuất thành công máy đúc gạch không nung được công nhận đề tài sáng kiến khoa học cấp Nhà nước.
Sau gần 35 năm xây dựng kinh tế, vợ chồng chị Lan đã có 2 xưởng sản xuất mặt hàng cơ khí và máy nông nghiệp, dây chuyền sản xuất đá bột, tạo công ăn việc làm cho 80 lao động với thu nhập từ 5 -6 triệu đồng/người/tháng.
Sau khi đổ xong con đường theo chuẩn nông thôn mới chị Lan còn trăn trở xây lan can phòng tránh tai nạn tại Cầu bắc qua sông Nông giang
Ngoài làm kinh tế giỏi, chị Lan còn tham gia công tác xã hội và hiện là Ủy viên ban chấp hành hội CCB xã Quỳnh Văn, Ủy viên BCH hội doanh nghiệp CCB tỉnh Nghệ An. Dù ở cương vị nào chị cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực cùng với cấp hội tuyên truyền vận động hội viên phát triển kinh tế gia đình. Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương, chị Lan đã cùng với Ban mặt trặn thôn, Ban chấp hành hội CCB xã đến từng nhà dân vận động hiến đất, đóng góp tiền xây dựng nông thôn mới.
Với đức tính của anh bộ đội cụ Hồ "nói đi đôi với làm", tháng 6/2016, chị Lê Thị Lan đã bàn bạc với chồng quyết định ủng hộ 500 triệu đồng xây dựng đường nông thôn mới. Chỉ sau 15 ngày từ khi có ý tưởng đến khi thực hiện chị lan đã mua nguyên vật liệu, huy động máy móc, thuê nhân công ra quân đổ bê tông tuyến đường dài 500m với chiều rộng 5m và độ dày 20cm theo chuẩn nông thôn mới.
Ông Nguyễn Hữu Cầu người dân xóm 10, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An phấn khởi cho biết: Trước đây, đoạn đường này đi lại rất khó khăn, mưa thì lầy lội, nhưng từ khi có chị Lan đứng ra ủng hộ 500 triệu đồng để xây dựng con đường bê tông kiên cố, người dân chúng tôi đi lại rất dễ dàng, ai cũng phấn khởi và cảm ơn chị.
Chị Lan có điều kiện quan tâm hơn đến công tác an sinh xã hội ở địa phương, hàng năm cơ sở của chị còn ủng hộ hàng chục triệu đồng cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ khuyến học, Quỹ ủng hộ thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Với những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, chị Lan đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen của Chủ tịch nước, của UBND tỉnh Nghê An, Hội doanh nghiệp CCB tỉnh nhà...
Theo Như Thủy (Báo Nghệ An)
Tam Đảo "chạy nước rút" về đích Huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hiện mới có 4/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), song 4 xã còn lại đều đạt từ 12 - 16 tiêu chí và đang "chạy nước rút" để về đích vào cuối năm nay. Như vậy, Tam Đảo sẽ trở thành huyện thứ hai của Vĩnh Phúc về đích NTM sau huyện Yên Lạc. Xây dựng...