Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thiên tai khốc liệt
Hiện nay, tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho các địa phương, nguyên nhân là do sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ đầu nguồn sông Cửu Long.
Sạt lở khiến 5 căn nhà ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đổ sập xuống sông (ảnh Thành Hơn)
Thiệt hại nặng
Phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2019 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình thiên tai trên cả nước năm 2018 không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường.
Tại khu vực Nam Bộ xảy ra 14/21 loại hình thiên tai, trong đó gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất là lũ ở ĐBSCL, bão số 9, 123 trận mưa đá, lốc, sét (chiếm 55% số trận cả nước), 441 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển (tổng số có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km) làm 10 người chết và mất tích (chiếm 4% cả nước), bị thương 13 người, 320 nhà bị sập đổ, 1.196 nhà bị hư hại, tốc mái, 16.391 nhà bị ngập nước; thiệt hại ước tính khoảng 117,9 tỷ đồng (chiếm 0,55% cả nước).
Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, khu vực Nam Bộ xảy ra 1 cơn bão (bão số 1), 76 trận dông, lốc sét, 188 điểm sạt lở, làm 5 người chết, 19 người bị thương và thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, tài sản của nhân dân.
Vấn đề đáng quan tâm là, phần lớn nhà ở của người dân ĐBSCL khu vực ven sông, ven biển có sức chống chịu rất thấp với bão, ngập lụt. Hiện, ở khu vực này, số các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão chỉ mới đáp ứng khoảng 58% so với nhu cầu thực tế.
Theo ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động cực đoan của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, nước biển dâng, hạn hán… đã gây ra tình trạng sạt lở ven sông, xói lở ven biển, xâm nhập mặn sâu vào nội địa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.
Cũng theo ông Sử, từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Cà Mau, thiên tai, đặc biệt là giông, lốc xoáy, triều cường đã gây sạt lở đất ven sông, ven biển, đã làm chết 7 người, sập, hư hỏng 1.655 căn nhà; ngập, sập trên 2.400 ha lúa và hoa màu…, tổng thiệt hại về tài sản, ước tính trên 57 tỉ đồng.
Video đang HOT
55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm
Tại Hội nghị công bố bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Hoàng Văn Thắng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, tình hình sạt lở ở ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng, do tác động của biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, gia tăng dân số…
Một đoạn sông Hậu bị sạt lở tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang (ảnh Minh Anh).
Thứ trưởng Thắng cho biết, thông tin cảnh báo sớm giúp chính quyền địa phương có biện pháp đối phó với những vùng có nguy cơ sạt lở đặc biệt cao, đảm bảo an toàn tính mạng và cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, từ năm 2010, sau khi Trung Quốc hoàn thành các công trình thuỷ điện, hồ chứa thì sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp.
Hiện, khu vực ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở trên chiều dài gần 800 km, trong đó có 55 điểm đặc biệt nguy hiểm và 140 điểm ở mức nguy hiểm.
Số lượng lớn các hồ chứa tác động tiêu cực tới các bờ sông, bờ biển. Trên thượng lưu sông Mekong có 19 hồ chứa lớn nằm trong quy hoạch, trong đó chủ yếu là của Trung Quốc với 6 hồ. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số tương đối lớn là sức ép với các công trình, nhà ở ven sông, ven biển.
Trước đây, lượng phù sa trên từ sông Mekong đổ về ĐCSCL khoảng 73 triệu m3/năm, năm 2012 chỉ còn 42 triệu m3. Dự báo khi 19 dự án hồ chứa được hoàn thành thì lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 10-15 triệu m3.
Trước thực trạng trên, theo dự báo vào cuối thế kỷ 21, khi nước biển dâng 1 m, ĐBSCL sẽ có nguy cơ bị ngập 39%.
Hoàng Văn (Tổng hợp)
Theo KTNT
Thông tin thống kê về dịch bệnh, sâu hại nông nghiệp còn chênh lệch
Theo Tổng cục Thống kê, thông tin về tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm, sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp hiện đang có 2 nguồn thông tin từ báo cáo của các Cục Thống kê và từ Bộ NNPTNT. Tuy nhiên, hiện nay, thông tin này đôi khi còn có sự chênh lệch do khác thời điểm báo cáo, do số liệu không thống nhất ...
Phát biểu tại Hội nghị phối hợp triển khai công tác thống kê giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với ngành thống kê các tỉnh phía Bắc ngày 5/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, những năm qua, thống kê ngành nông nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành và cung cấp thông tin cho hệ thống thống kê nhà nước. Thông tin thống kê ngành đã trở thành nguồn thông tin không thể thiếu được trong các cuộc giao ban chỉ đạo sản xuất ở tất cả các cơ quan quản lý của ngành từ Trung ương đến địa phương.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thu Phương.
Những thông tin hai bên chia sẻ về tiến độ sản xuất nông nghiệp, số liệu thiệt hại rừng, số liệu tàu cá, sản lượng cá tra, tôm nước lợ; số liệu về thiên tai, dịch bệnh cây trồng vật nuôi,... vô cùng quan trọng trong điều hành sản xuất.
"Chính vì vậy, Bộ NNPTNT rất quan tâm, coi trọng việc thống kê. Coi đây là công cụ hữu hiệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của bộ và ngành", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết, thời gian qua, trên cơ sở quy chế phối hợp giữa hai cơ quan, BNPTNT đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê triển khai nhiều hoạt động phối hợp như: xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê; thực hiện các cuộc điều tra và tổng điều tra thống kê; tổ chức khảo sát thực tế sản xuất nông lâm thủy sản, đời sống dân cư ở một số địa phương và trao đổi, thống nhất nội dung, phương pháp, cách tính một số chỉ tiêu thống kê nông, lâm, thủy sản và đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số điểm tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: việc chia sẻ, trao đổi thông tin, số liệu thống kê giữa hai đơn vị có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp với Cục Thống kê ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, đôi lúc còn chưa kịp thời, khái niệm chỉ tiêu thống kê chưa thống nhất về phạm vi, có kỳ số liệu còn chênh lệch khi tổng hợp từ báo cáo địa phương của hai ngành.
Thông tin về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đôi khi có sự chênh lệch do thời điểm báo cáo của Cục Thống kê và các Sở NNPTNT.
Bên cạnh đó, quy định về thời gian báo cáo trong chế độ báo cáo của Bộ NNPTNT áp dụng cho các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở NNPTNT chưa thống nhất với chế độ báo cáo áp dụng cho các Cục Thống kê, dẫn đến số liệu còn chênh lệch giữa hai ngành hoặc số liệu tổng hợp không có cùng thời gian để so sánh, đối chiếu.
Ngoài ra, số liệu phục vụ báo cáo hàng tháng, quý, năm từ báo nguồn báo cáo hành chính của Bộ NNPTNT như: tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thiệt hại do thiên tai, thiệt hại rừng, tình hình thị trường nông sản... chưa được quy định cụ thể về đơn vị cung cấp, thời gian cung cấp nên phải thông qua các đơn vị trung gian của Bộ để lấy số liệu.
Số liệu thống kê giữa hai ngành còn có chênh lệch, không thống nhất do còn khác nhau về khái niệm, phạm vi chỉ tiêu, thời gian, lịch báo cáo không hoàn toàn trùng khớp. Thông tin về dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thiệt hại do thiên tai do một số Sở NNPTNT chia sẻ cung cấp không kịp thời hoặc không phối hợp chia sẻ do chưa có văn bản quy định chính thức việc cung cấp thông tin.
Thông tin về tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm, sâu bệnh hại cây trồng ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp hiện đang có 2 nguồn thông tin từ báo cáo của các Cục Thống kê và từ Bộ NNPTNT. Tuy nhiên, hiện nay, thông tin này đôi khi còn có sự chênh lệch do khác thời điểm báo cáo, do số liệu không thống nhất...
Đơn cử như dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp là dịch tả lợn châu Phi, theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), hiện cả nước đã có 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy (chiếm 6% tổng đàn) nhưng nhiều ý kiến lo ngại con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều, bởi rất nhiều địa phương như Thái Bình, Nam Định,... mất đến 30 - 40% tổng đàn.
Để chương trình phối hợp hoạt động giữa hai bên đạt hiệu quả cao hơn, ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thống kê nông lâm thủy sản, Tổng cục Thống kê đề xuất, Bộ NNPTNT cần tổ chức điều tra chuyên đề để tính toán các chỉ tiêu phục vụ nhu cầu mới như: đánh giá hiệu quả sản xuất, chuyển đổi cây trồng, phương pháp sản xuất tiên tiến...
Thống nhất sử dụng thông tin về tình hình sâu bệnh, dịch hại, ảnh hưởng của điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết đối với cây trồng, vật nuôi theo nguồn thông tin từ Bộ NNPTNT.
Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong thu thập, khai thác thông tin đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng số liệu và giảm thiểu thời gian tổng hợp, xử lý số liệu thống kê. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng phương pháp sử dụng ảnh viễn thám vào thống kê diện tích cây trồng nông nghiệp.
Theo Danviet
69 khu vực bờ biển Nam Bộ bị xói lở Qua công tác quản lý và báo cáo của các địa phương, trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ đến thời điểm hiện tại có 69 khu vực bờ biển bị xói lở, tổng chiều dài 291km. Vấn đề xói lở bờ biển đang ảnh hưởng lớn tới nhiều tỉnh, thành Trong đó, xói lở bình thường có 18 điểm với tổng chiều...