Đồng bằng sông Cửu Long đang thụt lùi
Mối lo ngại này đã được nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 5 đến 9.12.2012.
Theo ông Đậu Anh Tuấn (Phó ban Pháp chế VCCI), năm 2012, trừ TP.Cần Thơ và tỉnh Long An, các địa phương còn lại đều bị mất cân đối trong dự toán thu – chi ngân sách. Trừ Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, các tỉnh, thành còn lại hầu như chưa có tên… trên bản đồ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đây, thế mạnh của vùng là nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ. Nay lợi thế này không còn nữa do các doanh nghiệp (DN), nhất là DN FDI không chỉ cần lao động mà còn đòi hỏi nguồn lao động phải có kỷ luật và tay nghề chuyên môn tốt. Và đó lại là điểm yếu của nguồn lao động ĐBSCL.
Phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương cao làm tăng thêm chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp
- Ảnh: H.P
Về các DN thì theo TS Nguyễn Đình Cung (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư), đang gặp các khó khăn chung như cầu trong nước giảm mạnh, khó tiếp cận vốn ngân hàng, lãi suất tín dụng quá cao, thủ tục lại phiền hà và điều kiện khắt khe…
Theo số liệu của VCCI Cần Thơ, năm 2011, kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy có 10/13 tỉnh của ĐBSCL bị rớt hạng. Trong đó có những tỉnh bị rớt hạng rất nặng. Như Vĩnh Long nhiều năm liền nằm ở nhóm “rất tốt” thì năm 2011 bị tụt tới 45 bậc, từ hạng 9 xuống 54. Trà Vinh từ hạng 4 xuống 42 và Hậu Giang từ hạng 8 xuống 43.
Video đang HOT
Tình hình khó khăn ở ĐBSCL xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng nghiêm trọng nhất là với chế biến thủy sản, một trong những ngành kinh tế chủ lực của ĐBSCL. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm 2012 có khoảng 20% DN thủy sản bị phá sản, đến giữa năm 2012 đã có 300 DN kinh doanh thủy sản ngừng hoạt động. Năm 2012, các DN thủy sản phải chịu thuế môi trường làm cho chi phí tăng đột biến. Việc thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương cao cũng làm tăng thêm phí vận chuyển xuất khẩu cho DN. Sự kiện Công ty thủy sản Bình An và hệ lụy của vụ này dẫn đến việc các ngân hàng thu hẹp cho vay vốn khiến các DN thủy sản bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng.
Vốn FDI từ năm 1988 đến 2010 của toàn vùng là 9,83 tỉ USD. Trong đó, hơn 1/3 tập trung ở Long An và hơn 1/3 ở Kiên Giang (chủ yếu ở đảo Phú Quốc). Cần Thơ là thủ phủ của miền Tây nhưng chỉ chiếm khoảng 10% và 15% còn lại chia cho 10 tỉnh. Riêng năm 2010, toàn vùng có 98 dự án FDI với vốn đăng ký 1,82 tỉ USD thì Long An có 38 dự án với 629 triệu USD.
Theo TNO
Chưa nên cấm tàu nước ngoài vận chuyển hàng ở trong nước
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores) vừa có công văn (ngày 27.11) gửi Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị về việc chưa nên ngừng cấp phép vận tải cho các tàu mang quốc tịch nước ngoài vận chuyển hàng hóa containerở tuyến nội địa.
Trước đó Bộ Giao thông vận tải có chủ trương tạm dừng cấp phép vận tải container trên các tuyến nội địa cho tàu nước ngoài từ 1.1.2013 nhằm phát triển đội tàu Việt Nam.
Vietfores cho rằng chủ trương này chưa phù hợp bởi đội tàu biển nước ngoài có hệ thống quản lý, điều hành tốt và sử dụng hiệu quả dịch vụ hậu cần, thông tin về khách hàng, hàng hóa...
Doanh nghiệp lo ngại đội tàu biển trong nước chưa đủ năng lực thay thế đội tàu nước ngoài - Ảnh: T. Hằng
Trong khi đó, đội tàu biển trong nước còn yếu về năng lực tài chính, không cam kết về giá cước, không đảm bảo lịch trình và cũng chưa có mối quan hệ cần thiết với tàu mẹ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến quốc tế.
Do đó, giá cước vận tải của tàu biển trong nước thường cao hơn 50% so với giá cước của đội tàu biển quốc tế.
Ngoài ra, tàu biển trong nước có nhiều hạn chế như tàu có trọng tải lớn không thể vào nhiều cảng biển ở miền Bắc, miền Trung.
"Chỉ vì quyền lợi của một số ít doanh nghiệp vận tải trong nước sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và còn làm cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam không cố gắng vươn lên để có sức cạnh tranh với doanh nghiệp vận tải nước ngoài", công văn nêu rõ.
Ngoài ra, nếu để đội tàu trong nước "một mình một chợ" chắc chắn sẽ phát sinh tình trạng độc quyền và đẩy chất lượng dịch vụ của đội tàu biển Việt Nam ngày càng giảm.
Hiện có khoảng 20 tàu biển (với tổng trọng tải khoảng 500.000 DWT) treo cờ nước ngoài đang hoạt động trên các tuyến vận tải container nội địa.
Ước tính của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, doanh thu của vận chuyển container nội địa khoảng 1.000 tỉ đồng/năm.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện các doanh nghiệp gỗ Bình Định đang sử dụng toàn bộ đội tàu nước ngoài chạy tuyến Hải Phòng - Đà Nẵng - Quy Nhơn -TP.HCM vận chuyển hàng hóa đến các cảng trung chuyển trước khi xếp hàng lên tàu mẹ xuất khẩu sang thị trường chính châu Âu, Mỹ...
Do đó, nếu tạm ngừng việc tàu nước ngoài vận chuyển hàng trên tuyến nội địa thì chắc chắn đội tàu trong nước không có đủ năng lực đáp ứng và thay thế.
Tình trạng hàng hóa bị rớt lại, ách tắc, ứ đọng tại cảng Quy Nhơn và nhiều cảng khác sẽ diễn ra thường xuyên, từ đó làm gia tăng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Theo TNO
Trái cây Trung Quốc 'tấn công' ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long được xem là vựa trái cây lớn nhất nước nhưng hiện bí đâu ra vì hoa quả Trung Quốc chiếm thế thượng phong đối với cả người bán và người mua. Bà Ánh, người bán trái cây ở chợ Hộ Phòng, huyện Giá Rai, Bạc Liêu, cho biết trong quầy của bà có khoảng 30% hoa quả xuất...