Đồng baht Thái có nguy cơ tiếp tục lao dốc
Đồng baht của Thái Lan đang hướng tới trải qua tháng 1 tồi tệ nhất kể từ năm 2020 với mức giảm gần 4% so với đồng USD và dòng vốn chảy ra nước ngoài mạnh mẽ báo hiệu đồng tiền này sẽ còn giảm giá hơn nữa.
Nhân viên ngân hàng kiểm đếm đồng Baht tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng baht đã trở thành đồng tiền có mức sụt giảm lớn nhất trong năm nay khi các quỹ toàn cầu tránh xa những tài sản của Thái Lan, trong bối cảnh xảy ra các cuộc tranh luận giữa chính phủ nước này và ngân hàng trung ương về cách kích thích nền kinh tế đang trì trệ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan Julapun Amornvivat cho biết, tuần trước Chính phủ lo ngại rằng chi phí đi vay dao động ở mức cao nhất trong 10 năm đang làm cản trở sự phục hồi. Đó là sau khi ngân hàng trung ương nước này bỏ qua những lời kêu gọi cắt giảm lãi suất vì cho rằng giảm chi phí đi vay không thể giải quyết được các vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế.
Ông Alvin Tan, chuyên gia chiến lược tại ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets ở Singapore, cho biết: “Đồng baht sẽ tiếp tục chịu lực cản từ phản ứng ngày càng gia tăng đối với chính sách lãi suất hiện tại”. Ông kỳ vọng đồng baht sẽ giao dịch trong phạm vi 36,00 – 36,50 baht đổi 1 USD trong những tuần tới. Đồng baht đóng cửa ở mức 35,63 baht đổi 1 USD trong tuần trước.
Video đang HOT
Dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài chảy ra đã đạt tổng cộng 808 triệu USD từ đầu năm đến nay, trong khi chỉ số chứng khoán chuẩn của Thái đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm vào tuần trước, trong bối cảnh nhiều lo ngại về tăng trưởng. Các trái phiếu của nước này cũng không tỏ ra hấp dẫn khi thị trường chứng kiến dòng vốn chảy ra sau các vụ vỡ nợ trái phiếu gần đây và một vụ bê bối kế toán lớn khiến các nhà đầu tư quan ngại.
Ông Nicholas Chia, nhà chiến lược vĩ mô tại ngân hàng Standard Chartered Bank SG Ltd, cho biết: “Sự phục hồi đang diễn ra trong ngành du lịch mang lại kết quả tích cực cho đồng baht, nhưng chi tiêu bình quân đầu người của khách du lịch và lượng khách Trung Quốc đến đất nước này trong năm 2023 thấp hơn mức trước đại dịch COVID-19″.
Thủ tướng Thái Lan khẳng định muốn theo kịp Việt Nam
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại New York (Mỹ) gần đây, Thủ tướng Srettha Thavisin cho rằng Thái Lan đang "tụt hậu so với Việt Nam" về các hiệp định thương mại tự do và các chính phủ tiền nhiệm của ông đáng lẽ phải đẩy mạnh đàm phán với các đối tác tiềm năng "để thu hút nhiều đầu tư hơn".
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Mỹ ngày 20/9. Ảnh: Bloomberg
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn lời Thủ tướng Thái Lan Srettha nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm lên mức trung bình 5% trong nhiệm kỳ của ông. Nhà lãnh đạo này muốn đạt được một phần mục tiêu qua đẩy mạnh sản xuất và đầu tư từ Mỹ với các doanh nghiệp như Tesla.
Thủ tướng Srettha cho biết Tesla là một trong những công ty ông đến thăm khi ở Mỹ. Ông Srettha đã đến New York để dự Tuần lễ Cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 78 (UNGA-78). Ông dự kiến tham dự một số cuộc gặp bên lề UNGA từ 19-22/9 và có lịch trình phát biểu tại UNGA ngày 22/9.
Xuất hiện trên kênh Bloomberg TV ngày 20/9, ông Srettha nói: "Chúng tôi với tư cách một quốc gia đã đóng cửa trong một thời gian. Tôi cần đảm bảo rằng thế giới nắm được rằng Thái Lan luôn mở cửa cho hoạt động kinh doanh".
Ông Srettha Thavisin - lãnh đạo của một trong những tập đoàn bất động sản nổi tiếng nhất Thái Lan - đã trở thành thủ tướng đắc cử của "đất nước Chùa Vàng" vào tháng 8 vừa qua. Đầu năm nay, ông Srettha từ chức CEO và chủ tịch Sansiri. Thời điểm đó, Sansiri là một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất Thái Lan với tài sản trị giá hơn 100 tỷ baht (2,9 tỷ USD).
Kênh Al Jazeera cho biết ông Srettha rất được yêu mến trong cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan, với khoảng 66% trong số 100 CEO được báo Krungthep Turakij khảo sát phản hồi rằng ông là lựa chọn ưa thích của họ cho vị trí thủ tướng.
Bloomberg đánh giá việc ông Srettha Thavisin trở thành thủ tướng đã giúp trấn an các nhà đầu tư, những người đã rút hơn 5 tỷ USD giá trị cổ phiếu và trái phiếu Thái Lan trong thời gian qua.
Ông Srettha nhận định rằng dòng vốn đi ra ngoài là do chênh lệch lãi suất khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) áp dụng chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn, không phải do nhà đầu tư thiếu niềm tin. Vị Thủ tướng 61 tuổi khẳng định: "Hãy cho tôi sáu tháng, tôi hy vọng rằng mình có thể thay đổi quyết định của họ".
Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng ở tỉnh Ayutthaya, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Srettha cũng đề cập rằng ông nhận thấy có hai công cụ quan trọng khác để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm lên mức trung bình 5%, ngoài trợ cấp năng lượng, treo nợ 3 năm cho người nông dân, lên kế hoạch tăng lương tối thiểu... là đầu tư nước ngoài và chi tiêu chính phủ.
Ông coi nền kinh tế thịnh vượng là một cách để hàn gắn những chia rẽ chính trị và xã hội gần đây.
Thủ tướng Srettha dự đoán nền kinh tế Thái Lan có tiềm năng đạt mức tăng trưởng 6% hoặc 7% vào năm thứ ba trong nhiệm kỳ của ông, mặc dù ông thừa nhận đó là "những con số đầy thách thức".
Thủ tướng Srettha coi đồng baht, vốn đã giảm khoảng 4,5% trong năm nay so với đồng bạc xanh, là tài sản cho nỗ lực đó. Nhà lãnh đạo Thái Lan chia sẻ: "Nếu bạn có đồng baht yếu thì điều đó tốt cho xuất khẩu. Điều đó tốt cho du lịch, lĩnh vực mà chúng tôi đã và đang quảng bá rất nhiều". Ông đồng thời nói thêm rằng sẽ không can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Ngân hàng trung ương Thái Lan tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp Ngày 30/11, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đã nâng lãi suất cơ bản lần thứ 3 liên tiếp, thêm 0,25 điểm phần trăm trong nỗ lực kiềm chế lạm phát ngày càng tăng và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Kiểm đồng baht tại một ngân hàng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Ủy ban chính sách tiền tệ của...