Đông Anh sẽ lên quận, dự án nào được hưởng lợi?
Trước thông tin, Hà Nội đang xây dựng đề án phát triển bốn huyện thành quận vào năm 2020 bao gồm: Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh, thị trường bất động sản khu vực này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết và nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.
Bất động sản Đông Anh đã đến lúc bứt phá
Theo thông tin mới đây, thành phố Hà Nội đã nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, báo cáo Thành ủy để tổng hợp, trình Bộ Chính trị, đồng thời, hoàn thiện các đề án xây dựng các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì thành quận vào năm 2020.
Việc chuyển đổi này sẽ có tác động lớn đến tình hình kinh tế – xã hội của Thủ đô nói chung và đặc biệt là huyện Đông Anh. Đông Anh nằm trên trục quốc lộ 5 kéo dài, ngã tư giao cắt cầu vượt Võ Nguyên Giáp đến chân cầu Đông Trù là đại lộ Trường Sa với chiều dài 7,3km vả rộng 68m. Ngoài đường Hoàng Sa, đây là tuyến đường hiện đại bậc nhất tại khu vực này với tổng mức đầu tư lên đến 6.600 tỷ đồng, nhằm liên kết Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hải Phòng.
Bên cạnh đó, theo thông tin mới đây năm 2021 Hà Nội sẽ xây thêm 4 cây cầu mới trị giá hơn 1,4 tỷ USD trên sông Hồng và sông Đuống, để kết nối giao thông khu lõi Thủ đô với vùng phát triển mới phía Đông. Trong đó, đáng chú ý là cầu Tứ Liên trị giá 17.000 tỷ nối khu Hồ Tây với khu Đông Hội, Xuân Canh (Đông Anh) đến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
Lên quận đồng nghĩa với hạ tầng, giao thông sẽ được đẩy mạnh phát triển. Đây được xem là đòn bẩy khiến thị trường bất động sản tại khu vực này đang biến động từng ngày. Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thông tin đưa huyện lên quận sẽ kích thích các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý đầu tư để hưởng lợi.
“Hiện tại giá đất khu vực này đang tăng lên từng ngày, đắt ngang với một số quận nội thành Thị trấn Đông Anh có giá đất khoảng 100-120 triệu đồng/m2, hay khu vực Tiên Dương, giá đất thổ cư tại mặt đường lớn dao động 30-35 triệu đồng/m2. Trong khi năm 2016-2017, những lô đất tương tự chỉ có giá khoảng 12 triệu đồng/m2. Theo tôi, giá đất tại khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng giá trong tương lai.” – Anh Đức Anh – một chuyên viên môi giới cho hay.
Video đang HOT
Dự án nào hưởng lợi?
Thực tế cho thấy, thị trường BĐS Đông Anh đang chứng kiến sự đổ bộ của nhiều “ông lớn”, với hàng loạt dự án quy mô tầm cỡ. Trong đó đáng chú ý là dự án Happy Land Đông Anh của Chủ đầu tư Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Đông Anh. Đây là dự án tiên phong tại trung tâm Đông Anh, với hai mặt đường: trục đô thị Đông Anh (QL3 cũ) và đường Ngã tư 1-5 đi cơ khí Cổ Loa.
Dự án nằm tại vị trí đắt giá, nơi có khu dân cư đông đúc, chỉ cách thành phố Thông minh, công viên Phần mềm, công viên Kim Quy, Trung tâm Triển lãm Quốc gia, trường PTCS, PTTH, Cao đẳng, Bệnh viện đa khoa, chợ trung tâm trong bán kính 500m-3km,… cách đường Nhật Tân – Nội Bài 1,5km, cách Cầu Nhật Tân 7km, sân bay quốc tế Nội Bài 7km, tuyến xe buýt đỗ ngay cổng dự án.
Happy Land Đông Anh gồm 346 căn nhà liền kề với đủ các loại hình. Loại hình nhà liền kề 4 tầng, 1 lửng, 1 tum; thiết kế có thang máy; có thể làm bán hầm để ô tô (sau khi được cấp GCNQSDD). Tiêu chuẩn bàn giao: nhà xây thô và hoàn thiện mặt ngoài. Nhà liền kề lô giữa: 70-90m2; Nhà liền kề lô góc: 100-160m2; Shophouse (nhà phố): 90-140m2. Hiện dự án đã hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, bàn giao ngay đất đầy đủ hạ tầng để xây nhà và chủ đầu tư cam kết cấp ngay GCNQSDD (sau khi xây xong nhà thô và hoàn thiện mặt ngoài).
“Sau khi có thông tin một số huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, tôi cũng mong muốn chọn một dự án để xuống tiền trước khi giá đắt tại khu vực này tăng lên. Sau thời gian tìm hiểu và tham khảo kỹ thị trường thì Happy Land Đông Anh là dự án nổi bật hơn cả. Tôi chọn mua dự án này vì trong khuôn viên của Happ Land có sẵn trường mầm non quốc tế, trung tâm y tế và đặc biệt là dự án dành hẳn ra 3000 cho công viên cây xanh và vườn hoa. Không chỉ vậy, bãi đỗ xe tập trung của dự án cũng khá rộng lên đến 2.000m2″ – anh Đức Hưng -một nhà đầu tư lâu năm chia sẻ.
Happy Land Đông Anh còn được chủ đầu tư chi “mạnh tay” để trang bị các tiện ích cao cấp như 3 trung tâm thương mại, văn phòng, gym, nhà hàng, siêu thị, rạp chiếu phim, thẩm mỹ viện… Khuôn viên biệt lập có tường rào bao quanh khu; Nươc sach Đông Anh hiên đang câp cho dự án; Hê thông camera an ninh, PCCC toan dư an.
Ngoài ra, dự án còn hút khách bởi tính pháp lý vững vàng. Happy Land đã được UBND TP. Hà Nội cấp đầy đủ các giấy phép theo Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS bao gồm: quyết định quy hoạch chi tiết 1/500, quyết định chấp thuận đầu tư dự án, quyết định giao đất và hạ tầng kỹ thuật đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn thiện. Đủ điều kiện hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật.
Happy Land Đông Anh đang được giới đầu tư bất động sản đánh giá có tiềm năng sinh lời tốt hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc. Đặc biệt, khi các dự án lớn tại Đông Anh hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi để Happy Land Đông Anh trở thành khu đô thị sầm uất, sở hữu môi trường đẳng cấp với các dịch vụ hiện đại. Các chuyên gia dự đoán, 50 căn mới trong đợt mở bán tiếp theo của dự án sẽ nhanh chóng hết hàng.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
SMB, CEE, ACC, LHG, GMC, NHP, VNT: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Tổng hợp thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên 2 sàn HSX/HNX.
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB): Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Việt Gia Phú chưa mua được 1.081.773 cổ phiếu đã đăng ký, giữ nguyên lượng cổ phiếu nắm giữ là 918.227 cổ phiếu. Giao dịch thực hiện từ 02/4 đến 1/5/2019. Gia Phú quyết định đăng ký lại, giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/5/2019 đến 4/6/2019 bằng phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.
Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII (CEE): Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà là vợ của Thành viên HĐQT độc lập Nguyễn Anh Tuấn đã hoàn tất bán 50.000 cổ phiếu. Giao dịch thực hiện bằng phương thức thoả thuận ngày 24/4/2019.
Công ty Cổ phần Bê tông BECAMEX (ACC): Bà Nguyễn Thị Thúy Vân là phó TGĐ phụ trách phòng QLTC-Kế toán trưởng kiêm người được uỷ quyền công bố thông tin đăng ký bán toàn bộ 19.216 cổ phiếu. Giao dịch thực hiện qua sàn từ ngày 9/5 đến 7/6/2019.
Bà Phạm Thị Sương là Phó TGĐ thường trực đăng ký bán toàn bộ 11.476 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 0,114% đang nắm giữ. Giao dịch thực hiện qua sàn từ ngày 9/5 đến 7/6/2019.
Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG): CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (SPD) là tổ chức có liên quan đến ông Lê Mạnh Trường-chủ tịch HĐQT LHG đăng ký bán toàn bộ 432.750 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 0,85%. Giao dịch thực hiện từ 8/5/2019 đến 6/6/2019.
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC): CTCP Đầu tư T.T.A là công ty do ông Bùi Minh Tuấn-TV.HĐQT GMC làm chủ tịch HĐQT chưa mua được 1.215.300 cổ phiếu đã đăng ký. Như vậy. T.T.A vẫn giữ nguyên lượng cổ phiếu nắm giữ là 1.572.340 đơn vị tương đương tỷ lệ 10,14%. Lý do không mua được cổ phiếu là vì diễn biến giá chưa phù hợp. Giao dịch thực hiện từ 2/4 đến 26/4/2019.
CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (NHP): Ông Lê Xuân Nghĩa-Chủ tịch HĐQT công ty đã bán 673.000 cổ phiếu giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 4.610.502 CP (tỷ lệ 16,72%) còn 3.937.502 CP (tỷ lệ 14,28%). Giao dịch thực hiện từ 17/4 đến 24/4/2019.
CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (VNT): Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thiên Hải - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT Bùi Tuấn Ngọc- đăng ký mua 156.000 cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 20.540 đơn vị lên 176.540 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức thoả thuận và khớp lệnh từ 6/5 đến 4/6/2019.
Nam Hà
Theo Trí thức trẻ
Công bố thông tin không đúng quy định, hai công ty bị phạt tiền Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (mã CAN-HNX) và Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (Hà Nội) do công bố thông tin không đúng quy định. Theo đó, Đồ hộp...