Đông Anh phát động chiến dịch phòng, chống bệnh tay chân miệng
Ngày 30/8, huyện Đông Anh tổ chức lễ phát động Chiến dịch rửa tay bằng xà phòng và thanh khiết môi trường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng năm 2019.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện, trong 8 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện ghi nhận 107 ca bệnh tay chân miệng tại 21/24 xã, thị trấn. Xã Liên Hà ghi nhận 9 ca mắc – là đơn vị có số ca mắc cao nhất trên địa bàn huyện.
Quang cảnh buổi lễ
Hiện nay, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, nhất là thời điểm học sinh tựu trường là điều kiện thuận lợi để bệnh tay chân miệng lây lan mạnh trong trường học và cộng đồng. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.
Tại buổi lễ phát động, ông Nguyễn Thành Luân – Trưởng Phòng y tế huyện Đông Anh đề nghị các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phòng chống bệnh tay chân miệng. Các trường học hướng dẫn học sinh rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, sử dụng và bảo quản hóa chất Cloramin B để vệ sinh lớp học, đồ chơi an toàn, hiệu quả.
Học sinh Trường mầm non xã Liên Hà thực hành rửa tay
Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú; phát hiện và báo cáo kịp thời các trường hợp nghi mắc tay chân miệng cho trạm y tế để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. “Huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, nhân lực sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, hạn chế tối đa số ca mắc, không để dịch bệnh lan rộng” – ông Luân nói.
Ngay sau lễ phát động, các trường học trên địa bàn huyện Đông Anh đã triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng theo kế hoạch.
Theo kinhtedothi
Bác sĩ giải đáp 'tất tần tật' về bệnh tay chân miệng cha mẹ nào cũng cần
Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh tay chân miệng. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như sốt hay đau do các vết loét do bệnh gây ra.
Video đang HOT
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn thiếu kiến thức về căn bệnh này.
Dưới đây là những giải đáp của TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông.
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng?
Các vi rút thuộc nhóm enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng.
Bênh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Phát ban thường trong lòng bàn tay là một trong các triệu chứng của bệnh chân tay miệng.
Bệnh tay chân miệng nghiêm trọng đến mức nào?
Hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh ở thể cấp tính. Bệnh tay chân miệng do nhiễm vi rút coxsackievirus A16 là bệnh ở thể nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân đều hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế và ít có biến chứng.
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi vi rút EV71 có thể tiến triển thành bệnh viêm màng não và viêm não, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp. Đã có những trường hợp tử vong do vi rút EV71 gây bệnh viêm não trong các đợt bùng phát.
Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện bao lâu sau khi nhiễm bệnh?
Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.
Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, là triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh tay chân miệng.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.
Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.
Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường khu trú trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.
Trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng như thế nào?
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Nguy cơ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (do vi rút khu trú trong phân).
Trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần không?
Có, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định, bạn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm enterovirus.
Một bệnh nhi đang điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng?
Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như sốt hay đau do các vết loét.
Bệnh tay chân miệng có thể phòng ngừa được không?
Chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt là tác nhân của bệnh tay chân miệng. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh chặt chẽ và can thiệp y tế kịp thời khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng.
Làm sao để phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã;
Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (bao gồm đồ chơi) trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng;
Tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng, v.v) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm;
Không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang nhiễm bệnh đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học hoặc tụ tập đông người cho đến khi khỏe hẳn;
Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ nhiễm bệnh và can thiệp y tế kịp thời nếu sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và hoặc tình trạng chung diễn biến theo chiều hướng xấu;
Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho;
Vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy;
Giữ vệ sinh tại nhà, trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ mẫu giáo hoặc tại trường học.
TH
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường. Các trường tăng cường công tác vệ sinh trước mùa khai trường. Ảnh minh họa Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

Con gái xinh như hoa hậu của diễn viên Hồng Diễm
Sao việt
20:15:34 02/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Đại ngầm theo đuổi An
Phim việt
20:09:53 02/04/2025
Thông tin không ngờ về đời tư của Sulli giờ mới được hé lộ
Sao châu á
20:02:01 02/04/2025
Chủ đề được bàn luận: 6 người đàn ông đẹp nhất thế giới, Châu Á được gọi tên duy nhất người này
Sao âu mỹ
19:58:33 02/04/2025
Mâu thuẫn trong đám tang, một người bị đâm chết
Pháp luật
19:54:04 02/04/2025
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
Thế giới
19:45:00 02/04/2025
Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"
Netizen
19:39:09 02/04/2025
Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen
Tin nổi bật
19:35:39 02/04/2025
Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Sáng tạo
18:07:24 02/04/2025
G-Dragon tái xuất sau 8 năm, khởi động chuyến lưu diễn thế giới
Nhạc quốc tế
17:34:59 02/04/2025