Đông Á: Tốc độ già hóa dân số tăng nhanh nhất trong lịch sử
Hôm nay, Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo rằng, tốc độ già hóa ở Đông Á tăng nhanh hơn các khu vực khác. Sự thay đổi này có thể hạ đà tăng trưởng kinh tế và tăng thêm gánh nặng cho các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở khu vực này.
Đông Á trải dài từ Myanmar và biên giới phía tây Trung Quốc đến phía đông Nhật Bản, Papua New Guinea và các đảo Thái Bình Dương. Khu vực này đứng ở vị trí thứ ba thế giới về số người trên 65 tuổi với 211 triệu cụ già.
Dân số già sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng của khu vực từng đạt tạo ra hiện tượng bùng nổ kinh tế đáng kinh ngạc suốt hai thập kỷ gần đây, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho hay.
Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng sẽ dẫn đến những gánh nặng cho các dịch vụ công, trong khi, các nền kinh tế phải vật lộn để lấp đầy sự thiếu hụt nhân lực ở độ tuổi lao động.
Phó Thống đốc Ngân hàng Thế giới, phụ trách khu vực Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương Axel van Trotsenburg cho rằng, khu vực này đang “trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học lớn nhất từ trước đến nay”.
“Tất cả những nước đang phát triển ở khu vực đều có nguy cơ già nhanh hơn trước khi họ tận hưởng cuộc sống sung túc”.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện đang có tới 130 triệu người trên 65 tuổi. Các nước có thu nhập trung bình khác như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia cũng có tốc độ lão hóa nhanh.
Các quốc gia công nghiệp ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối phó với tình trạng dân số già từ nhiều thập kỷ nay.
Nhiều nước nghèo hơn như Lào, Campuchia và Philippines cũng sẽ phải đương đầu với tình trạng dân số già trong khoảng hơn hai thập kỷ nữa.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Đông Á vẫn chưa sẵn sàng cho các yêu cầu về y tế, lương hưu do tình trạng dân số già đặt ra.
Báo cáo kêu gọi các nước cần có “phương pháp tiếp cận chính sách một cách toàn diện trong suốt các giai đoạn của đời người” để xây dựng và đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc trẻ em, giáo dục, y tế và lương hưu nhằm tháo được ngòi nổ của quả bom hẹn giờ nhân khẩu học.
Báo cáo khuyến nghị một loạt các cải cách như khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hiện đang thu được thành công tương đối từ cải cách này.
Các nước công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần mở cửa thị trường lao động cho người nhập cư. Trước đây, hai quốc gia chỉ chấp nhận việc này một cách miễn cưỡng.
Những quốc gia có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Thái Lan cũng nên bỏ việc khuyến khích lao động nghỉ hưu sớm và tăng độ tuổi nghỉ hưu, Ngân hàng thế giới cho hay.
Nhóm điều tra ước tính rằng, nếu các cuộc cải cách như vậy không được tiến hành thì số người trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc sẽ giảm xuống 15% và 10% ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan vào năm 2040.
Theo The Economic Times
Nga đã triển khai 2 hệ thống S-400 đến Bắc Cực
Theo một nguồn tin quân sự, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được triển khai đến khu vực Bắc Cực của Nga vào năm 2015. Điều này được thực hiện sau khi Nga tuyên bố xây dựng lại các căn cứ quân sự tại khu vực này, vốn đã bị bỏ hoang từ khi Liên-xô tan rã.
Hệ thống tên lửa S-400 đã được triển khai đến đảo Novaya Zemlya và cảng Yakutian ở Bắc Băng Dương, một nguồn tin trong Bộ Tham mưu Nga nói với hãng tin TASS.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400
Ngoài S-400, Nga cũng đã điều đến đây các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S1, được trang bị các hệ thống phóng tên lửa Igla-S và súng cối 2 nòng Djigit 30mm.
Căn cứ ở Novaya Zemlya cũng đã được củng cố bằng hệ thống Bastion-P, trang bị tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont.
"Rất nhiều hệ thống đang tham gia hoạt động 24/24. Chúng nằm rải rác từ bán đảo Cola cho tới Novaya Zemlya ở phía tây và Andyr và Mys Shmidta ở phía đông. Tất cả chúng đều có nhiệm vụ quân sự", nguồn tin trên cho biết.
Quân đội Nga hiện đang trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng hoặc sửa lại 6 căn cứ quân sự ở Bắc Cực. Các căn cứ này nằm trên đảo Kotelny, Sredny, Alexandra Land, Wrangel Island và Mys Shmidta. Moscow cũng sẽ xây dựng hoặc nâng cấp 13 sân bay, cùng triển khai 10 hệ thống radar tới Bắc Cực.
Bắt đầu từ cuối năm 2014, Bộ Chỉ huy chiến lược thống nhất Bắc Cực của Nga đã đi vào hoạt động, sáp nhập các đơn vị và cơ quan chỉ huy ở khu vực phía bắc của nước này.
Theo_An ninh thủ đô
Bóp nghẹt Putin, Obama, Tập Cận Bình đắc lợi Nền kinh tế Nga của ông Putin dường như ngày càng bị bóp ngẹt giữa những lệnh cấm vận, sự hao tốn cho các cuộc tranh giành và công kích. Trong khi đó ông Obama và Tập Cận Bình từng bước củng cố vị thế tài chính. Cuộc khủng hoảng kéo dài và chưa dứt tại EU và Nga góp phần giúp đồng...