Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Tạp chí Diplomat ngày 14/7 nhận định các nước trong khu vực Đông Á đang đua nhau thu mua tàu ngầm hiện đại để tăng cường lực lượng đối phó với Bắc Kinh.

Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân

Mặc dù có những yếu điểm và hạn chế về khả năng tích hợp, hải quân Trung Quốc (PLAN) đang dần hình thành đội tấn công – phòng thủ ở những vùng viễn dương trong khu vực, với khả năng chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2/AD), khả năng viễn chinh hạn chế và sức mạnh không quân tương ứng. Trung Quốc gọi chiến lược toàn diện A2/AD của mình là đòn “phản can thiệp”, chống lại hoạt động của Mỹ và các đồng minh tại những “vùng biển gần của Trung Quốc”.

Quân đội Trung Quốc chỉ đủ sức &’ăn quẩn cối xay’Vì hàng loạt lý do, quân đội Trung Quốc không thể thực hiện các hoạt động quân sự để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh hay chứng tỏ vị thế cường quốc ở những nơi xa xôi như Iraq.

Một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc là xây dựng đội tàu ngầm mới. Trung Quốc đang triển khai 45 tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau: hai loại tàu ngầm do Trung Quốc tự chế tạo chạy bằng diesel là tàu lớp Song (Type 039) và tàu lớp Yuan (Type 041), 4 tàu ngầm hạt nhân gồm tàu lớp Shang (Type 093), tàu lớp Jin (Type 094) và tàu lớp Tang (Type 096).

Từ năm 2004, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 12 tàu ngầm thông thường Type 041 lớp Yuan. Quân đội nhiều lần cải tiến tàu này để bổ sung thiết bị phát hiện tàu ngầm hiện đại hơn, cải tiến hệ thống vũ khí, giảm tiếng ồn và công nghệ động cơ đẩy không dùng không khí.

Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc - Hình 1

Tàu ngầm ROKS Yun Bong-gil của Hàn Quốc. Ảnh: hhi.co.kr

Trong tương lai, PLAN có thể mua thêm 20 tàu ngầm lớp Yuan dựa trên công nghệ nhập khẩu từ Nga. Nhiều nguồn tin cho hay Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán với Nga để mua thêm ít nhất 4 tàu ngầm lớp Amur và có thể là tàu ngầm lớp Kalina thế hệ thứ 4. Cả hai tàu ngầm đều sử dụng hệ thống AIP hiện đại.

Phản ứng của khu vực

Trước những động thái tăng tốc của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thúc đẩy các hợp đồng mua nhiều loại tàu ngầm mới.

Đầu tháng 7/2014, Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm thứ 5 Type 214 có tên ROKS Yun Bong-gil. Đây là tàu ngầm chạy bằng diesel – điện, sử dụng hệ thống động cơ đẩy không dùng không khí (AIP). Tàu ngầm còn trang bị Haeseong-3, loại tên lửa siêu thanh có hệ thống định vị nhắm chính xác các mục tiêu mặt đất với phạm vi hoạt động 1.500 km. Sự kiện hạ thủy này là một trong những diễn biến quan trọng trong cuộc “chạy đua vũ trang” ở Đông Á.

Trước khi triển khai tàu ngầm ROKS Yun Bong-gil, Hàn Quốc đã giới thiệu tàu ngầm lớp Son Won-ill có độ giãn nước 1.800 tấn vào tháng 9/2013. Tàu này cũng sử dụng AIP và hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại. Đến nay Hàn Quốc có 14 tàu ngầm đang hoạt động gồm 9 tàu Type 209 Chang Bogo và 5 tàu lớp Son Won-ill.

Lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF) đã giới thiệu tàu ngầm mới nhất, tàu Kokuryu, vào tháng 10/2013. Đây là tàu thứ 6 trong kế hoạch xây dựng đội 10 tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Được trang bị tên lửa Harpoon nên tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm hiện đại nhất trong hạm đội tàu ngầm thông thường của Nhật Bản.

Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc - Hình 2

Tàu ngầm Kokuryu của Nhật Bản hạ thủy. Ảnh: mod.go.jp

Tại Đông Nam Á, vì chi phí cao và các điều kiện bảo trì nên các nước không xây dựng đội tàu ngầm hùng hậu. Tuy nhiên, một số nước đã mua những tàu ngầm chạy diesel – điện hoạt động ven biển với những khả năng mới.

Indonesia, Malaysia và Singapore đặt kế hoạch mở rộng hoặc nâng cấp đội tàu ngầm. Giai đoạn 2007 – 2009, Malaysia nhận hai tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp chế tạo, trang bị các tên lửa chống tàu Exocet. Những tàu ngầm này đều neo ở căn cứ hải quân Kota Kinabalu tại Sabah, đông Malaysia, thể hiện sứ mệnh của tàu ngầm là bảo vệ chủ quyền Malaysia trên Biển Đông.

Trong khi đó, Indonesia tham vọng hơn khi muốn mở rộng đội tàu ngầm lên 6 chiếc, đặt mục tiêu 12 chiếc vào năm 2024. Đây là yếu tố then chốt trong kế hoạch Lực lượng cần thiết tối thiểu (MEF) của Indonesia. Nước này cũng tuyên bố mục tiêu phát triển lực lượng hải quân hoạt động ở các vùng vành đai nước nông. Năm 2012, hải quân Indonesia ký hợp đồng 1,1 tỷ USD để mua 3 tàu ngầm Type-209/1400 hoạt động bằng diesel – điện do Hàn Quốc đóng.

Video đang HOT

Vào tháng 11/2013, Singapore công bố hợp đồng với tập đoàn đóng tàu ThyssenKrupp để mua hai tàu ngầm hiện đại Type-218SG nhằm tăng cường sức mạnh cho đội tàu hiện tại, gồm các tàu lớp Archer, và thay thế những tàu lớp Challenger vào năm 2020.

Trong thập kỷ qua, hoạt động của tàu ngầm tại Đông Á mở rộng từ chiến tranh chống tàu ngầm đến bảo vệ lực lượng qua các sứ mệnh hộ tống, giám sát tình báo, hỗ trợ các lực lượng đặc biệt… Cùng lúc này, việc ra mắt tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm để tấn công các mục tiêu tàu trên biển hoặc trên mặt đất, hệ thống cảm biến chống tàu ngầm, động cơ AIP… đã nâng cao đáng kể khả năng tàng hình, giúp các tàu ngầm khó bị phát hiện, rút ngắn chu trình nhận diện – tấn công, từ đó cải thiện tính linh hoạt, tính di động, sức chịu đựng, khả năng tiếp cận và độ nguy hiểm của tàu ngầm.

Những vũ khí Việt Nam khiến Trung Quốc e dèHệ thống phòng không S-300, tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo hay chiến đấu cơ Su-27 là những vũ khí Bắc Kinh cần dè chừng nếu muốn gây chiến với Việt Nam, một tạp chí Mỹ nhận định.

Theo Tri Thức

Đua “giành giật” đồng minh, thời điểm bất ổn ở Đông Á

Một chuyên gia quốc phòng người Úc cho rằng chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe "đánh dấu bước phát triển trong quan hệ quốc phòng và chiến lược giữa hai bên".

Đua giành giật đồng minh, thời điểm bất ổn ở Đông Á - Hình 1

Ảnh minh họa.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Hugh White, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, cũng nhận định: "Cần đặc biệt lưu ý là ông Abe đến Australia trong tuần này, chỉ một tuần sau thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản với việc cho phép phòng thủ tập thể. Vì vậy, tôi cho rằng chuyến đi này là rất quan trọng."

Ông Hugh White từng là Cố vấn Cao cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng Australia (1985-1991) và là Phó ban Chiến lược, Bộ Quốc phòng Úc (1995-2000).

Chuyến đi cũng diễn ra sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc. Trong khi ông Tập ở Seoul, đã có những thay đổi chính sách ngoại giao ở Nhật Bản và Bắc Triều Tiên. Liệu có đúng khi nói rằng việc sắp xếp lại quan hệ chiến lược trong khu vực đang diễn ra?

Tôi đồng ý là vậy. Chúng ta đang nhìn thấy một sự tái sắp xếp quan hệ chiến lược xuyên suốt vùng Đông Bắc Á.

Rõ ràng là sức mạnh của Trung Quốc đang tăng lên; mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên ngày càng căng thẳng. Tâm điểm xung quanh đó rất nhiên là vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng tôi nghĩ xét rộng ra, đó là bởi việc Tokyo không biết chắc chắn là Bắc Kinh muốn sử dụng quyền lực như thế nào trong khu vực.

Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trở nên gần gũi hơn, biểu hiện ở chuyến thăm của ông Tập đến Seoul và bà Park Geun-hye đến Bắc Kinh. Mối quan hệ này phát triển rất mạnh.

Sau đó là câu hỏi rất quan trọng về vai trò của Mỹ. Tôi nghĩ một trong những tâm bão chính của khu vực là nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm yếu đi vai trò lãnh đạo của Mỹ ở đây. Tôi cho rằng việc Bắc Kinh chèn ép láng giềng, vốn là bạn và đồng minh của Mỹ, về vấn đề lãnh thổ là bước đi nhằm chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á thấy rằng Mỹ không còn là đồng minh mạnh như xưa nữa.

Tôi cho là bởi quá trình đó bắt đầu, uy tín của Mỹ trong khu vực đang giảm xuống. Và sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Nhật Bản trở nên lo lắng hơn về vị trí chiến lược của họ; và Hàn Quốc đang xem xét việc cân nhắc lại việc dịch chuyển mối quan hệ từ Mỹ sang Trung Quốc, vì vậy có rất nhiều điều đang diễn ra. Đây là thời khắc đầy bất ổn và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm trong lịch sử Đông Bắc Á.

Vai trò của Triều Tiên ở đâu trong thay đổi chiến lược này?

Tôi nghĩ Triều Tiên nằm một chút bên ngoài những phát triển này. Rõ ràng họ là một phần khu vực, nhưng một trong những điều khác lạ trong các tình huống chiến lược này là tất cả các bên đều có chung quan điểm về Bình Nhưỡng: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mỹ đều muốn Bắc Hàn hành xử khác đi và bớt bất thường hơn.

Nhưng đó không thay đổi sự khác biệt giữa các bên. Trong khi tôi nghĩ chúng ta đang xem xét những mối quan hệ khác biệt như Trung - Nhật, Mỹ - Nhật, bản chất của chúng khác hẳn so với những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Với chuyến thăm của ông Abe tới Australia có các thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Tôi nghĩ Bắc Kinh sẽ lo ngại về bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Australia đang tiến gần hơn với Nhật Bản một cách chiến lược trong giai đoạn mối quan hệ Trung - Nhật đang trở nên ngày càng khó khăn và căng thẳng. Tôi cho là sẽ có một vài tuyên bố lo ngại từ Trung Quốc.

Nó cũng sẽ đưa ra một câu hỏi lớn hơn, dù Bắc Kinh có thích hay không, là liệu cách tiếp cận của ông Abe nhằm xây dựng một mối quan hệ quốc phòng mạnh hơn với các quốc gia như Australia là nhạy cảm? Không có nghi ngờ gì về mục đích chính của ông Abe là lôi kéo các nước như Australia vào mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản để có sự ủng hộ trong trường hợp Tokyo đối đầu với Bắc Kinh.

Vì thế có cảm giác là Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng liên minh với các nước, và chúng ta không nên ngạc nhiên rằng Trung Quốc không thích điều này. Chúng ta có thể đặt thêm câu hỏi là liệu như vậy có tốt cho lợi ích của nước Nhật hay không, và liệu đó có phải là cách tốt để giải quyết với những thách thức và xây dựng liên minh chống lại Trung Quốc hay không.

Đúng vậy, nhưng liệu Australia thực sự muốn bị lôi kéo vào một liên minh chống lại Trung Quốc? Dù sao Australia cũng phụ thuộc lớn vào thương mại với Bắc Kinh.

Đó là một tình huống rất khó xử cho Australia. Chúng ta có mối quan hệ thương mại cực kỳ quan trọng với Nhật Bản, và thậm chí quan trọng hơn với Trung Quốc, lại là đồng minh thân cận của Mỹ. Chúng ta không muốn phải có sự lựa chọn nào giữa các nước này. Và khá là ngạc nhiên là chính quyền thủ tướng Australia Abbott có vẻ sẵn sàng khi ông Abe muốn họ gần hơn với Nhật Bản. Ông Abbot nói rằng Nhật Bản là một đồng minh mạnh, và rằng Tokyo là bạn thân nhất của họ ở châu Á.

Có một tâm lý băn khoăn ở Australia về việc vì sao ông Abbott nghĩ là nên gần gũi hơn với Nhật Bản, đặc biệt trong thời điểm mà nước này đang bị cuốn vào một vòng xoáy thù địch chiến lược với đối tác thương mại quan trọng nhất của Canberra. Việc tiến sát Nhật Bản không đồng nghĩa phục vụ cho lợi ích tốt nhất của Australia.

Khi chúng ta đang nói chuyện, Nhật Bản và Hàn Quốc cấm các tàu cá của nhau hoạt động lần đầu tiên kể từ 1999; thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc bắt sáu ngư dân Việt Nam...Tất cả những điều trên cho thấy xung đột đang tiềm ẩn, có đúng vậy không?

Vẫn còn lâu mới đến thời điểm những điểm xung đột đó trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự. Nhưng chắc chắn nguy cơ là có thật và đang tăng dần lên, đặc biệt là điểm nóng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Lý do mà tôi nghĩ điểm nóng này là nguy hiểm nhất là bởi nó sẽ kéo nước Mỹ vào thế đối đầu với Trung Quốc. Tôi cho là bất kỳ xung đột nào giữa các cường quốc sẽ cực kỳ nguy hiểm cho cả khu vực, và đang không rõ là những xung đột này đi đến đâu.

Nhưng có vẻ Bắc Kinh cho là Washinhton ngần ngại can dự vào, đặc biệt là dưới thời ông Obama. Có một tâm lý ở Bắc Kinh là Washington nói mạnh nhưng thực tế thì chả làm gì cả.

Chính xác. Bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy là Hoa Kỳ không thể tin tưởng được. Bằng hành động đó, Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Họ đang đ.ánh cược rằng Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc.

Người ta có thể hiểu vì sao Bắc Kinh nghĩ vậy. Chúng ta có thể thấy bảng thành tích của Obama ở Trung Đông, rằng Mỹ rất do dự khi quyết định tham gia vào xung đột ở đây, ở Ukraine, và các nơi khác.

Nhưng có rủi ro là suy nghĩ đó có thể sai, bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Ví dụ như nếu họ thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.

Trung Quốc có thể đã sai bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra). Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai.

Vậy chúng ta có thể lặp lại thảm kịch xảy ra một thế kỷ trước?

Đúng vậy. Dù đã có nhiều thay đổi trong một trăm năm qua, cách các cường quốc hành xử vẫn giữ nguyên. Tôi không muốn đưa đẩy việc so sánh này lên nữa, nhưng có nhiều điểm chung trong tình huống này.

Trong quyển sách gần đây của ông, ông có vẻ như gợi ý rằng Trung Quốc và Mỹ nên chia sẻ quyền lực ở châu Á. Ông có thể nói rõ thêm được không?

Cuốn sách nhằm làm sáng tỏ cho câu hỏi rằng liệu Mỹ và Trung Quốc có thể sống hòa bình ở châu Á được không?

Điểm khởi đầu cho tranh luận của tôi là Trung Quốc suy nghĩ rất nghiêm túc về việc thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á.

Phản ứng lại thách thức đó, Mỹ có những lựa chọn khá hạn chế. Một trong số đó tất nhiên là rút lui khỏi châu Á. Đó là kết quả rất tệ cho châu lục này, và cho cả Mỹ nữa.

Lựa chọn thứ hai là Mỹ đối đầu Trung Quốc, từ chối đưa ra nhượng bộ và chấp nhận thách thức từ Bắc Kinh. Đây là điều mà nhiều người ở Mỹ muốn, nhưng vấn đề là nó sẽ không hiệu quả. Trung Quốc quá mạnh. Bất cứ nỗ lực nào nhằm đối đầu thách thức của họ sẽ có kết cục là làm leo thang đối đầu chiến lược với Trung Quốc, điều mà Mỹ không thể thắng trong dài hạn. Và nó cũng làm cho khu vực trở nên bất ổn.

Tranh luận của tôi là về lựa chọn thứ ba, là để Mỹ và Trung Quốc chia sẻ quyền lực. Mỹ sẽ tiếp tục giữ vai trò lớn ở châu Á, nhưng không mạnh như trước. Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn hơn, nhưng không lớn như họ muốn. Cả hai cũng phải tạo ra không gian cho các nước lớn trong khu vực, như Nhật Bản và Ấn Độ.

Chính xác là cấu trúc chia sẻ quyền lực này hoạt động thế nào thì rất khó để xây dựng. Nhưng đó sẽ là giải pháp tốt nhất cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực, và toàn thế giới trong những thập niên sắp tới.

Nhưng tôi nghĩ Washington sẽ không để mắt đến gợi ý này?

Chắc chắn là không ai ở Washington thích ý tưởng này, nhưng câu hỏi là liệu Mỹ có lựa chọn nào khác không? Và nếu lựa chọn khác đó là leo thang căng thẳng chiến lược với Trung Quốc, hay rút lui khỏi châu Á, thì có lẽ chia sẻ quyền lực với họ là tốt hơn.

Khi nào thì châu Âu sẽ can dự vào những sự thay đổi chiến lược này ở châu Á?

Tôi nghĩ châu Âu sẽ là một đối tác kinh tế rất quan trọng ở châu Á. Nhưng tôi không cho là họ sẽ đóng một vai trò chiến lược nào trong khu vực. Với sức mạnh, kích thước của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ, tôi nghĩ sẽ rất khó để châu Âu đóng vai trò đáng kể ở đây. Tôi nghĩ tương lai chiến lược của châu Á trong thế kỷ này sẽ là lần đầu tiên sau vài trăm năm được định đoạt bởi chính họ.

Sẽ rất khó để châu Âu có hiện diện quân sự tại châu Á.

Có hai lý do. Một là vấn đề quan tâm chiến lược của châu Âu trong vài thập niên tới sẽ là bảo toàn sự ổn định bên trong lãnh thổ của họ. Đặc biệt là trong những ngày này, khi sự chú ý đang được chuyển sang biên giới phía đông với Nga. Tôi nghĩ nó sẽ thu hút nhiều sự chú ý của châu Âu. Thứ hai, là để đóng một vai trò chiến lược ở châu Á, châu Âu sẽ phải có sức mạnh hải quân. Sẽ ngày càng khó để làm như vậy. Bởi thế, tôi nghĩ sẽ rất khó để châu Âu có vai trò đáng kể nào tại đây.

Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung sẽ diễn ra trong tuần này, và đó là một phần chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhìn chung, ông đ.ánh giá như thế nào về chính sách ngoại giao của Obama trong nhiệm kỳ hai?

Trước tiên, nhiều người đổ lỗi cho Obama vì đã tương đối yếu ớt, ví dụ như phản ứng của Mỹ với những gì đang diễn ra ở Trung Đông và ở Ukraine. Tôi nghĩ như vậy là không công bằng và hơi quá đơn giản hóa. Những gì diễn ra với chính quyền Obama là nước Mỹ đã đến lúc phải hiểu rằng họ không còn mạnh như trước.

Tôi không nghĩ Mỹ đang suy yếu, mà vẫn là một quốc gia hùng mạnh vượt trội. Nhưng một thời gian dài sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, người ta thường nghĩ sức mạnh của Mỹ là không có giới hạn. Điều này luôn sai.

Obama phải giải thích cho người Mỹ hiểu rằng có nhiều thứ họ không phải muốn là làm được. Như chúng ta thấy, họ không thể tạo ra một Iraq hòa bình, không thể bình ổn hay biến đổi Afghanistan, và cũng không thể ngăn chặn Nga thống lĩnh Ukraine. Và tôi phải nói rằng, Mỹ không thể duy trì sự thống trị ở châu Á trước thách thức từ Trung Quốc.

Ở đây, tôi nghĩ chính sách ngoại giao của Obama là không hiệu quả; trong khi ở những nơi khác trên thế giới, ông đã thừa nhận là Mỹ phải lùi bước bằng việc không giữ một vai trò chủ đạo như George Bush từng muốn.

Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách "xoay trục" của Obama. Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng, như lời Obama, tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả.

Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp. Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP).

Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt. Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc. Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.

Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản.

Theo NTD/Bizlive

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024

Tin đang nóng

Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều
08:46:19 05/07/2024

Tin mới nhất

Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc

13:36:48 05/07/2024
Theo đề nghị của chính quyền tỉnh Giang Tây, nhiều cơ quan nhà nước đã cung cấp trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ, với tổng giá trị khoảng 8,13 triệu Nhân dân tệ cho tỉnh này.

Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao

13:35:10 05/07/2024
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H7N5 đầu tiên trên thế giới được phát hiện kể từ khi WOAH bắt đầu theo dõi các dịch bệnh ở động vật trên thế giới từ năm 2005.

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

13:29:24 05/07/2024
Tháng trước, Meta cho biết hãng đã dừng sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo dịch vụ AI tạo sinh của hãng ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi có các khiếu nại ở 11 quốc gia.

Hành động bất ngờ của Tổng thống Pháp giữa cuộc khủng hoảng bầu cử

13:21:06 05/07/2024
Và thực tế là các đồng minh của Tổng thống Macron không muốn ông tham gia chiến dịch tranh cử: thậm chí hình ảnh của Tổng thống Macron còn bị xóa khỏi các áp phích vận động tranh cử.

Tổng thống Putin ra tuyên bố mới về sản xuất tên lửa từng bị cấm

13:15:36 05/07/2024
Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước INF. Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đe dọa từ NATO liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng lan rộng trên thế giới

12:48:57 05/07/2024
Hai tổ chức này nhấn mạnh rằng lũ lụt trầm trọng hơn do ảnh hưởng kéo dài của những đợt hạn hán trước đó, là một trong những nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi.

Panama đóng 3 cửa khẩu nhằm giảm bớt làn sóng di cư

12:45:16 05/07/2024
Trước đó, phát biểu tại lễ nhậm chức hôm 1/7, tân Tổng thống José Raúl Mulino tuyên bố Panama sẽ không còn là quốc gia quá cảnh và con đường mở của hàng chục nghìn người di cư trái phép bị các tổ chức buôn bán m.a t.úy và buôn người lợi d...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở trung tâm công nghệ sôi động nhất Trung Quốc

12:36:56 05/07/2024
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Thâm Quyến đã làm dấy lên những lo ngại mới về thị trường lao động của Trung Quốc mà các khu vực kinh tế lớn nhất của quốc gia này đang phải đối mặt.

Dự báo Nhật Bản trải qua mùa Hè nắng nóng kỷ lục

12:34:51 05/07/2024
Theo số liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản, năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.308 trường hợp t.ử v.ong vì sốc nhiệt, cao gấp 5 lần so với thời điểm 20 năm trước, trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người cao t.uổi và t.rẻ e.m.

Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen

12:25:57 05/07/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen cho biết các máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã tiến hành hai cuộc không kích vào tỉnh Hajjah ở phía Tây Bắc Yemen ngày 4/7.

Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024

12:01:19 05/07/2024
Cũng theo tài liệu được thông qua trong bài đọc thứ hai và thứ ba, tổng doanh thu ngân sách liên bang cho năm 2024 sẽ giảm 2,8 tỷ ruble hoặc 0,01% xuống còn 35.063 tỷ ruble hoặc 18,3% GDP.

Có thể bạn quan tâm

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:28:30 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.

2 ngày tới từ 5/7-6/7: 3 con giáp sự nghiệp tăng tiến như 'hổ mọc thêm cánh', buôn may bán đắt

Trắc nghiệm

14:27:53 05/07/2024
Tử vi 2 ngày tới từ 5/7-6/7 cho biết 3 con giáp sự nghiệp tăng tiến như hổ mọc thêm cánh , buôn may bán đắt, gặp hung hóa cát, hốt tài lộc thiên hạ.

"Thiên tài diễn xuất" bị đuổi khỏi showbiz vì liên tục dối trá, hết thời phải đi bán cà phê kiếm sống

Sao châu á

14:24:53 05/07/2024
Sự nghiệp của sao nữ này những năm gần đây liên tiếp gặp trắc trở. Năm 2022, hình ảnh của cô sụp đổ sau bê bối lái xe khi đang say rượu.

Những bộ phim hoạt hình stop-motion hay nhất thập kỉ qua (P2)

Phim âu mỹ

13:29:37 05/07/2024
Shaun the sheep movie: Người bạn ngoài hành tinh(tựa tiếng Anh: A Shaun the Sheep Movie: Farmageddon) là một bộ phim điện ảnhstop-motionthuộc thể loại phiêu lưu hài hước, khoa học viễn tưởng công chiếu năm 2019.

Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng

Sao việt

12:57:28 05/07/2024
Giữa lùm xùm, nữ diễn viên sinh năm 1987 đã phải ngay lập tức có hành động giới hạn bình luận ở các bài viết trên trang cá nhân.

"Nếu nghĩ ra rạp chỉ để giải trí, các nhà làm phim đang coi thường khán giả Việt"

Hậu trường phim

12:52:59 05/07/2024
Nhìn nhận về thị trường, đạo diễn Đào, Phở Và Piano cho rằng hiện các tác phẩm ra rạp hiện nay chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào phát hiện chồng giao con cho hai "gái ngành" chăm

Phim việt

12:49:21 05/07/2024
Bận đi làm lên Đào giao con cho chồng chăm sóc. Tuy nhiên, lúc về cô lại phát hiện con đang ở bên nhà Huyền - Trinh.

"Chị đẹp" có Mỹ Linh, "Anh tài" có Tiến Luật!

Tv show

12:41:46 05/07/2024
Nhìn những hình ảnh của Tiến Luật từ MV đến khi hát live, netizen thích thú ví von, Chị đẹp của diva Mỹ Linh thì Anh tài có Tiến Luật.

Kiểu tóc ngắn trẻ trung và đẹp nhất cho chị em U40

Làm đẹp

12:21:37 05/07/2024
Tóc ngắn layer ghi điểm ở nét ngọt ngào và tươi trẻ. Dù vậy, kiểu tóc này vẫn phù hợp với phụ nữ trên 40 t.uổi. Tóc ngắn layer sẽ mang đến nét nữ tính và dịu dàng.

Đi ngang nhà chồng cũ, anh bất ngờ chạy vội chặn đường rồi dúi vào tay tôi món đồ khiến tôi sững sờ kinh ngạc

Góc tâm tình

12:08:31 05/07/2024
Tôi thật sự rối bời vì hành động của chồng cũ, càng không thể hỏi thẳng anh. Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi và chồng từng có một năm hạnh phúc, sau đó quyết định ly hôn.

Baza VietNam 'gây sốt' với bộ sưu tập 'Nữ hoàng hạnh phúc'

Thời trang

11:47:09 05/07/2024
Bộ sưu tập Nữ hoàng hạnh phúc của thương hiệu thời trang Việt - Baza VietNam mang những sắc màu ngọt ngào, tựa như những bông hoa nở rộ, thể hiện sự vẻ đẹp cùng sự tự tin của phụ nữ.