Donald Trump lần đầu hối tiếc vì những điều từng nói
Donald Trump tỏ ý xin lỗi vì những điều gây tranh cãi ông đưa ra khi tranh cử, đồng thời khẳng định sẽ không bao giờ nói dối người Mỹ.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, ngày 18/8. Ảnh: Reuters.
“Đôi khi, vào những lúc tranh luận gay gắt và đề cập quá nhiều vấn đề, các bạn chọn sai từ hoặc nói điều không phù hợp. Tôi đã như vậy và dù có tin hay không, tôi hối tiếc về điều đó”, ABC News dẫn lời Donald Trump phát biểu ngày 18/8 tại thành phố Charlotte, bang North Carolina. “Tôi thực sự hối tiếc nếu chúng gây tổn thương ai đó”.
Ông Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, cam kết không bao giờ nói dối người dân Mỹ.
“Tôi đã đi đến mọi nơi ở Mỹ, vạch ra kế hoạch táo bạo và tiên tiến để thay đổi. Trong hành trình, tôi sẽ không bao giờ nói dối các bạn. Tôi không bao giờ nói điều mà tôi không tin. Tôi không đặt lợi ích của bất kỳ ai khác trên lợi ích của các bạn”, ông khẳng định.
Ông cũng công kích Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, cho rằng bà hoàn toàn đối lập với ông. “Bà ấy chưa bao giờ nói thật. Hết lần này đến lần khác và chúng ngày càng trầm trọng hơn”, ông nói.
Donald Trump từng nhiều lần gây xôn xao dư luận Mỹ bằng các phát ngôn gây sốc như tuyên bố có thể chấp nhận để Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành quốc gia hạt nhân nếu điều đó giúp họ có thể tự bảo vệ mình trước Triều Tiên. Tỷ phú này còn dọa khi ông đắc cử, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu các thành viên đến từ châu Âu trong khối không chia sẻ nhiều hơn gánh nặng chi phí.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Đảng Cộng hòa cuống quít cứu vãn 'vạ miệng' của Donald Trump
Những phát ngôn gây bức xúc liên tiếp của ông Trump khiến các thành viên chủ chốt đảng Cộng hòa phải vội vàng tìm cách can thiệp.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: NBC
Ngay trong tuần đầu tiên được đề cử làm ứng viên đại diện đảng Cộng hòa thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã liên tiếp có những phát ngôn đầy tai hại, theo NBC.
Ông Trump đã vấp phải phản ứng dữ dội từ dư luận, đặc biệt là những người lính đã và đang phục vụ trong quân đội Mỹ sau khi đưa ra những lời lẽ bị coi là xúc phạm gia đình một đại úy hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Iraq. Tổng thống Pháp Francois Hollander thậm chí còn cho rằng những phát biểu của ông Trump là "buồn nôn".
Hôm 3/8, cựu nghị sĩ Joe Scarborough, người dẫn chương trình của đàiMSNBC, tiết lộ rằng trong một cuộc trao đổi ngắn với một chuyên gia đối ngoại quốc tế, ông Trump đã hỏi đi hỏi lại rằng tại sao nước Mỹ không sử dụng những vũ khí hạt nhân mà họ có. Theo Scarborough, thực tế này chứng tỏ ông Trump không hề có nhận thức chuyên sâu về chính sách đối ngoại, và thế giới có thể nghi ngờ chính sách hạt nhân của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.
Những lần "vạ miệng" của ông Trump như vậy đã khiến các quan chức chủ chốt của đảng Cộng hòa như Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Reince Priebus, cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani và cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich phải bắt đầu một nỗ lực "tái khởi động" nhằm cứu vãn chiến dịch tranh cử của tỷ phú.
Bộ ba này đã quyết định trở thành những nhà cố vấn chính sách cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, dù nỗ lực này mới chỉ ở giai đoạn đầu và cần đến sự hỗ trợ từ ba người con của tỷ phú, vốn đang đóng vai trò là các cố vấn thân cận nhất của ông. Hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ sẵn lòng lắng nghe lời khuyên từ các "cố vấn bất đắc dĩ" này đến mức nào.
Nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh các đảng viên Cộng hòa ngày càng công khai thể hiện sự giận dữ trước những lời phát ngôn không chỉ gây hấn với người ngoài mà còn chọc giận cả "người nhà" của ông Trump.
Trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post, ông Trump đã gây sốc khi tuyên bố chưa sẵn sàng ủng hộ Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và thượng nghị sĩ John McCain, hai trong số những quan chức cấp cao nhất của đảng Cộng hòa, trong các cuộc bầu cử sơ bộ cấp bang. Tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với lời khẳng định của ứng viên phó tổng thống Mike Pence, thể hiện sự chia rẽ giữa hai người.
Hậu quả là mới đây, ông Richard Hanna đã trở thành nghị sĩ đảng Cộng hòa đầu tiên công khai tuyên bố sẽ ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khi cáo buộc ông Trump "không phù hợp để làm tổng thống". Một loạt nữ đảng viên Cộng hòa khác như Sally Bradshaw, Maria Comella và Meg Whitman, giám đốc điều hành hãng Hewlett Packard, cũng đã công khai đưa ra tuyên bố tương tự.
Bình chân như vại
Theo một nguồn tin thân cận trong đảng Cộng hòa, kế hoạch can thiệp của các lãnh đạo chủ chốt của đảng vào chiến dịch tranh cử của ông Trump là "có thật và đáng ra phải làm từ lâu", nhằm thuyết phục tỷ phú giảm bớt giọng điệu trong các bài phát biểu, cũng như thể hiện sự tôn trọng nhất định đối với những thành viên trụ cột của đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, các nguồn tin cũng thừa nhận rằng những đảng viên chủ chốt của đảng Cộng hòa đang trải qua cảm giác bất lực trước thực tế "chúng ta không thể làm gì, không ai có thể làm được gì lúc này" để có thể thay đổi được phong cách tranh cử của ông Trump.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa ngày càng lo sợ một thất bại trong cuộc tổng tuyển cử, khi ứng viên đảng Dân chủ Clinton đang lôi kéo, vận động chính các đảng viên Cộng hòa ủng hộ mình. Họ càng lo lắng hơn trước thực tế bà Clinton đang vận hành một bộ máy tranh cử có nguồn tài chính dồi dào và hoạt động vô cùng tích cực ở những bang quan trọng. Bộ máy đó đang guồng hết sức để tấn công vào những khu vực từng là "lãnh địa" của đảng Cộng hòa như bang Utah và Georgia. Dường như đảng Dân chủ đã nhìn ra lợi thế tiềm tàng tại các bang này từ những lời nói gây chia rẽ do ông Trump gây ra.
Có vẻ như tỷ phú và các thành viên trong bộ máy tranh cử của mình cũng đã nhận ra sự bất mãn ngày càng lớn trong nội bộ đảng Cộng hòa, nhưng ông vẫn "bình chân như vại". Sáng qua, tỷ phú vẫn khẳng định trên Twitter rằng chiến dịch của ông vẫn cực kỳ đoàn kết, thậm chí là còn đoàn kết hơn trước. "Tôi muốn cảm ơn mọi người vì sự ủng hộ to lớn của các bạn. Hãy đánh bại H Gian xảo!", ông viết.
Paul Manafort, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, tuyên bố rằng đội ngũ của họ vẫn đang đi đúng hướng, và đổ lỗi cho truyền thông cũng như đối thủ Clinton tìm cách gièm pha tỷ phú. Manafort khẳng định điều duy nhất họ cần lúc này là sự can thiệp nhằm chấm dứt việc các hãng truyền thông liên tục "nói những điều không đúng sự thật".
"Chúng tôi được tổ chức tốt, chúng tôi đang tiến lên và bộ máy của Clinton có thể không thích điều đó, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng cho cuộc chiến", ông Manafort khẳng định.
Thế nhưng có vẻ như một số cử tri đảng Cộng hòa lại không nghĩ như vậy. Trả lời phỏng vấn CNN, Adam Kinzinger, một cựu binh không quân từng ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump, đã phải ngán ngẩm lắc đầu "Tôi chỉ không thấy phải bầu cho Donald Trump nữa".
Trí Dũng
Theo VNE
Nghi án cố vấn số một cho Donald Trump nhận 'tiền đen' ở Ukraine Paul Manafort, chủ tịch ban vận động tranh cử cho ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, đang nằm trong tầm ngắm của một cuộc điều tra tham nhũng ở Ukraine. Paul Manafort, chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Donald Trump. Ảnh: AP Nằm trên con phố cạnh quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, Ukraine, là...