Donald Trump ‘điên tiết’ khi 3 bang chiến địa kiểm lại phiếu
Ngày 26.11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố việc ứng cử viên tổng thống Jill Stein của Đảng Xanh đề nghị kiểm lại phiếu tại bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania là một “mưu đồ bất lương”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tức giận lên tiếng về những nỗ lực của Đảng Xanh. Trong một thông cáo về cuộc tại kiểm phiếu, ông Trump tuyên bố: “Đây là một trò lừa đảo của Đảng Xanh cho một cuộc bầu cử mà người thua cuộc đã thừa nhận thất cử, và kết quả của cuộc bầu cử này phải được tôn trọng thay vì bị thách thức và bị lạm dụng. Đó chính xác là điều mà Jill Stein đang làm”.
Ông Trump còn nhấn mạnh them: “Đây là một mưu đồ bất lương của Đảng Xanh đối với một cuộc bầu cử đã được thừa nhận và kết quả bầu cử cần được tôn trọng thay vì bị thách thức và lạm dụng. Việc kiểm lại phiếu chỉ là cách để bà Jill Stein, người mà chung cuộc chỉ giành được chưa đầy 1% phiếu bầu, đổ tiền vào két, mà phần lớn trong số đó sẽ không bao giờ được bà ta sử dụng cho cuộc kiểm lại phiếu lố bịch này”.
Ông Trump bất ngờ đắc cử phần lớn là nhờ những chiến thắng với cách biệt rất hẹp ở Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Ông thắng cả ba bang này với chỉ 107.000 phiếu.
Ngày 26.11, ban vận động tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton cũng tuyên bố sẽ cân nhắc việc tham gia kiểm lại phiếu cuộc bầu cử hôm 8.11 vừa qua tại tiểu bang Wisconsin.Tuyên bố của luật sư Marc Elias, cố vấn về pháp lý cho ban vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Clinton, nêu rõ: “Do chúng tôi không phát hiện bằng chứng có thể khởi kiện hành vi xâm nhập mạng hoặc các nỗ lực từ bên ngoài nhằm hiệu chỉnh công nghệ bỏ phiếu, nên chúng tôi không có kế hoạch tự mình làm việc này. Tuy nhiên, hiện việc kiểm lại phiếu đã được đề xuất ở Wisconsin và chúng tôi dự định sẽ tham gia để đảm bảo tiến trình này được thực hiện theo hướng đảm bảo công bằng cho tất cả các bên”.
Video đang HOT
Trước đó ngày 25.11, bà Jill Stein, đại diện Đảng Xanh đăng trên website của mình rằng những người ủng hộ đã đóng góp được 5 triệu USD cho nỗ lực kiểm phiếu lại và những chi phí có liên quan khác, ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Bà cho biết trên website của mình rằng tổng chi phí cho cả ba cuộc tái kiểm phiếu sẽ lên tới 7 triệu đôla.
Bà Stein có ít cơ may hưởng lợi từ việc tái kiểm phiếu vì bà giành được khoảng 1 phần trăm tổng số phiếu bầu phổ thông.
Nhưng tuyên bố trên website của bà Stein nói rằng nỗ lực tái kiểm phiếu không có mục đích giúp bà Hillary Clinton mà “là về việc bảo vệ nền dân chủ của chúng ta.”
Bà Hillary Clinton.
Các chuyên gia đã nói rằng hầu như không có cơ may đảo ngược kết quả bầu cử. Nhưng với cách biệt dẫn đầu của bà Clinton trong số phiếu phổ thông giờ đã vượt quá hai triệu, những cuộc kiểm phiếu lại có thể khơi lên thêm tranh luận về tính chính danh của chiến thắng bầu cử bất ngờ của ông Trump.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không được quyết định bởi số phiếu phổ thông. Thay vào đó, nó được định đoạt bởi những cuộc đua ở mỗi một bang trong số 50 bang, tầm quan trọng của từng bang trong kết quả tổng thể được quyết định bởi dân số. Ứng cử viên tổng thống giành chiến thắng phải giành được đa số 270 phiếu trong số 538 phiếu của Đại cử tri Đoàn dựa trên kết quả ở từng bang.
Wisconsin vốn được coi là bang chắc chắn thắng đối với phe Dân chủ, nhưng ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa đã bất ngờ giành thắng lợi sít sao tại đây và “ẵm” trọn 10 phiếu đại cử tri. Ủy ban Bầu cử Wisconsin cho biết đã nhận được hai yêu cầu kiểm lại phiếu của ứng cử viên tổng thống Jill Stein của Đảng Xanh và doanh nhân Rocky Roque De La Fuente, người đã thất bại trong việc giành quyền đề cử của Đảng Dân chủ để ra tranh cử tổng thống năm 2016.
Hiện các quan chức tại bang này đang chuẩn bị tiến hành kiểm lại toàn bộ phiếu bầu theo yêu cầu của hai nhân vật trên.Được biết, bà Stein cũng sẽ yêu cầu kiểm lại phiếu tại hai bang chiến địa khác là Michigan với 16 phiếu đại cử tri và Pennsylvania với 20 phiếu đại cử tri. Trang web của bà Stein cho biết đã quyên góp được gần 5,3 triệu USD so với chỉ tiêu gây quỹ 7 triệu USD để trang trải chi phí cho việc kiểm lại phiếu tại 3 bang nói trên.Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, ông Trump đã giành chiến thắng với 290 phiếu đại cử tri, trong khi bà Clinton được 232 phiếu đại cử tri. Cho đến nay, bang Michigan vẫn chưa công bố kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
Nếu kết quả kiểm lại phiếu cho thấy ứng cử viên Đảng Dân chủ giành thắng lợi tại 3 bang nói trên thì chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng sẽ là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khả năng cựu Đệ nhất phu nhân lật ngược tình thế là rất thấp.
Theo Danviet
Donald Trump dùng đội quân siêu tàu chiến 350 chiếc làm gì?
Chính quyền mới của Mỹ dưới thời ông Donald Trump sử dụng 350 tàu chiến để làm gì nếu không vì trách nhiệm ổn định trật tự toàn cầu?
Đội quân tàu chiến của Mỹ.
Như Stephen Stashwick đã đề cập trong The Diplomat, nhóm vận động hành lang hải quân Mỹ đã hoàn toàn dựa vào lời hứa của Donald Trump để gây sức ép làm tăng quy mô hạm đội tàu lên 350 chiếc.
Hải quân Mỹ là công cụ chính để Mỹ duy trì trật tự thương mại tự do quốc tế, và là một trong những công cụ chính để Mỹ đảm bảo hệ thống liên minh toàn cầu.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump luôn chất vấn về nhu cầu của Mỹ trong việc góp phần bảo vệ các đồng minh của mình ở cả Châu Á và Châu Âu. Các báo cáo của Trump về thương mại quốc tế cũng cho thấy có ít sự quan tâm đến việc duy trì trật tự kinh tế toàn cầu.
Trong chuyên mục phân tích "Gathering Storm", Franz-Stefan Gady chỉ ra hố ngăn cách giữa nhu cầu cho 350 (hoặc 450, hoặc 600) tàu và bản phân tích quan trọng được xem xét trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ, cũng như năng lực của kẻ thù Mỹ. Nếu trong bối cảnh cân bằng quân sự toàn cầu, Mỹ không cần đến 350 tàu để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của mình.
Mỹ cũng không cần đến 250 hay 150 tàu, cũng có thể không cần nhiều hơn 50 tàu. Thay vào đó, lực lượng Hải quân Mỹ cần lớn hơn để thực hiện các nghĩa vụ mà Mỹ đã cam kết từ năm 1945, và đặc biệt là từ năm 1991. Bao gồm việc bảo vệ các đồng minh, bảo vệ thương mại quốc tế, và (rộng hơn) bảo vệ trật tự quốc tế. Đây là những vấn đề mà Trump đã nhiều lần thể hiện ít có sự quan tâm.
Thật không may, thực tế đầu tư quốc phòng dưới thời Trump có thể bị xem nhẹ hơn là một bản phân tích chiến lược quan trọng. Trump đã cam kết tài trợ nhiều tiền mặt cho Bộ Quốc phòng để khôi phục lại sức mạnh và làm cho Mỹ vĩ đại trở lại.
Hải quân Mỹ tin rằng những cam kết lâu dài của Mỹ cần đến 350 tàu, hoặc ít nhất thì lực lượng hải quân cũng phải lớn hơn. Sự không ăn khớp có tính chiến lược trong bộ máy chính quyền Trump có cả rủi ro và cơ hội. Nếu Trump thuyết phục được hải quân để có được 350 tàu thì khi Trump kết thúc nhiệm kỳ trong bốn hoặc tám năm nữa thì các tàu sẽ vẫn còn đó để đáp ứng nhu cầu lớn lao về sự hiện diện của Mỹ khắp toàn cầu.
Theo Danviet
Donald Trump được ấn nút hạt nhân chỉ 30 giây sau lễ nhậm chức Trong ngày chính thức nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ được trao chiếc cặp hạt nhân- vũ khí nguy hiểm nhất trái đất- tuy nhiên, chính xác khi nào ông có thể ấn nút hạt nhân? Ông Trump có quyền ấn nút hạt nhân chỉ 30 giây sau khi chính thức nhậm chức. Theo các chuyên gia, chính xác là...