Donald Trump: Biểu tượng của lớp lãnh đạo “lạ lùng” trên thế giới
Bà Hillary Clinton thường xuyên nói về sự toàn cầu hóa và những điều bất mãn trên thế giới, hầu hết những gì bà nói đều thông minh và đúng sự thật. Thế nhưng, theo các chuyên gia, người thực sự đang nắm bắt xu hướng toàn cầu lại là Donald Trump.
Nếu có cái nhìn tổng quát trước tình hình thế giới hiện nay, khó có thể không cảm nhận được rằng tỷ phú Donald Trump chính là ứng viên phù hợp với xu thế thời đại nhất. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dường như cũng cảm nhận được điều này nhưng bà vẫn quyết tâm “lờ đi”.
Nhiều khu vực trên thế giới hiện nay bị bao trùm bởi những cảm xúc âm u. Nền dân chủ phương Tây dường như đang phải hứng chịu sự thất thế do các mối lo ngại ngày càng gia tăng. Lo lắng về sự tăng trưởng kinh tế, nỗi sợ hãi chủ nghĩa khủng bố hay khủng hoảng nhập cư dẫn đến hậu quả khó lường.
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng những lãnh đạo chính trị hàng đầu thế giới đem lại cảm giác xa vời và không thể chạm đến những mối lo lắng của các cử tri bình thường.
Ông Donald Trump đánh trúng tâm lý sợ hãi trước sự thay đổi của thế giới của người dân Mỹ.
Ví dụ như ở Vương quốc Anh, Nigel Farage và Boris Johnson đã tận dụng được nỗi sợ này trong chiến dịch của họ để thuyết phục người dân nước mình quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu; giờ đây, ông Johnson đã trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Anh. Hay như bà Marine Le Pen, người luôn theo đuổi sự nghiệp phản đối người nhập cư, rất có khả năng sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Pháp.
Ông Viktor Orban, Thủ tướng Hungary, đã thề sẽ chấm dứt nền dân chủ tự do tại đất nước của mình. Trong khi đó, người Đức đang bỏ phiếu cho đảng có tên gọi Sự lựa chọn khác cho nước Đức, phong trào bãi bỏ đồng tiền chung châu Âu, và khiến Thủ tướng Angela Merkel hết sức đau đầu.
Và tất cả những chính trị gia châu Âu nói trên đều bày tỏ sự ưa thích đối với ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump. Ông Farage từng xuất hiện với vai trò “ngôi sao” khách mời trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Le Pen lên tiếng ủng hộ ông Trumo còn ông Orban thì khen ngợi tỷ phú bất động sản này. Còn đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức cũng ra lệnh cấm xây dựng các nhà thờ Hồi giáo, một động thái khá giống với chính sách kiểm soát người Hồi giáo của ông Trump.
Đó mới chỉ là ở phương Tây. Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte được mệnh danh là “Donald Trump” của châu Á với những phát ngôn gây sốc nhằm vào cả Tổng thống Obama, Đức Giáo hoàng và các lãnh đạo châu Âu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, từng được khen gợi là hình mẫu dân chủ Hồi giáo, cũng đang thắt chặt các thể chế dân chủ ở đất nước mình. “Tình anh em” lạ lùng giữa Tổng thống Nga Putin và ông Trump cũng đã trở nên nổi tiếng thời gian gần đây, khi ứng viên đảng Cộng hòa dùng những lời lẽ “có cánh” để khen ngợi ông chủ điện Kremlin.
Tại Vương quốc Anh, một trong những phong trào ủng hộ Brexit diễn ra mạnh mẽ nhất ở Cornway, khu vực nhận được trợ cấp từ EU lớn nhất. Đối với các cử tri ở đây, những mối lo ngại về việc tình trạng nhập cư và mất chủ quyền sẽ làm ảnh hưởng tới “ví tiền” của họ. Rõ ràng, tăng trưởng kinh tế bây giờ không phải là tất cả. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Philippines, nơi sự tăng trưởng kinh tế kéo dài đã dẫn đến tội phạm, tham nhũng gia tăng, vì vậy đã tạo ra lối đi hoàn hảo cho ông Duterte bước đến vị trí Tổng thống.
Video đang HOT
Những người ủng hộ ông Trump cho rằng ông là người đủ mạnh mẽ để bảo vệ họ.
Hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, con người đang sống trong một thế giới của sự thay đổi nhanh chóng và tàn nhẫn và rất nhiều người có những phản ứng tự nhiên với nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn. Họ không tìm kiếm một nhà lãnh đạo cam kết sửa đổi các chính sách cũ, cái họ tìm kiếm là an ninh, sự đảm bảo và lòng tin.
Trong thế giới hiện nay, các cử tri đều sẵn sàng từ chối những tiếng nói bình tĩnh, hợp lý hay kinh nghiệm, thay vào đó là chọn một nhà lãnh đạo hứa hẹn sẽ bảo vệ họ khỏi “mớ hỗn độn” của thế giới.
Sự sợ hãi, theo định nghĩa, không nhất thiết phải dựa trên lý trí. Các nghiên cứu cho thấy sự nhận thức về thực tế của con người không phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bản thân mà vào những điều mà họ nghĩ đang xảy ra với người khác. Sự kỳ vọng cao, đặc biệt là trong một môi trường thông tin nhanh nhạy như hiện nay, cũng đóng một vai trò tác động quan trọng. Kể cả khi tình trạng của một người khá tốt thì người đó vẫn mong muốn những điều hoàn hảo hơn.
Khi ông Trump tham gia chiến dịch tranh cử, rất nhiều nhà bình luận đã chỉ ra rằng tầm nhìn “ác mộng” về nước Mỹ của ông là không khớp với thực tế. Trái ngược với suy luận cho rằng nước Mỹ đang suy thoái, hết hy vọng thì số liệu cho thấy tình trạng nghèo đói của Hoa Kỳ đã giảm, tỷ lệ tội phạm cũng đi xuống và số lượng người nhập cư cũng nhiều hơn trong đầu thế kỷ 20.
Tuy nhiên, với những người ủng hộ ông Trump, khi họ bị bối rối bởi một xã hội có nền văn hóa bị xáo trộn và thay đổi về nhân khẩu học thì họ lại cho rằng những “bức tranh biếm họa” mà ứng viên đảng Cộng hòa vẽ nên lại phản ánh chính xác những lo lắng của mình.
Với tất cả những lý do trên, đối với một người theo trường phái dân chủ như và Hillary Clinton, lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là cần phải nhấn mạnh hơn nữa niềm tin vào chế độ dân chủ, cần chia sẻ nỗi sợ hãi, lo lắng của người dân Mỹ khi họ phải đối mặt với sự toàn cầu hóa cũng như cam kết cải cách để xây dựng niềm tin, minh bạch chính phủ và thay đổi hệ thống bầu cử để họ thấy được các lá phiếu của mình thực sự đáng giá.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại), tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên.
Theo Infonet
Nguy cơ thảm họa hạt nhân ở biển Đông
Nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc sẽ gây ra thảm họa hạt nhân nếu xảy ra xung đột hay thảm họa thiên tai.
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển Đông của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường quân sự, đồng thời gây thêm lo ngại về môi trường và an ninh. Bài viết với đầu đề "Các dự án năng lượng hạt nhân của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo" đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 22-4 (giờ địa phương) đã nhận định như trên.
20 nhà máy điện nổi
Báo chí Trung Quốc ngày 22-4 đưa tin Trung Quốc dự kiến xây dựng đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển Đông nhằm cung cấp điện nhiều hơn cho các đảo nhân tạo tại khu vực xa xôi này.
Dự án sẽ do Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc thực hiện. Đây là đơn vị đóng tàu chiến lớn nhất Trung Quốc, trong đó có cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo báo chí Trung Quốc, tập đoàn này đã gần hoàn thành lò phản ứng hạt nhân nổi đầu tiên.
Nhà máy điện hạt nhân nổi không phải là sáng kiến mới mà đã xuất hiện cách đây nhiều thập niên. Gần đây nhất, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Liên bang Nga (Rosatom) đã bắt đầu xây dựng dự án tương tự nhằm sản xuất điện tại các nơi xa xôi hẻo lánh như Bắc Cực. Công trình này hoạt động tương tự các lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ dùng cho máy phá băng của Nga.
Theo các chuyên gia hạt nhân, về kỹ thuật thì quy trình chuyển đổi nhà máy điện hạt nhân thành các trạm phát điện nổi trên biển không có nhiều khó khăn. Hải quân Mỹ đã từng sử dụng tàu ngầm và tàu sân bay hạt nhân trong nhiều thập niên.
Rod Adams là người sáng lập trang web Atomic Insights, nguyên sĩ quan kỹ sư trên tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ông nhận xét Trung Quốc đã khai thác tàu ngầm hạt nhân được một số năm nên từ nay đến năm 2020 chỉ còn vài thách thức trong quy trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi theo phác thảo của Tổng Công ty Năng lượng hạt nhân Trung Quốc. Ảnh: CGN
Âm mưu quân sự hóa
Tạp chí Foreign Policy ghi nhận dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển Đông của Trung Quốc là bước tiếp theo của kế hoạch quân sự hóa biển Đông.
Các chuyên gia về an ninh và hạt nhân rất lo ngại dự án này bởi cho tới nay, rất nhiều dự án của Trung Quốc, từ các hợp đồng xây cảng ở Ấn Độ Dương đến tôn tạo đảo nhân tạo trên biển Đông, đều được quảng bá vì mục đích dân sự nhưng thật ra che giấu mục đích quân sự.
Trong hai năm qua, trong khu vực tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc đã biến các đá san hô thành đảo nhân tạo, sau đó xây dựng đảo thành tiền đồn như xây đường băng, bố trí radar phòng không.
Với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi, chắc chắn các thiết bị quân sự trên đảo nhân tạo sẽ mạnh hơn, từ đó Trung Quốc có thể tiến tới lập vùng hạn chế trên vùng trời và trong vùng biển quanh các đảo nhân tạo. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi Mỹ muốn bảo đảm tự do hàng hải trên biển Đông, một trong các tuyến giao thương huyết mạch của thế giới.
Chuyên gia Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Vì an ninh Mỹ mới, cảnh báo: "Các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho quân sự để Trung Quốc tiến hành toàn diện các chiến dịch, từ cảnh báo sớm và phòng thủ trên không, hệ thống kiểm soát hỏa lực đáp trả cho đến hoạt động chống ngầm". Đặc biệt radar phòng không sẽ phát huy hết công suất.
Lò hạt nhân sập giữa biển
Các chuyên gia lo ngại Trung Quốc sẽ tìm cách lập vùng nhận dạng phòng không quanh các thực thể tranh chấp ở biển Đông như đã từng làm trên biển Hoa Đông năm 2013 để bày tỏ phản ứng sau khi Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye công bố phán quyết không có lợi cho Trung Quốc.
Với nhà máy điện hạt nhân nổi, Trung Quốc sẽ gia tăng năng lực phòng thủ và đáp trả nguy cơ tấn công, từ đó có thể dẫn đến xung đột và sau đó là thảm họa hạt nhân trên biển.
Ngoài ra, nguy cơ thảm họa hạt nhân trên biển cũng có thể xảy ra bởi biển Đông là khu vực thường xuyên có bão mạnh.
Chuyên gia Patrick Cronin ghi nhận: "Trung Quốc đã gây thiệt hại cho môi trường biển, phá hủy vĩnh viễn các rạn san hô trong khi hối hả bồi đắp xây đảo nhân tạo ở biển Đông. Đây là khu vực đánh cá và tuyến hàng hải quan trọng, chúng ta không cần tai nạn hạt nhân xảy ra ở khu vực này".
Chuyên gia Dave Lochbaum ở Hiệp hội Các nhà khoa học có quan tâm nhận định lo ngại về an toàn hạt nhân ngày càng được chú ý sau vụ khủng hoảng hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Tạp chí Foreign Policy ghi nhận tới giờ vẫn chưa rõ nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc có đủ khả năng tránh thảm họa tương tự hay không. Nguy cơ lò phản ứng hạt nhân bị sập giữa biển sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Sau Brunei, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Campuchia. Hãng tin Kyodo (Nhật) đưa tin về vấn đề biển Đông, tại cuộc họp báo ở Phnom Penh hôm 22-4, Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Prak Sokhon khẳng định Campuchia luôn duy trì quan điểm trung lập, Campuchia kêu gọi các bên liên quan nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Ông Vương Nghị đã cảm ơn Campuchia "thấu hiểu và ủng hộ Trung Quốc" vì không can thiệp vào công việc nước khác. Ông lập luận "một số nước muốn lợi dụng tranh chấp biển Đông để gia tăng hoạt động quân sự" và chỉ trích Philippines kiện "đường chín đoạn" của Trung Quốc là "lạm dụng luật pháp quốc tế".
PH.QUỲNH
Theo_PLO
Tổng thống Putin là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015 Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đã chọn Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2015 (Top 100 Leading Global Thinkers 2015). Tổng thống Putin được tạp chí Mỹ Foreign Policy chọn là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới 2015 - Ảnh: AFP Tạp chí Foreign Policy của Mỹ mới...