Donald Trump bắt đầu dùng bàn tay sắt với IS và Triều Tiên
Ngay sau khi buổi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng thông báo, ông Trump dự định sẽ “tái xây dựng” quân đội Mỹ, phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa “tân tiến” và ưu tiên tiêu diệt tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải).
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump sẽ chấm dứt quy định giới hạn chi tiêu dành cho Lầu Năm góc vốn được ban hành dưới thời chính quyền tiền nhiệm Barack Obama, và sẽ sớm công bố đề xuất ngân sách mới vạch ra tầm nhìn của ông đối với quân đội Mỹ.
Theo tuyên bố, các lãnh đạo quân đội sẽ được trao cho những công cụ để lên kế hoạch cho nhu cầu quốc phòng tương lai nhằm đảm bảo “không để những quốc gia khác vượt qua năng lực quân sự của Mỹ”. Mỹ cũng sẽ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa để tự vệ trước “các cuộc tấn công từ Iran, Triều Tiên và các nước khác”.
Cũng theo Nhà Trắng, Tổng thống Trump sẽ đảo ngược chương trình cắt giảm quân số của lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ bởi ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc thúc đẩy ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ. Tuyên bố cho rằng thế giới “sẽ hòa bình hơn và thịnh vượng hơn với một nước Mỹ mạnh mẽ và được tôn trọng hơn”.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Trong nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài trong khi công nghiệp Mỹ bị thua thiệt. Trợ cấp cho quân đội các nước khác trong khi để mặc cho quân đội của chúng ta suy yếu một cách đáng buồn. Chúng ta đã bảo vệ biên giới các quốc gia khác trong khi không bảo vệ biên giới của chính đất nước mình. Chúng ta đã chi hàng nghìn tỷ đôla ở nước ngoài trong khi cơ sở hạ tầng của Mỹ rơi vào tình trạng hư hại, mục nát. Chúng ta đã giúp các nước khác trở nên giàu có trong khi sự thịnh vượng, sức mạnh và niềm tự tin của đất nước chúng ta mai một dần. Lần lượt, các nhà máy đóng cửa và rời lãnh thổ của chúng ta, mà không mảy may nghĩ đến hàng triệu, hàng triệu công nhân Mỹ bị bỏ lại phía sau. Tầng lớp trung lưu của chúng ta đã bị tước mất tài sản, nhà cửa, để chia lại trên khắp thế giới. Nhưng đó là quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ hướng đến tương lai”.
Chúng ta tập trung ở đây hôm nay và đưa ra một thông điệp gửi đến khắp mọi nơi, mọi thành phố, mọi thủ đô nước ngoài, và tại mọi trung tâm quyền lực.
Video đang HOT
Từ ngày hôm nay về sau, một tầm nhìn mới sẽ ngự trị tại đất nước chúng ta. Từ thời điểm này trở đi, nước Mỹ sẽ được đặt lên trên hết.
Theo Danviet
Dân đồng tính Mỹ đổ xô kết hôn trước khi Trump nhậm chức
Cộng đồng LGBT ở Mỹ đang lo ngại quyền kết hôn của họ sẽ bị thay đổi khi Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45 ngày 20.1.
Các cặp đôi đồng tính Mỹ đang vội vàng làm đám cưới trước khi Trump nhậm chức (Ảnh minh họa)
Từ năm 2015, khi tòa án tối cao Mỹ quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc, cặp đôi Alicia Verdier và Erin Hansen đã lên kế hoạch lập gia đình.
Nhưng trong thời gian qua, họ luôn bận rộn với kế hoạch của mình. Và rồi bà Hillary Clinton thua cuộc bầu cử.
Verdier đã rất hoảng loạn: "Tôi sợ rằng, với các ứng cử viên mới trong tòa án tối cao, chúng tôi có thể bị mất quyền kết hôn".
Đây không phải nỗi sợ của riêng Verdier. "Tôi có rất nhiều bạn bè kết hôn trong hai tháng qua", Verdier nói. "Cho dù Trump đang có suy nghĩ gì đi nữa, thì ông ấy cũng đã khiến rất nhiều người đồng tính cưới nhau.
"Tôi chắc chắn đó không phải là kế hoạch của ông ấy, nhưng đây là món quà ngày nhậm chức dành cho ông ấy: tất cả những người đồng tính đang kết hôn"
Nicole and Melissa Newman-Darbois là một trong nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới trước lễ nhậm chức của Trump
Số liệu hôn nhân quốc gia của năm 2016 vẫn chưa được công bố, tuy nhiên kể từ sau cuộc bầu cử, các cặp đôi đồng tính nhanh chóng "về chung một nhà".
"Tôi đã nghe những câu chuyện về đám cưới được tổ chức vội vàng", theo Stephen Peters, thư ký báo chí của tổ chức Chiến dịch Nhân quyền, tổ chức dân quyền quốc gia cho đối tượng LGBT lớn nhất nước Mỹ.
Hàng trăm người đã gọi đến đường dây trợ giúp của Lambda Legal, một nhóm pháp lý về dân quyền cho cộng đồng LGBT. Họ đều lo lắng về luật hôn nhân đồng tính.
"Sau cuộc bầu cử, câu hỏi lớn nhất của những người gọi điện đến là: liệu cuộc hôn nhân của tôi có an toàn và liệu tôi có thể được kết hôn nữa không?" Camilla Taylor, người từng là giám đốc dự án kết hôn tại Lambda Legal, nói.
Taylor cũng biết nhiều nhiều cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới sớm hơn để có thể kết hôn trước lễ nhậm chức của Trump.
Cặp đôi Sean và Lee Winterhalter rời lịch cưới sớm hơn để tránh ngày nhậm chức của Trump
Cặp đôi Sean và Lee Winterhalter công bố hồi tháng 2 họ sẽ kết hôn vào ngày 14.1.2017. Nhưng việc làm đám cưới sát ngày nhậm chức của Trump khiến họ lo sợ.
"Bạn sẽ không thể biết được khi năm 2017 đến, liệu họ có quyết định vô hiệu quá tất cả các cuộc hôn nhân hay không", Sean nói.
Vì vậy, thay vào đó, vào đêm Giáng sinh năm 2016, họ đã làm đám cưới tại nhà ở Connellsville, Pennsylvania.
Người đồng tính lo ngại chính quyền Trump sẽ có những thay đổi pháp lý với quyền của họ
Trump từng nói ông cảm thấy "ổn" với việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS News sau cuộc bầu cử.
Nhưng vẫn có những lý do chính đáng để cộng đồng LGBT lo ngại về những thay đổi pháp lý thời Trump, Taylor nói.
"Tuy khó có thể đảo ngược các quyết định về hôn nhân đồng tính trong tương lai gần, Tổng thống đắc cử Trump đã cho thấy mọi dấu hiệu khi bổ nhiệm các thẩm phán án trong tòa án tối cao và tòa án sơ thẩm, phúc thẩm là những người phản đối quyền lợi của nhóm LGBT", theo Taylor.
Theo Danviet
Donald Trump tiết lộ khẩu hiệu tái tranh cử tổng thống năm 2020 Mặc dù còn chưa tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tỏ rõ mong muốn có thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa khi tự hào tiết lộ khẩu hiệu tái tranh cử vào năm 2020 của mình. Đó là: "Bảo vệ sự vĩ đại của nước Mỹ". Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu bên cạnh khẩu...