Đón xuân Kỷ Hợi với niềm vui lớn
Thắng lợi của năm 2018 được ghi dấu bằng nhiều thành tựu kỷ lục…
Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam.
GS. ĐÀO NGUYÊN CÁT
Xuân Kỷ Hợi đang về. Đất nước lại tưng bừng trong niềm vui đón chào năm mới. Thêm một mùa xuân đơm hoa kết trái trong hành trình “Việt Nam trên đường thắng lợi”.
Xuân Kỷ Hợi này đẹp hơn, vui hơn trong khí thế cả nước hừng hực ra quân thực hiện các nhiệm vụ của năm 2019 trên đà thắng lợi to lớn của năm 2018, năm bản lề cho kế hoạch 5 năm theo quyết sách từ Đại hội 12 của Đảng.
Thắng lợi của năm 2018 được ghi dấu bằng nhiều thành tựu kỷ lục mà điểm nhấn là tốc độ tăng trưởng GDP đứng trên đỉnh của biểu đồ 11 năm qua với mốc son 7,08% và kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức cao chưa từng có, đạt 482 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017, với mức xuất siêu lần đầu tiên cán mốc 7,21 tỷ USD (cao hơn 5,1 tỷ USD so với năm trước).
Bên cạnh đó, thắng lợi tiếp nối thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng “không có vùng cấm” càng làm nức lòng người, tạo thêm khí thế phấn chấn trước mùa xuân mới với kỳ vọng vào bao điều tốt đẹp hơn.
Thành tựu mọi mặt của năm 2018 là kết quả cộng hưởng từ sức mạnh tổng hợp của cả nước mà nổi bật là sự lãnh đạo sáng tạo của Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, sự vận hành linh hoạt và có hiệu quả của bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương, với dấu ấn rõ nhất là sự năng động của một chính phủ kiến tạo luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân làm tiêu chí phục vụ của mình, cùng những nỗ lực không mệt mỏi của triệu triệu người lao động, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng các doanh nghiệp, cả nhà nước và tư nhân, cả trong nước và nước ngoài, thuộc tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Vui vì thành tựu to lớn, nhưng vẫn trăn trở vì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, của nhiều ngành và nhiều sản phẩm nói riêng, chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.
Thành tựu mọi mặt của năm 2018 chắc chắn sẽ tạo xung lực mới để đất nước ta đạt được những thành tích lớn hơn trong 2019 – năm đầu tiên Việt Nam thể hiện bản lĩnh của mình trên “sân chơi” CPTPP, không chỉ lớn hơn về số lượng, mà quan trọng hơn, phải cao hơn về chất, để các sản phẩm “made in Vietnam” đủ sức cạnh tranh và ngày càng có uy tín trên thương trường quốc tế.
Trong bối cảnh diễn biến khó lường của tình hình trong nước và thế giới, chắc chắn khó khăn, phức tạp sẽ còn nhiều. Song chúng ta vẫn có thể lạc quan với thời cơ mới và vận hội mới.
Với niềm tin ấy, xin kính chúc toàn thể quý bạn đọc cùng cộng đồng doanh nghiệp – những người bạn đồng hành của Thời báo Kinh tế Việt Nam – một năm Kỷ Hợi tràn đầy hạnh phúc, thịnh vượng và thành công.
Theo Economy
Ảnh, clip: Thủ đô tắc đường kinh hoàng những ngày cận Tết
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, giao thông Hà Nội hoàn toàn tê liệt do quá nhiều phương tiện lưu thông. Trên nhiều tuyến đường, các phương tiện đứng im nối đuôi nhau hàng dài.
Clip: Đường phố Hà Nội "tê liệt" dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Những ngày cuối năm, trước Tết Nguyên đán 2019, nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến, khiến giao thông ở Hà Nội tê liệt.
Nút giao Cầu Giấy - Láng tắc dài nhiều cây số. Đây là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô, nối các quận nội thành với quốc lộ 32 và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ...
Trên đường Hoàng Quốc Việt, các phương tiện xếp hàng nối đuôi nhau kéo dài suốt 2,5km. Đây là tuyến cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, nối Hà Nội với các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... Nhiều tài xế rẽ vào trục đường này buộc phải chôn chân tại đây nhiều tiếng đồng hồ.
Đường Trần Duy Hưng chiều từ nội đô ra ngoại thành cũng ùn tắc nghiêm trọng. Hàng ngàn người xếp hàng để đi qua cửa ngõ phía Tây, về các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên...
Đoạn đường từ nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh tới đường vành đai 3 chỉ dài 1,5 km, nhưng các phương tiện muốn đi qua, phải "bò" mất khoảng 30 phút.
Các tài xế ôtô dàn hàng ngang, chiếm hết 7 làn xe trên đường Trần Duy Hưng. Nhiều xe máy buộc phải len lỏi giữa những chiếc ô tô.
Đường Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Chí Thanh tới Láng Hạ, lòng đường hẹp, các phương tiện chen chúc nhau, cả hai chiều tắc cứng.
Ngay cạnh đó, đường Thái Hà đoạn từ Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tới ngã tư Tây Sơn cũng đông đúc không kém.
Khác với thường ngày, dịp giáp Tết, các tuyến đường nội thành Hà Nội thường ùn tắc vào khung giờ từ 9h sáng tới 19h chiều.
Đường Chùa Bộc dài gần 1km từ trường ĐH Thủy Lợi tới giao lộ Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch cũng đặc ken các phương tiện di chuyển với tốc độ "rùa bò".
Tuyến đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng cũng chịu chung "số phận" ùn tắc nghiêm trọng.
Đường Nguyễn Trãi phải gánh lượng phương tiện lớn di chuyển liên tục. Đoạn trước Royal City ùn tắc theo cả hai chiều. Tuy nhiên, trên cầu vượt Ngã Tư Sở người dân có thể di chuyển nhanh hơn.
Theo dự đoán của người dân, chỉ sau 1-2 ngày nữa, khi người dân ngoại tỉnh đã trở về quê, giao thông Hà Nội sẽ trơ nên "bình yên".
Theo Danviet
Đường hoa nghệ thuật sử dụng khoảng 80.000 chậu hoa tươi Đường hoa nghệ thuật TP.Cần Thơ sử dụng khoảng 80.000 chậu hoa tươi được đem về từ các làng hoa lớn tại đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tối nay (1.2), đường hoa nghệ thuật TP.Cần Thơ chính thức mở cửa để đón khách tham quan. Đường hoa nằm trên tuyến đường đôi Võ Văn Tần - Nguyễn Thái Học dài 310m, tập...