Đón xem “Việc tử tế tháng 10: Thanh xuân trong tâm dịch”
Việc tử tế tháng 10: Thanh xuân trong tâm dịch sẽ được phát sóng lúc 21h10 ngày 25/9 trên kênh VTV1.
Việc tử tế tháng 10: Thanh xuân trong tâm dịch nói về câu chuyện về người trẻ nơi tâm dịch. Họ mang theo lý tưởng, nhiệt huyết, sức mạnh vào tâm dịch. Có những bức hình, video của người trẻ tại tâm dịch đã khắc sâu vào tâm trí của ngưởi dân thành phố Hồ Chí Minh và tâm trí của người dân cả nước.
Người trẻ đã cho chúng ta thấy sức mạnh của mình. Họ đã trở thành lực lượng vững chí, bền gan, xông pha vào mặt trận không tiếng súng nhưng đầy rẫy hiểm nguy ấy. Chuyến đi của họ không phải là khám phá một khu vực địa lý mới mẻ, thú vị nào trên trái đất này, mà chính là chuyến đi khám phá giới hạn chống chịu gian khổ của bản thân, khám phá ra rằng lý tưởng tuổi trẻ ở trong tim và chỉ cần một lời hiệu triệu lý tưởng thôi thúc họ lên đường.
Video đang HOT
Chương trình Việc tử tế tháng 10 sẽ giúp khán giả hiểu hơn về câu chuyện của anh Nguyễn Hoàng Phúc – Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh: Người mang toàn bộ gia tài là 2 chiếc xe vay trả góp ngân hàng đi chở F0 hay 1 ngày của đội 911 Mỗ Lao – đội lái xe 0 đồng chở F; Sự cống hiến của những y bác sĩ trẻ tuổi nơi tâm dịch và câu chuyện xúc động về biệt đội những chiến binh F0 – những người từng được chữa khỏi bệnh COVID-19 xin tình nguyện ở lại giúp đỡ những bệnh nhân F0 khác…
Đại dịch rồi cũng sẽ qua đi, những người trẻ sống trong tâm dịch ngày ấy họ sẽ trở về ngôi nhà của mình, nhưng điều người dân thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng ngày khó khăn ấy nhớ nhất chính là lòng nhiệt huyết của người trẻ, là sự lạc quan yêu đời trước hiểm nguy của họ.
Việc tử tế tháng 10: Thanh xuân trong tâm dịch sẽ được phát sóng lúc 21h10 ngày 25/9 trên kênh VTV1. Mời quý vị chú ý theo dõi!
Dinh dưỡng cho người cao tuổi sau khi mắc COVID-19
Theo các chuyên gia, người cao tuổi là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và xuất hiện hội chứng hậu nhiễm COVID-19 cao hơn người trẻ tuổi.
Bệnh nhân F0 nhận thức ăn tại Bệnh viện dã chiến quận Phú Nhuận - Ảnh: DUYÊN PHAN
ThS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn và BS Dương Phan Nguyên, Bệnh viện Đại học Y dược - cơ sở 3 TP.HCM, cho biết hội chứng hậu COVID-19 là hậu quả của việc nhiễm COVID-19, diễn ra sau khi nhiễm virus này từ 4 tuần trở lên, các triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ...
Chế độ dinh dưỡng được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và do đó có thể được xem như một biện pháp hỗ trợ trong điều trị hội chứng hậu nhiễm COVID-19.
1. Người cao tuổi sau nhiễm COVID-19 cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng các nhóm chất đường, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các phản ứng miễn dịch trong cơ thể để chống lại COVID-19 đã tiêu tốn của cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ những chất này trong khẩu phần ăn.
2. Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, mất vị giác và khứu giác trong khi nhiễm cũng như sau nhiễm COVID-19, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị COVID-19 làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, đầy bụng, ăn không ngon. Do đó, nên hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhất là các loại thức ăn chiên, xào.
3. Đối với việc bổ sung vitamin và các chất vi lượng, các nghiên cứu hiện tại vẫn còn chưa thống nhất về lợi ích của việc bổ sung các chất này dưới dạng thuốc. Do đó, người bệnh nên sử dụng nhiều rau xanh và các loại trái cây.
Ví dụ, những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh... cung cấp nhiều vitamin loại C, A, B, K và nhiều chất khoáng như sắt, kẽm, canxi... Ngoài vitamin và khoáng chất, các loại rau củ quả còn cung cấp một lượng chất xơ lớn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Sữa cũng là một nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào, tuy nhiên do sữa chứa nhiều đạm có thể gây khó tiêu, do đó chỉ nên uống khoảng 300 - 500ml sữa mỗi ngày, tương đương với 1 - 2 ly sữa.
4. Các triệu chứng sốt và tiêu chảy khi nhiễm COVID-19 gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể. Tuy nhiên, ở người cao tuổi cảm giác khát bị suy giảm dẫn đến khó khăn trong việc nhận biết tình trạng thiếu nước.
Do đó, cần cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái cơ thể bình thường. Lượng nước này có thể đến từ các nguồn bên cạnh nước lọc như nước ép trái cây, nước canh...
5. Đối với những bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng để kiểm soát các bệnh này theo như hướng dẫn trước đây.
6. Một số loại gia vị có thể được bổ sung vào bữa ăn như tỏi, gừng, chanh, nghệ... để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác.
7. Nếu các triệu chứng hậu COVID-19 nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm đã kể trên kết hợp một số phương pháp như tập dưỡng sinh, luyện thở... để dần dần hồi phục.
Kiến nghị sử dụng công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng AI hàng đầu VN DrAid cho COVID-19 - sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) của Công ty CP VinBrain (Vingroup) - vừa được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu và kiến nghị nên sớm đưa vào sử dụng hàng ngày tại các bệnh viện. DrAid giúp bác sĩ theo dõi mức độ tổn thương phổi ở một bệnh nhân F0 trên...