Đón xem “nguyệt thực đỏ” chiều tối 8-10
Các chuyên gia thiên văn học cho rằng, Mặt trăng máu xuất hiện cùng Mặt trời mọc là hiện tượng thiên văn “song kiếm hợp bích” cực hiếm.
Trang Livescience đưa tin, hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần (hay “ Mặt trăng máu“) diễn ra vào ngày 8/10 tới đây sẽ là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm.
Đó là người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc. Hiện tượng này được gọi là “selenelion” hay thiên thực ngang.
Nhiều nhà khoa học vũ trụ cho rằng, về lý thuyết hiện tượng này không thể xảy ra. Các chuyên gia lý giải rằng, trong hiện tượng nguyệt thực, Mặt trời và Mặt trăng cách nhau chính xác 180 độ trên bầu trời.
Trong một sự liên kết thẳng hàng như vậy (trong thiên văn gọi là “syzygy”) thì việc nhìn thấy hai hiện tượng cùng lúc là bất khả thi.
Tuy nhiên, nhờ vào bầu khí quyển của Trái đất, những hình ảnh của cả Mặt trời và Mặt trăng được nổi lên trên đường chân trời qua hiện tượng khúc xạ khí quyển.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa nó cho phép chúng ta – những chủ thể ở trên Trái đất có thể nhìn thấy Mặt trời thêm nhiều phút nữa trước khi nó thực sự mọc và Mặt trăng thêm nhiều phút trước khi nó thực sự lặn.
Các chuyên gia thiên văn cho rằng, đây là một trong những hiện tượng thiên văn cực hiếm. Hai mươi lăm năm trước, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Sky & Telescope năm 1989, nhà thiên văn học Bradley Schaefer đã cho nghiên cứu rộng rãi khả năng xuất hiện Mặt trăng khi nó ở vị trí thấp nhất trên bầu trời.
Hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. Do đó, các nhà quan sát chỉ có khoảng 10 – 15 phút để quan sát hiện tượng kỳ thú này.
Những cư dân địa phương ở phía Đông của sông Mississippi sẽ có cơ hội quan sát trực tiếp cảnh tượng “bất thường” này. Với điều kiện cho phép, trời quang mây, không mưa mù, bạn có thể dễ dàng quan sát cảnh tượng có 1-0-2 đó trong khoảng 2 – 9 phút (tùy thuộc vị trí của bạn).
Theo đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng Mặt trời mọc ở phía Đông trong khi Mặt trăng che khuất hoàn toàn ở phía Tây.
Từ đảo Newfoundland, Canada, giai đoạn một phần của nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào khoảng 30 – 45 phút trước khi Mặt trăng lặn. Phần tối sẽ dần xuất hiện ở phía bên trái của Mặt trăng khi Mặt trời bắt đầu mọc.
Trên khắp phía Đông Nova Scotia, bạn chỉ có thể quan sát được phần thấp nhất của Mặt trăng khi nó đi xuống chân trời phía Tây. Xa hơn về phía Nam, phía Tây dọc bờ biển Đại Tây Dương, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chìm trong cái bóng của Trái đất.
Vào tháng 4/2014, chúng ta cũng vừa đón xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay “Mặt trăng máu”). Lúc này bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ – điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng “Mặt trăng máu”.
Người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng này bắt đầu vào lúc 17h25 ngày 8/10 (theo giờ Việt Nam) và đạt cực đại vào khoảng 17h54 tới 18h24, lúc này, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.
Theo Vietbao
'Mặt Trăng máu' xuất hiện trong ngày hôm nay (15/4)
Những người yêu thiên văn ở Australia đang rất trông đợi một hiện tượng kỳ thú "Mặt trăng máu" sẽ diễn ra vào ngày hôm nay 15/4.
Mặt Trăng máu xuất hiện trở lại
Những người yêu thiên văn ở Australia đang rất trông đợi một hiện tượng kỳ thú sẽ diễn ra vào ngày hôm nay15/4, sự xuất hiện của " Mặt trăng máu." Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào đường chân trời phía Đông để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần này khi mặt trời lặn.
Cung thiên văn Melbourne cho biết nguyệt thực sẽ xuất hiện toàn phần lúc 17h49 và duy trì trạng thái này đến trước 18h25, sau đó sẽ kết thúc lúc 19h3.
Do Cục khí tượng dự đoán sẽ có mưa rào rải rác và nhiều mây ở Brisbane và Sydney, Melbourne trở thành một trong những nơi có thể quan sát hiện tượng này thuận lợi nhất.
Người phát ngôn của Hội thiên văn ở Victoria, ông Perry Vlahos cho biết, Mặt Trăng sẽ bị che khuất bởi bóng của Trái Đất khiến cho ánh mặt trời không thể trực tiếp chiếu vào nó.
Hiện tượng này gọi là nguyệt thực, và đôi lúc khiến cho Mặt trăng có những màu sắc lạ từ vàng xám đục tới màu khói, da cam và đỏ. Những màu sắc này là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều, màu sắc của Mặt trăng càng đậm.
"Mặt Trăng sẽ có màu gì tùy thuộc vào lượng bụi trong khí quyển. Tôi không nói chắc được màu sắc của nó nhưng nếu màu càng đậm thì càng tốt. Nơi tốt nhất để quan sát hiện tượng này là một bãi biển hướng về phía đông, hoặc bất cứ nơi nào có tầm nhìn thoáng đãng về phía chân trời."
Ông Vlahos cho biết thêm rằng, mặc dù nguyệt thực toàn phần là hiện tượng phổ biến nhưng hiện tượng sẽ xảy ra ngày mai rất hiếm gặp vì Mặt Trăng sẽ hoàn toàn bị bóng của Trái Đất che khuất khi nó mọc lên vào đúng lúc hoàng hôn.
Hiện tượng thiên văn kỳ thú này cũng đã khiến nhiều nhóm tôn giáo tin rằng đây là dấu hiệu của ngày tận thế. Nhưng với các nhà khoa học, các học giả, những người vô thần và nhiều người khác, đây chỉ là một hiện tượng đáng được mong đợi, và cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục mà không bị ảnh hưởng gì.
Cũng giống như lời tiên đoán về ngày tận thế 22/12 của người Maya, đã gần 2 năm trôi qua kể từ đó đến nay Trái Đất vẫn chưa bị hủy diệt bởi bất cứ tai họa nào.
Theo Xahoi
Thế giới sắp chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần thứ 2 trong năm Hiện tượng nguyệt thực thực toàn phần lần thứ 2 trong năm, với hình mặt trăng màu đỏ như máu, sẽ diễn ra vào ngày mai 8/10. Mặt trăng sẽ có màu đỏ khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Theo tạp chí Sky & Telescope, nguyệt thực thực một phần sẽ bắt đầu lúc 16h15 giờ Việt Nam, đạt cực...