Đòn trừng phạt lỗi thời
Trừng phạt và cấm vận kinh tế không những không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine mà còn chẳng thể làm nước Nga lùi bước trước “đòn” có từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nga thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào giá dầu mỏ để chống khủng hoảng
Phát biểu với hãng tin Interfax ngày 28-1, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố mọi biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine đều vô nghĩa. Tuyên bố được cho là nhằm đáp trả trước trước khả năng Liên minh châu Âu (EU) đang trù tính các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga để gây sức ép trong vấn đề Ukraine.
Theo các nguồn tin báo chí, lãnh đạo EU đã yêu cầu các ngoại trưởng của liên minh này có thêm “hành động thích đáng” đối với Nga sau khi xảy ra các vụ giao tranh ác liệt giữa lực lượng đòi độc lập và quân đội Chính phủ Ukraine ở miền Đông Ukraine. Trong ngày 29-1, các ngoại trưởng EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) song không thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế mới mà chỉ đề nghị Ủy ban châu Âu (EC, cơ quan chấp hành của EU) soạn thảo các biện pháp tiếp theo để lãnh đạo liên minh đưa ra quyết định về vấn đề này tại cuộc họp thượng đỉnh EU vào ngày 12-2 tới.
Hiện chưa biết đòn trừng phạt mới của EU với Nga sẽ ra sao và có được thực thi hay không nhưng có thể thấy, nó khó có thể khiến nước Nga thay đổi lập trường hay chùn bước trong vấn đề Ukraine. Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga cũng như bùng nổ chiến sự tại miền Đông Ukraine, phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp cấm vận với Nga, chủ yếu nhằm vào lĩnh vực dầu khí – mũi nhọn của nền kinh tế Nga, ngân hàng, công nghiệp quốc phòng…
Đúng là thời gian qua, nền kinh tế Nga gặp khó khăn trầm trọng như tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 0,5-0,6% năm 2014, đồng ruble mất giá kỷ lục 41% so với đồng USD và Euro trong năm 2014… song chủ yếu là do giá dầu thô xuống giá quá mạnh chứ đòn trừng phạt của phương Tây chỉ có tác dụng phần nào đó. Việc giá dầu thô thế giới đột ngột sụt giảm từ mức trên 100 USD/thùng xuống 50-60 USD/thùng đã khiến ngân sách Nga thất thu nghiêm trọng, đi liền với nó là rất nhiều hệ lụy với nền kinh tế.
Không phải ai khác mà chính nhiều nhà lãnh đạo EU đã tỏ ra quan ngại về sự phản tác dụng của các biện pháp trừng phạt của họ với nước Nga. Tổng thống Áo Heinz Fischer cho rằng, sẽ là sai lầm khi gia tăng các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga nhằm đạt các mục tiêu chính trị bởi kinh tế Nga có tiềm năng ổn định và việc gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không giải quyết được cuộc xung đột Ukraine. Trong khi đó, ngoài Anh, Ba Lan, Hà Lan và 3 nước Baltic ủng hộ duy trì trừng phạt Nga, thì Áo, Hungary, Italia, CH Cyprus, Luxembourg, Slovakia, Pháp và CH Czech và mới đây là Hy Lạp lại tán thành việc dỡ bỏ trừng phạt để mở đường cho đối thoại với nước này để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Video đang HOT
Trong kế hoạch chống khủng hoảng trị giá 1.172 tỷ ruble (1 USD = 68,1 ruble) cho năm 2015 trong bối cảnh kinh tế khó khăn và phương Tây lăm le tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt, Nga đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, hạn chế phụ thuộc vào giá dầu mỏ cũng như tác động của đòn trừng phạt vốn là thứ vũ khí lỗi thời từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sẽ 'thực dân hóa' nước Nga?
Đó là một lo ngại mà nhà báo "sát thủ" Sergey Dorenko mới đưa ra trên kênh thông tin của mình trên Youtube.
Mới đưa lên Youtube hôm 23/5, đến hôm nay 29/5 clip này đã có gần 53.000 lượt người xem và hiện được dẫn, chia sẻ và bình luận rôm rả trên các diễn đàn của Nga.
Dư luận Nga cũng có đánh giá nhiều chiều về mối quan hệ Nga - Trung bất ngờ nồng ấm lên trong thời gian gần đây.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich
Sergey Dorenko là một nhà báo khá nổi tiếng, sinh năm 1959. Ông là nhà báo bình luận chính trị, từng dẫn Chương trình "Thời sự" của kênh 1 Nga, sau đó giữ chức Phó Tổng giám đốc kênh này.
Từ năm 2008-2013, ông là Tổng biên tập Đài phát thanh ". Từ năm 2012, Dorenko mở một kênh bình luận cá nhân trên Youtube, thu hút khá nhiều người theo dõi.
Sergey Dorenko có biệt danh là "nhà báo hình sát thủ"-" từ năm 1999, khi ông công bố các tư liệu về Iury Luzhkov (thị trưởng Matxcơva) trong cuộc bầu cử vào Đuma quốc gia Nga : hình quay từ trực thăng các bất động sản của Luzhkov ở ngoại ô Moskva, điều tra xuất xứ bí mật nguồn tiền của ông này.
Cũng trong năm này, trong chương trình cá nhân "Chương trình của Sergey Dorenko" (phát đúng vào lúc 21h, thay thế chương trình Thời sự), nhà báo này đã công bố các thông tin về tình trạng sức khỏe của Evgheny Primakov, ứng cử viên Tổng thống Nga và sau đó ông này đã bị loại khỏi danh sách chạy đua vào chức Tổng thống. Các đồng nghiệp thời đó đã gọi Dorenko là "nhà báo hình sát thủ".
Trong clip bình luận " - Trung Quốc thực dân hóa nước Nga, được đưa lên mạng hôm 23/5, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, nhà báo này đã cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn của sự "xâm thực" Trung Hoa qua các hợp đồng ký kết, qua sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực như xây dựng đường sắt, nhà ở.
Về hợp đồng mua bán khí đốt khổng lồ vừa được ký kết, Dorenko phân tích lý do bất thường khi Trung Quốc có vẻ "phấn khởi" với hợp đồng này.
Nhà báo này chỉ rõ: Trung quốc có thể dễ dàng mua khí đốt của Turmenistan, rẻ hơn 2 lần, và của Iran với giá còn rẻ hơn. Thậm chí có thể mua của Australia. Nhưng họ chỉ mua của Nga, không hề rẻ, mà với "giá bình thường"- .
Giải thích sao đây, khi người Trung Quốc vốn là những kẻ khá "ranh mãnh"- . Nhất định là họ phải "chơi" chúng ta- ông khẳng định.
Thêm nữa, Trung Quốc mua không nhiều, chỉ bằng lượng gas hàng năm bán cho Ukraina. Trung Quốc khổng lồ là vậy, mà chỉ mua tương đương với Ukraina. Họ cần nó làm gì? Có chuyện ranh ma gì ở đây không?
Lượng gas Trung Quốc mua còn ít hơn 5 lần so với nguồn gas Nga bán cho châu Âu và chúng ta vui mừng vì điều này. Trung Quốc còn ràng buộc chúng ta với hợp đồng xây dựng đường ống khí đốt 55 tỷ USD, rồi còn tính toán ràng buộc Siberia nữa...Điều đó hẳn là tốt chứ?
Còn nữa, họ sẽ xây các cảng và nhà cửa cho các thành phố của Nga. Cảng đó là những vị trí chiến lược. Họ sẽ làm nhanh, ngon lành, nhưng tiền thù lao họ sẽ lĩnh bằng quyền được điều hành và vận hàng các cảng này. Thêm nữa, hiện nay họ đang thăm dò để khai thác tài nguyên mỏ của Nga.
"Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc "khai khẩn" vùng Viễn Đông của chúng ta? Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc biến vùng Viễn Đông của chúng ta thành một chiếc kẹo?
Vâng, và họ dễ dàng biến cả nước Nga chúng ta thành một chiếc kẹo. Họ sẽ làm đường cho chúng ta, xây dựng nhà máy công xưởng, những trung tâm khoa học tuyệt vời cho chúng ta. Điều đó có hay ho gì không? Và bạn đã thấy rùng mình chưa?"- Dorenko nói.
Tiếp theo, Sergey Dorenko phân tích về việc Trung Quốc sẽ thâm nhập thị trường xây dựng của Nga."Họ sẽ xây dựng các nhà máy xi măng ở đó, xây dựng đâu vào đó, khá nhanh, với giá rất rẻ các khu nhà ở. Người Trung Quốc sẽ xây với giá thành rẻ ít nhất là một nửa so với người Nga. Nhân dân sẽ thích điều đó chứ?"- ông nói.
Sau khi các nhà thầu xây dựng Trung Quốc đã giành được thiện cảm của người dân Nga, các chính trị gia Nga sẽ tìm cách kết thân với họ, như để tranh thủ thiện cảm, sự ủng hộ của dân chúng.
Dorenko cũng cảnh báo nguy cơ thậm chí người Trung Quốc sẽ đứng sau việc bầu ra các tỉnh trưởng và còn ở cấp cao hơn.
"Điều đó tốt chứ, phải không? Hay là bạn vẫn còn rùng mình? Cần phải làm quen dần thôi. Chúc các bạn những điều tốt đẹp"-Dorenko kết luận.
Theo Vietbao
EU có thể kéo dài cấm vận Nga thêm 6 tháng Tại hội nghị ở Brussels (Bỉ) hôm nay 29/1, các Ngoại trưởng châu Âu nhiều khả năng sẽ đưa ra quyết định kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3/2014, các lệnh trừng phạt này đã được thông qua với thời hạn 1 năm. Nền kinh tế Nga đã gặp nhiều khó khăn...