Đòn trừng phạt của phương Tây với Nga có thể khiến nền kinh tế thế giới ‘tổn hại’ ra sao?

Theo dõi VGT trên

Lệnh trừng phạt của phương Tây đe dọa đẩy kinh tế Nga vào khó khăn. Nhưng hành động này cũng gây ra tác động lan tỏa trên toàn cầu.

Các nước từ châu Phi tới châu Âu đều cảm nhận được nguy cơ lạm phát leo thang, thiếu hụt lương thực.

Đòn trừng phạt của phương Tây với Nga có thể khiến nền kinh tế thế giới tổn hại ra sao? - Hình 1
Thu hoạch lúa mỳ tại Ukraine. Ảnh: Getty Images

Ngoại trưởng Pháp Bruno Le Maire nói rằng Liên minh châu Âu (EU) cùng Mỹ đã phát động “ chiến tranh kinh tế” nhằm vào Nga khi ông đề cập đến việc phương Tây thống nhất triển khai đòn trừng phạt nhằm phong tỏa Nga khỏi các thị trường tài chính thế giới.

Cái gọi là “chiến tranh kinh tế” đó đã khiến Nga đối diện với khó khăn tài chính, khi đồng ruble mất giá kỉ lục so với đồng USD, làm nhiều người dân Nga đổ xô đi xếp hàng tại các ATM với hy vọng rút được tiền mặt.

Thế nhưng không chỉ Nga ngấm đòn trừng phạt. Một loạt lệnh cấm vận chống Moskva cũng đang khiến nhiều nước từ Ai Cập cho tới Đức bị tổn thương, khi đây là các quốc gia lệ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt và lúa mỳ từ hai thị trường Nga và Ukraine. Dưới đây là đánh giá về tác động của cấm vận chống Nga đối với cuộc sống của người dân các nước.

Giá nhiên liệu tăng

Giá dầu mỏ và khí đốt tăng vọt sau vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ và EU nhằm vào Nga được đưa ra cuối tuần trước, do giới giao dịch lo ngại về đứt gãy nguồn cung từ Nga – nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiên liệu, cũng như từ Ukraine – nước đóng vai trò trung chuyển then chốt đối với dòng khí đốt xuất khẩu của Nga.

Video đang HOT

Đến thời điểm này, phương Tây vẫn chưa cấm vận trực tiếp ngành năng lượng Nga. Nhưng giới giao dịch toàn cầu lo ngại khả năng Moskva có thể trả đũa bằng việc hạn chế xuất khẩu dầu khí, cũng như kịch bản Mỹ và EU cuối cùng sẽ đi tới quyết định trừng phạt năng lượng, lĩnh vực then chốt với kinh tế Nga. “Nguồn cung năng lượng từ Nga đang đứng trước nguy cơ lớn, có thể là từ việc Nga hạn chế cung ứng để trả đũa, hoặc cũng có khả năng Nga bị loại khỏi thị trường bởi lệnh cấm vận mới”, Louise Dickson, chuyên gia phân tích tại hãng Rystad Energy bình luận.

Bên cạnh đó còn là những lo ngại liên quan đến việc nhiều ngân hàng lớn của Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, một động thái có thể khiến việc mua, nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt từ Nga gặp thách thức trong vấn đề thanh toán. Nhiều ngân hàng lớn tại châu Âu như Societe Generale và Credit Suisse được cho là đã bắt đầu ngừng hỗ trợ mọi hoạt động giao dịch hàng hóa từ Nga.

Đòn trừng phạt của phương Tây với Nga có thể khiến nền kinh tế thế giới tổn hại ra sao? - Hình 2
Giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh sau diễn biến chiến sự ở Ukaine. Ảnh: THX/TTXVN

Điều này khiến châu Âu lo ngại, bởi hơn 33% nguồn cung khí đốt và hơn 25% nguồn cung dầu mỏ của “cựu lục địa” đến từ Nga. Bất kỳ một sự đứt gãy nào về nguồn cung khí đốt cũng khiến người dân châu Âu đối diện với tình cảnh thiếu nhiên liệu để sưởi ấm, hóa đơn tiền điện tăng cao.

Giá lương thực leo thang

Xung đột tại Ukraine cũng làm dấy lên những lo sợ về đứt gãy nguồn cung ngũ cốc, nhất là các mặt hàng lúa mỳ, ngô và dầu hướng dương. Giá lúa mỳ kỳ hạn giao sau trên sàn giao dịch hàng nông sản Chicago (CBOT) trong phiên giao dịch ngày 2/3 đã vọt lên mức 10,23 USD/bushel, cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mỳ, gần 20% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương của toàn thế giới. Hai nước này là nhà cung ứng chủ chốt lúa mỳ cho Trung Đông và châu Âu, với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là hai khách hàng nhập khẩu lớn nhất. Giới chuyên gia lo ngại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ đẩy giá lương thực tại các nước như Libya, Yemen, và Liban tăng, làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực tại các quốc gia này.

Xung đột cũng đang gây gián đoạn xuất khẩu từ các cảng ở Biển Đen, vốn là địa điểm chủ lực để xuất hàng nông sản sang châu Á, châu Phi và châu Âu. Hôm 28/2, Ai Cập đã buộc phải hủy thầu đơn hàng đặt mua lúa mỳ, sau khi chỉ nhận được một vài lời chào thầu và với mức giá rất cao.

Thêm nỗi lo về lạm phát

Với phần lớn người dân trên thế giới, tác động kinh tế từ xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt đi kèm được cảm nhận rõ nét nhất qua lạm phát tăng cao, do giá năng lượng, kim loại và lương thực leo thang. Giá nhôm đã lên mức cao kỉ lục, vượt mức đỉnh từng được thiết lập năm 2008 – thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Đứt gãy cung ứng toàn cầu là nguy cơ chủ chốt. Giá các loại hàng hóa này sẽ đứng ở mức cao trong một thời gian nữa, khiến xu thế lạm phát cao trên toàn cầu kéo dài”, chuyên gia Jason Tuvey thuộc Capital Economics nói.

Khủng hoảng Ukraine đe dọa làm chệch hướng đà phục hồi của kinh tế thế giới từ đại dịch COVID-19, gây thách thức lớn cho giới điều hành chính sách trong bối cảnh nhiều nước dự kiến thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, một mức lạm phát cao kỉ lục được ghi nhận ở nhiều nước như Mỹ và Đức trong 40 năm trở lại đây. Bất chắc về phục hồi kinh tế cuối cùng có thể sẽ buộc nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất.

Phương Tây cạn dần lựa chọn chính sách khi chiến sự Ukraine kéo dài

Giao tranh tại Ukraine kéo dài một tuần. Mỹ và các đồng minh NATO đang chịu sức ép lớn hơn trong việc trợ giúp Ukraine.

Phương Tây cạn dần lựa chọn chính sách khi chiến sự Ukraine kéo dài - Hình 1
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) thị sát một đơn vị của NATO đóng tại Estonia ngày 2/3. Ảnh: Shutterstock

Thế nhưng Mỹ và châu Âu cũng phải đối mặt với một thực tế là họ không còn quá nhiều lựa chọn chính sách khác sau khi đã tung ra hàng loạt vòng trừng phạt nhằm vào Nga.

Trong bối cảnh Nga tiếp tục bao vây nhiều vùng đô thị ở Ukraine, thiết lập vùng cấm bay được dư luận nhắc tới nhiều. Nếu được triển khai, giải pháp này sẽ chặn máy bay Nga mở các đợt không kích từ không phận Ukraine, loại bỏ một chiến thuật quân sự then chốt của Moskva. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ kế hoạch đó.

Ngày 28/2, Nhà Trắng đã bác đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc thiết lập vùng cấm bay đối với máy bay của Nga trên không phận Ukraine. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết việc thiết lập vùng cấm bay sẽ là bước tiến tới việc đưa quân đội Mỹ đụng độ với Nga, "có khả năng gây ra cuộc xung đột trực tiếp và một cuộc chiến tranh với Nga". Đây là điều mà Mỹ không định làm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/3 thể hiện quan điểm tương tự khi nói rằng can dự vào cuộc xung đột với Nga là một bước chuyển lớn mà không một thành viên nào trong NATO tính đến. Lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine hiện không nằm trong chương trình nghị sự của bất kỳ thành viên NATO nào, bởi trong kịch bản nguy hiểm nhất, điều này đồng nghĩa với việc NATO sẽ phải ra quyết định bắn hạ máy bay Nga.

Giới chức Anh cho biết ý tưởng lập vùng cấm bay đã được đưa ra thảo luận ở cấp cao, nhưng đây không phải là giải pháp thực tế bởi nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới đụng độ trực tiếp với Nga. Thay vào đó, Chính phủ Anh sẽ tiếp tục áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân người Nga, tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, tạo điều kiện thuận lợi để người di cư Ukraine được vào Anh.

Lệnh trừng phạt sẽ không thể có tác động tức thời đến cục diện chiến trường, một thực tế mà chính giới lãnh đạo phương Tây thừa nhận. Cần phải có thời gian để cấm vận chứng minh hiệu quả trước Nga - Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hồi tuần trước, khi Mỹ và đồng minh châu Âu triển khai các biện pháp trừng phạt tài chính chống Nga, trong đó có việc ngắt một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Nhưng giới chức phương Tây cũng kỳ vọng rằng trừng phạt kinh tế mạnh tay chưa có tiền lệ sẽ đẩy kinh tế Nga rơi vào khốn khó. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Moskva kéo dài can thiệp quân sự, sẽ có nhiều người dân Nga phá sản, nhiều doanh nghiệp sụp đổ, cho Tổng thống Vladimir Putin thấy được những hệ quả thực mà Nga phải gánh chịu.

Phủ nhận ý tưởng can dự quân sự trực tiếp vào xung đột Ukraine, các thành viên NATO gần đây quyết định tăng cường hiện diện phòng thủ, huy động và đặt hơn 100 máy bay chiến đấu vào trạng thái báo động cao, hoạt động ở 30 địa điểm. Cùng với đó là hơn 120 tàu chiến được điều động làm nhiệm vụ tuần tra dọc từ Biển Baltic tới Địa Trung Hải. NATO cũng tăng cường hàng nghìn binh sĩ tới các nước ở sườn biên giới phía Đông.

Ngày 4/3, các ngoại trưởng NATO sẽ tiến hành phiên họp khẩn bàn về tình hình Ukaine. Giới chức Mỹ cho biết thảo luận về cách thức NATO trợ giúp Ukraine sẽ là một nội dung then chốt được đưa ra tham vấn, dù Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự này. Giới chức Mỹ và châu Âu cũng đã buộc phải thừa nhận rằng không có nhiều lựa chọn. "Chúng ta không thể làm được gì nhiều mà không bị cuốn vào Chiến tranh thế giới thứ 3. Đó là tình thế tiến thoái lưỡng nan", một quan chức NATO nói.

Ngay cả việc chuyển vũ khí viện trợ sang Ukraine qua biên giới Ba Lan cũng tiềm ẩn thách thức, bởi nó có thể dẫn đến leo thang thù địch giữa Nga và NATO - như lo sợ của một số quan chức phương Tây. Liên minh này cũng đang bị chia rẽ trong vấn đề quy mô trợ giúp quân sự cho Ukraine.

Cuối tuần trước, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh EU, ông Josep Borrell, cho biết EU sẽ gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine và lần đầu tiên các nước thành viên sẽ hỗ trợ tài chính để chuyển giao vũ khí tấn công cho chính quyền Kiev.

Nhưng theo giới chức tham gia tiến trình thảo luận về Ukraine, EU chưa bao giờ đạt thỏa thuận về bước hỗ trợ nêu trên và vấn đề mới chỉ dừng lại ở cấp độ thảo luận giữa các ngoại trưởng EU. Đến ngày 2/3, nhiều nước sở hữu các loại máy bay mà phi công Ukraine quen thao tác, điều khiển đều lên tiếng khẳng định họ chưa sẵn sàng cung cấp cho Ukraine vũ khí này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Căng thẳng tại Trung Đông: Trở ngại trong viện trợ nhân đạo của LHQ

18:27:23 20/11/2024
Cơ quan này cũng kêu gọi chính quyền Israel mở thêm cửa khẩu chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và cho phép sử dụng các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ.

LHQ: Trên 420.000 người phải di dời ở Somalia trong 10 tháng đầu năm

18:24:59 20/11/2024
UNHCR nhấn mạnh việc tìm ra các giải pháp lâu dài cho người tị nạn, người xin tị nạn, người tị nạn hồi hương với sự hợp tác của Chính phủ Somalia và các đối tác khác, vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cơ quan này.

Trí tuệ nhân tạo: Anh chấp thuận khoản đầu tư của Google vào Anthropic

18:21:07 20/11/2024
Tháng 10/2023, Google đã đồng ý đầu tư 2 tỷ USD vào Anthropic, bao gồm khoản tiền mặt ban đầu là 500 triệu USD và thêm 1,5 tỷ USD theo thời gian.

COP29: Điều gì đang cản trở các cuộc đàm phán cho đến nay?

18:18:42 20/11/2024
Thứ hai, vấn đề tài chính khí hậu đang là điểm nghẽn chính. Theo một nghiên cứu mới, các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với khủng hoảng khí hậu đến cuối thập kỷ này.

Tổng thống Ukraine đề cập tới kịch bản tệ nhất trong xung đột với Liên bang Nga

18:16:03 20/11/2024
Nhưng quá trình vận động tranh cử, Ông Trump, với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không nói rõ chi tiết cách thức thực hiện.

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

16:29:06 20/11/2024
Bên cạnh đó, ông Lavrov đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về vấn đề này là có trách nhiệm. Trước đó, ông Scholz đã tái khẳng định lập trường của Berlin về việc không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới

16:27:38 20/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Sao Việt 20/11: Kỳ Duyên chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ tại Mexico

Sao việt

17:42:53 20/11/2024
Kỳ Duyên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại Mexico khi tham gia Miss Universe 2024. Trước khi trở về Việt Nam, Kỳ Duyên đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và một số địa điểm.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.