“Đòn trừng phạt” Crimea của Ukraine
Để trừng phạt Crimea (Crưm), Ukraine có thể xem xét tăng thuế nhà ở và các dịch vụ công cộng đối với người dân vùng này. Tuy nhiên, Báo Độc lập (Nga) ngày 7/3 cho biết trong một động thái tương quan, Moskva tuyên bố sẽ trích chi hàng tỷ USD để hỗ trợ nước cộng hòa tự trị này.
Ngày 7/3, đoàn đại biểu CH tự trị Crimea, do Chủ tịch Hội đồng tối cao Vladimir Konstantinov dẫn đầu, đã tới Moskva để thảo luận về cuộc trưng cầu dân ý dự kiến tổ chức tại bán đảo này vào ngày 16/3 tới. Được biết, tại cuộc gặp này, các nghị sĩ Nga lắng nghe tình hình bán đảo Crimea, tình hình Ukraine, cũng như công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu nói trên. Chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện) Nga Sergei Naryshkin nhấn mạnh lập trường của Nga rằng: “Chúng tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn lịch sử của người dân Crimea”.
Các cuộc tuần hành ủng hộ người gốc Nga ở Crimea, ủng hộ tình hữu nghị Nga – Crimea… vẫn tiếp diễn tại Moskva, mà trước hết là ngay trước tòa nhà trụ sở cơ quan hạ viện Nga. Theo kế hoạch, chiều tối 7/3, chính quyền thành phố Moskva sẽ cấm ô tô chạy vào một số tuyến đường ở trung tâm, liên quan các hoạt động ủng hộ người dân Crimea.
Trong khi đó, tại thành phố Sevastopol (Crimea), gần trụ sở Lực lượng Hải quân Ukraine, tình hình tương đối căng thẳng. Theo các nguồn tin từ đây, số lượng các thành viên của cái gọi là “Lực lượng tự vệ Crimea”, người Côdắc gốc Nga và những người đàn ông vũ trang không rõ thuộc lực lượng nào, đã gia tăng đáng kể.
Tờ báo địa phương “Tiếng vọng Crưm” nhấn mạnh rằng việc Quốc hội Crimea hôm 6/3 đã bỏ phiếu nhất trí “ sáp nhập Liên bang Nga và hưởng các quyền lợi như một chủ thể thuộc Liên bang Nga” chứng tỏ Crimea đã có kế hoạch rõ ràng, hiểu rõ cái đích tiến về phía trước của mình và làm thế nào để đạt được mục đích đó. Tờ báo này cũng ghi nhận “lãnh đạo mọi đảng phái trong Duma Quốc gia Nga đều ủng hộ quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea”. Điều đó ẩn chứa hàm ý rằng, Quốc hội
Nga sẽ thông qua cuộc bỏ phiếu ủng hộ mong muốn sáp nhập Liên bang Nga của Crimea. Hiện Nga đã trích chi từ ngân sách liên bang số tiền 1 tỷ USD, để hỗ trợ Crimea thanh toán tiền lương, lương hưu, học bổng cũng như nhiều khoản trợ cấp xã hội khác. Trong khi đó, Mỹ cũng đã quyết định chi 1 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này không chỉ dành riêng cho Crimea, mà là cho cả Ukraine và sẽ được trao sau… 2 năm nữa.
Video đang HOT
Trở lại “đòn trừng phạt ” của “đất mẹ Ukraine” đối với Crimea, đó là “ngắt kết nối từ Ukraine” vì bán đảo này nhận được hầu hết các nguồn lực từ đất liền. Rất có thể Ukraine sẽ tăng thuế đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như khí đốt, nước, điện và viễn thông… Cụ thể Ukraine bảo đảm cho Crimea 65% nhu cầu khí đốt, 80% nguồn điện, 100% đường truyền internet… Để đối phó với tình huống nói trên là hoàn toàn không đơn giản, bởi đương nhiên Crimea phụ thuộc quá nhiều vào Ukraine. Giờ đây để có thể duy trì nhịp sống bình thường của Crimea, cần hàng chục tỷ USD và rõ ràng số tiền này là quá nhiều đối với Nga.
Tuy nhiên, dù thế nào, tỷ lệ người Nga ủng hộ Crimea rất cao. Tờ “Người bảo vệ” (Anh) cho biết uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng khá cao khi dư luận người dân ủng hộ cách hành xử của ông trong các vấn đề Crimea, cũng như sau khi Nga tổ chức thành công Olympic Mùa Đông Sochi. Theo khảo sát, 71% người Nga tin rằng Moskva nên tích cực hơn bảo vệ lợi ích của Nga ở Crimea trong khi chỉ có 17% cho rằng không nên gây mâu thuẫn với nhà chức trách Ukraine.
Theo Dantri
Nga dọa cắt khí đốt cho Ukraine, cảnh báo Mỹ
Nga ngày 7/3 đã dọa cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine sau các "đòn" trừng phạt của phương Tây và Mỹ đối với Mátxcơva. Phía Nga cũng cảnh báo "tác động ngược" của những trừng phạt của Mỹ.
Một nửa khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu đi qua Ukraine.
Cảnh báo cắt khí đốt do tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom đưa ra khi hạn trả 440 triệu USD của Ukraine vào tháng 2 đã hết. Việc cắt có thể ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt của nhiều khu vực khác của châu Âu, do Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu và một nửa khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu đi qua Ukraine.
Đây dường như là đòn "trả đũa" đối với cảnh báo thắt chặt trừng phạt Nga của liên minh châu Âu.
Ngay lập tức giới lãnh đạo châu Âu đã lập kế hoạch đưa khí đốt của chính Nga mà châu Âu dự trữ cung ứng lại cho Ukraine nếu Nga cắt khí đốt cung cho Ukraine. Dự trữ khí đốt ở Đức và Hungary, có nguồn cung lớn, có thể được dùng để bơm lại cho Ukraine.
Mỹ cũng đánh giá thấp nguy châu Âu bị ảnh hưởng bởi quyết định của Nga. "Hiện không có dấu hiệu cho thấy có nhiều nguy cơ thiếu khí đốt trên toàn khu vực", phát ngôn viên của Tổng thống Obama, Josh Earnes, cho biết từ trên chuyên cơ Tổng thống Mỹ, Không lực 1.
Giới phân tích cho rằng những diễn biến mới cho thấy dường như Kremlin quyết tâm giữ vững quan điểm của mình trong vấn đề Ukraine.
Trong dấu hiệu căng thẳng leo thang ở bán đảo Crimea của Ukraine, Bộ Quốc phòng Ukraine cuối ngày hôm qua cho hay những binh sỹ không rõ danh tính đã xông qua cổng vào của một căn cứ không quân Ukraine ở Sevastopol. Không có tiếng súng nào được bắn ra trong vụ việc.
Một đoàn xe của Tổ chức An ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE) đã bị chặn trước đó tại một điểm kiểm soát do các binh sỹ vũ trang không rõ danh tính canh gác.
Ngoại trưởng Nga cáo buộc OSCE cố gắng vào bán đảo bên bờ Biển Đen "mà không xem xét đến các ý kiến và đề xuất của phía Nga và không đợi lời mời chính thức từ phía Crimea".
Đoàn quan sát OSCE là một phần quan trọng của kế hoạch do Tổng thống Mỹ Obama thúc đẩy nhằm tháo ngòi căng thẳng ở quốc gia 46 triệu dân hậu Xô Viết Ukraine.
Trong khi đó lãnh đạo lưỡng viện Nga hôm qua cho hay sẽ tôn trọng quyết định của các nghị sỹ ở điểm nóng Crimea, muốn cắt đứt quan hệ với Kiev và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 tới nhằm sáp nhập vào Nga.
Hôm qua, cảnh sát Mátxcơva cũng cho hay 65.000 người đã tham gia một cuộc tuần hành ở bên ngoài Kremlin nhằm ủng hộ Nga "thu nạp" vùng có 2 triệu dân Crimea.
Nga cảnh báo "tác động ngược" từ trừng phạt của Mỹ
Trong cuộc điện đàm do Mỹ khởi xướng vào ngày hôm qua 7/3, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo các bước "vội vàng và khinh suất" của Washington trong cuộc khủng hoảng Ukraine có thể gây hại cho quan hệ Nga-Mỹ và cuối cùng có thể "đập trở lại Mỹ như chiếc bum-mơ-rang".
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Obama đã công bố loạt "đòn" trừng phạt đầu tiên đối với Nga trong vấn đề Ukraine, gồm cấm visa, đóng băng tài sản của giới chức Nga (song không nêu cụ thể tên) làm leo thang căng thẳng ở Ukraine.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng trước đó vào thứ sáu, Tổng thống Nga Putin nói với ông Obama rằng quan hệ hai nước "không nên bị hi sinh cho những bất đồng đối trước" những vấn đề quốc tế.
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga cuối ngày hôm qua cho biết trên truyền hình Nga rằng, Mátxcơva không muốn trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh từng kéo dài suốt 4 thập niên.
Theo Dantri
Tàu chiến Mỹ rẽ sóng tới Biển Đen Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã cho phép một tàu chiến Mỹ được đi qua eo biển Bosphorus để tới Biển Đen trong bối cảnh căng thẳng Đông - Tây về cuộc khủng hoảng tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt. Tàu USS Mount Whitney của Mỹ băng qua eo biển Bosphorus hôm 4/2 vừa qua. Thông tin được nhật...