Dồn tiền cuối năm, bà Thái Hương thêm 1.000 tỷ, Bầu Hiển tăng 3.000 tỷ
Các ngân hàng dồn dập tăng vốn vào thời điểm cuối năm trước thời điểm áp dụng chuẩn Basel II còn vài ngày. Tăng vốn từng giúp các đại gia thoát vượt rào sở hữu và giờ đây có thể là hoàn thành chuẩn Basel.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN) vừa ban hành quyết định về việc sửa đổi nội dung vốn điều lệ tại giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á – BacABank (BAB). Theo đó, BacABank chính thức nâng vốn điều lệ từ 5.500 tỷ đồng lên 6.500 tỷ đồng.
Trước đó khoảng 10 ngày, BacABank cũng đã niêm yết bổ sung 100 triệu cổ phiếu thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng số lượng cổ phiếu niêm yết lên 650 triệu cổ phiếu.
Với cú tăng vốn lần này, nhiều khả năng BacABank của nữ đại gia Thái Hương sẽ cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và hướng tới chuẩn Basel II theo quy định bắt buộc tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN (thông tư 41) áp dụng từ 1/1/2020 đối với tất cả các ngân hàng.
Tính tới giữa tháng 12/2019, hệ thống mới có 18 ngân hàng đạt chuẩn này, bao gồm: Vietcombank, MBBank, Tecombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, VietBank, VietCapitalBank, SeABank, ShinhanBank, LienVietPostBank, NamABank, Standard Chartered Bank Việt Nam, BIDV.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) cũng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn từ hơn 12 ngàn tỷ đồng lên trên 15 ngàn tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Các ngân hàng miệt mài tăng vốn.
Video đang HOT
Tại ĐHCĐ 2019, SHB đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 5.534 tỷ đồng lên mức hơn 17.570 tỷ đồng từ việc phân phối cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng, trong đó có 252,6 triệu cổ phiếu là để trả cổ tức 2017 và 2018.
Hồi cuối tháng 8/2019, Ngân hàng SeABank của nhà nữ đại gia Nguyễn Thị Nga BRG cũng đã có nghị quyết chào bán 168 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp để tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng sau khi đã tăng vốn thêm hơn 1,44 ngàn tỷ trong đợt bán cuối 2018.
Trong năm 2019, nhiều ngân hàng khác cũng đã tăng vốn như ABBank của đại gia Vũ Văn Tiền, BIDV, LienVietPostBank, Vietcombank, MBBank, VIB, OCB, NamABank…
Hoạt động tăng vốn là yêu cầu bắt buộc với nhiều ngân hàng trong bối cảnh NHNN tăng cường quản trị, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống.
Trước đó, hồi năm 2015, việc tăng vốn của BacABank đã giúp lãnh đạo ngân hàng này thoát vượt rào sở hữu. Sau khi tăng vốn từ 3,7 ngàn tỷ đồng lên 4,4 ngàn tỷ đồng khi đó, tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT BacABank đã xuống mức cho phép (dưới 5%).
Gần đây, dòng tiền đổ vào các cổ phiếu ngân hàng khá mạnh. Cổ phiếu BIDV trong phiên cuối tuần là điểm sáng của thị trường với cú tăng mạnh 4,5% lên 46.200 đồng/cp. Cổ phiếu Vietcombank cũng đang vượt ngưỡng 90.000 đồng/cp.
Đây đều là các ngân hàng đã đạt được chuẩn Basel 2.
Ngân hàng vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn các đại gia Việt. Cuối 2017, nhiều doanh nhân đã bỏ vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn lớn để chọn ngân hàng. Bà Thái Hương CEO BacABank đã quyết định không đứng tên tại TH để làm CEO của ngân hàng này; ông Dương Công Minh quyết định làm chủ tịch Sacombank thay vì chủ tịch của Tập đoàn Him Lam. Ông Đỗ Minh Phú cũng từ bỏ Doji để làm chủ tịch TPBank…
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), 27/12 chỉ số VN-Index tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup vẫn chưa thoát áp lực bán đáng kể trong thời gian qua. Cổ phiếu ngành tiêu dùng MSN đi ngang sau một chuỗi ngày giảm sâu. Đa số các cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực.
BIDV tăng nhẹ lên gần 47.000 đồng/cp; Vietcombank tăng 1.100 đồng lên 91.600 đồng/cp…
Thị trường giao dịch khá ảm đạm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo Rồng Việt, TTCK đang giao dịch trong những ngày cuối năm 2019 và xu hướng của thị trường vẫn đang đi ngang (sideway). Do vậy, các nhà đầu tư có thể mua bán lướt sóng với tỉ lệ vừa phải và giữ mức an toàn tài chính tránh những biến động khó lường ở những ngày cuối năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/12, VN-Index tăng gần 5 điểm xuống 963,59 điểm; HNX-Index tăng 0,28 điểm lên 102,6 điểm. Upcom-Index tăng 0,05 điểm lên 55,66 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 5 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Ngân hàng tiếp theo đạt chuẩn Basel II sớm gọi tên Nam A Bank
Danh sách các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II đang tăng lên nhanh chóng, bất ngờ là sự góp mặt của những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, trong khi các ông lớn ngân hàng thì vẫn đứng ngoài cuộc.
Nam A Bank vừa chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II (quyết định số 2506/QĐ - NHNN ngày 29/11/2019).
Như vậy đây là ngân hàng thứ 17 trong hệ thống đã đáp ứng được chuẩn Basel II sớm. Trong đó 15 ngân hàng trong nước được gọi tên bao gồm Vietcombank, VIB, OCB, TPBank, ACB, Techcombank, VPBank, MB, HDBank, VietBank, VietCapitalBank, MSB, SeABank, Nam A Bank và LienVietPostBank, cùng với hai ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Thông tin từ Nam Á phát đi cho biết, sự kiện này tiếp tục khẳng định hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững của ngân hàng này, đáp ứng nhiều quy định khắc khe về hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ theo chuẩn quốc tế.
Để đạt chuẩn quốc tế Basel II trước thời hạn, năm 2019 Nam A Bank đã triển khai các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ, đạt chuẩn chứng nhận ISO10002:2018 về hệ thống quản lý chất lượng và sự hài lòng khách hàng nâng cao chất lượng dịch vụ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo. Trong đó, việc triển khai "tín dụng xanh" với các gói cho vay ưu đãi dành cho các lĩnh vực "xanh", các hoạt động bảo vệ môi trường là một trong những chương trình trọng điểm và là nền tảng trong chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng.
Theo chia sẻ của lãnh đạo nhà băng này, một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp ngân hàng hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn. Đây cũng là một trong những yếu tố chính để ngân hàng nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, từ đó có cơ hội vươn xa, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.
Trong 9 tháng đầu năm, Nam A Bank đạt lợi nhuận trước thuế 574 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của ngân hàng đến cuối tháng 9 tăng 17% so với đầu năm đạt 87.820 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 24% lên 63.025 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 20,6% đạt 65.372 tỷ đồng.
H.Kim
Theo Trí thức trẻ
Thêm 3 ngân hàng sắp sạch nợ xấu tại VAMC Danh sách 8 ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC hiện tại sẽ có thêm những thành viên mới trong thời gian sắp tới... Kienlongbank vừa tất toàn xong toàn bộ trái phiếu đã bán cho VAMC, trở thành thành viên thứ 8 trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC, sau Vietcombank, VIB, Techcombank, TPBank, MB, OCB,...