Dồn sức làm thương hiệu rau an toàn Mê Linh
Với hơn 500ha được Sở NNPTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (RAT) thuộc 7 xã, huyện Mê Linh đang hình thành vùng rau sạch quy mô lớn, với quy trình sạch từ sản xuất đến người tiêu dùng…
Mạnh dạn chuyển đổi
Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Văn Trọng – Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, trước khi xây dựng NTM, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa số vùng bãi ven sông Hồng thuộc các xã Mê Linh, Tráng Việt… người dân chủ yếu trồng ngô, chuối là chính nên giá trị kinh tế rất thấp. “Sau khi xây dựng NTM, huyện đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa các cây trồng mới vào sản xuất như hoa đào, bưởi và gần đây là các loại rau, củ, quả theo quy trình sản xuất RAT. Theo đó, hiện nay huyện đã có hơn 500ha thuộc 7 xã được Sở NNPTNT Hà Nội chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT” – ông Trọng cho hay.
Nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) trồng rau an toàn có thu nhập cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa. Ảnh: Việt Tùng
Để xây dựng thành công thương hiệu “RAT Mê Linh” cần phải có lộ trình và điều quan trọng nhất là ý thức của người dân. Xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu còn khó hơn”. Ông Ngô Văn Tấn – Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Tiền Phong
Chúng tôi về xã Tráng Việt, nơi đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đứng trên triền đê, đưa mắt nhìn về vùng bãi nơi đâu cũng được phủ xanh bởi các ruộng rau.
Video đang HOT
Trò chuyện với anh Nguyễn Huy Đoàn, nông dân thôn Nông Cao, anh vui vẻ cho biết:”Gia đình anh có 8 sào RAT, năm ngoái thu về 350 triệu đồng. Vụ vừa qua tôi thu gần 3 tấn củ cải, bán tại ruộng với giá 8.000 đồng/kg. Năm sau tôi sẽ tăng thêm diện tích, bởi đất ở đây rất hợp với củ cải, nhanh lớn và ăn rất ngon, được giá” – anh Đoàn chia sẻ.
Nếu trước đây gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở xã Mê Linh chỉ trồng chuối và ngô, với thu nhập khoảng 2 – 3 triệu đồng/sào/năm thì từ khi chuyển sang trồng rau, thu nhập của gia đình chị đã tăng lên hàng chục lần. Thời vụ rau ngắn nên lúc nào cũng có tiền tiêu.
Chị Lan tâm sự: “Gia đình tôi có 5 sào đất thì 2 sào trồng cải xanh, 2 sào trồng củ cải, còn lại trồng cải bắp, tất cả đều được sản xuất theo quy trình RAT. Trung bình 45 – 60 ngày/lứa, mỗi lứa thu 16 – 18 triệu đồng/sào, nhờ đó mà đời sống của gia đình được nâng lên”.
Tương tự, tại xã Tiền Phong, hầu hết các diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang trồng hoa và rau màu, đem lại giá trị kinh tế cao gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa.
Xây dựng thương hiệu RAT Mê Linh
Theo ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, ngoài việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất hoa, rau màu, chủ trương của huyện là sẽ xây dựng vùng RAT với thương hiệu “RAT Mê Linh”. Để làm được điều này, bước đầu huyện sẽ quy hoạch các vùng đủ điều kiện sản xuất RAT; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình đã thành công ở Tráng Việt, Mê Linh, Tiền Phong… ra các xã khác.
“Bây giờ người dân không còn phải lo ăn no, mặc ấm nữa, mà là ăn ngon, sạch, an toàn. Chính vì vậy, để nghề nông phát triển, bà con có thể sống khỏe với nghề, không còn cách nào khác là phải đầu tư sản xuất sạch, đặc biệt là khi nước ta gia nhập TTP thì vấn đề năng suất, chất lượng, an toàn sẽ càng quan trọng, nếu không người dân sẽ thua ngay trên sân nhà” – ông Tuấn cho hay.
Điều đặc biệt là nếu trước đây, đi trên cánh đồng rau, đâu đâu cũng nhìn thấy vỏ chai, bao bì thuốc BVTV thì nay, trên các cánh đồng rau ở Mê Linh bà con đã có ý thức thu gom vào thùng rác rồi đốt tiêu hủy. Bà con đã cố gắng tìm tòi, học hỏi những tiến bộ kỹ thuật mới đưa vào sản xuất nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu để phòng và chữa bệnh cho rau màu, mà thay vào đó là áp dụng biện pháp che phủ nylon, dùng thiên địch, bẫy bả sinh học để hạn chế sâu bệnh.
Anh Đoàn chia sẻ: “Chi phí phun thuốc BTVT rất tốn kém, nhưng hiệu quả mang lại không cao, ngược lại rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người phun thuốc và người tiêu dùng. Hai năm nay, tôi chỉ áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học, biện pháp này sâu bệnh không triệt để, nhưng đổi lại rất an toàn cho sức khỏe, sản phẩm đảm bảo chất lượng”.
Theo Danviet
Chồng bóp cổ vợ bắt uống thuốc trừ sâu đến chết
Cãi nhau do vợ nấu cơm muộn, người chồng lấy chai thuốc trừ sâu, bóp cổ vợ rồi đổ vào mồm bắt uống. Nạn nhân chết trên đường đến bệnh viện.
Vào chiều 4/2 (tức 26 Tết), Phan Thanh Hùng (SN 1978), trú thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch đi uống rượu về thì gặp chị Phạm Thị Hoa (vợ Hùng) vừa đi chợ về chưa kịp nấu cơm. Giữa hai người đã xảy ra mâu thuẫn, chị Hoa dọa sẽ uống thuốc trừ sâu tự tử nếu chồng còn gây gổ.
Sẵn hơi men trong người, Hùng đã vào buồng lấy chai thuốc trừ sâu ép vợ uống rồi thản nhiên vào giường ngủ.
Phan Thanh Hùng tại cơ quan điều tra.
Sau khi uống thuốc, đến khoảng 17h cùng ngày, chị Hoa thấy đau đầu, chóng mặt nên đã nhờ người thân đưa đến trạm y tế, sau đó được chuyển gấp đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình để cấp cứu, tuy nhiên thuốc đã ngấm vào dạ dày và đường ruột nên chị Hoa tử vong sau đó.
Sau khi gây án, Hùng đã bị bắt để phục vụ công tác điều tra. Tại đây, y đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình.
Ngày 7/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phan Thanh Hùng về hành vi "Giết người".
Hải Sâm
Theo_VietNamNet
Nông sản hưởng thuế ưu đãi vẫn gặp khó do dư lượng kháng sinh Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) các sản phẩm nông sản của nước ta dù được hưởng thuế ưu đãi vẫn có thể gặp khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường do không đáp ứng được tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu... Hiệp...